vendredi 6 décembre 2019

Chu Mộng Long -Vì sao chữ Nôm chết ?



Chữ Nôm chết vì nó phải chết! Vì lẽ đơn giản, cái gì hợp lý thì tồn tại, bất hợp lý thì bị đào thải. Đó là lẽ tự nhiên.

Các nhà Hán Nôm nuối tiếc hết chữ Hán rồi đến chữ Nôm, cho nên có vẻ hận chữ quốc ngữ. Nhưng nghịch lý là khi vẫn dùng chữ quốc ngữ để bày tỏ nỗi lòng, nếu tẩy chay chữ quốc ngữ khác nào tự vả vào mồm mình, họ đành trút giận lên đầu các giáo sĩ phương Tây để chứng tỏ mình yêu nước, giữ vững lập trường phương Đông.

Bản chất của vụ này là chống Thiên Chúa giáo để độc tôn vai trò thống trị của Phật giáo. Bởi nhóm học giả Huế đứng đầu là Nguyễn Đắc Xuân và Lê Cung, dù có giấu cái đuôi Phật giáo vẫn lộ ra đầy đủ chân tướng đệ tử nhà Phật, khi có vài ông thầy chùa đứng đằng sau hả hê cổ vũ. Thích Nhật Từ tự lộ ra ái ố sân si tận gan ruột khi lên tiếng chúc mừng thành công của bức thư vô đạo nhất trong lịch sử vô đạo của tôn giáo.

Dẹp qua một phía đám Phật giáo vô đạo này, tôi trả lời thẳng vấn đề chữ Nôm mà những người ngoài cuộc thắc mắc. Họ đặt ra hai giả thiết: 1) Chữ Nôm đã là chữ ghi âm tiếng Việt. Nếu không có chữ quốc ngữ thay thế, chữ Nôm đã có thể hoàn chỉnh và được sử dụng chính thức, 2) Khi đã là chữ viết chính thức ghi âm tiếng Việt, chữ Nôm vừa nối kết với văn hóa truyền thống (thực ra là văn hóa Hán), vừa đưa dân tộc vươn đến văn minh hiện đại chứ không bị đứt đoạn như chữ quốc ngữ. 

Hai giả thiết này, lẽ ra bọn Tàu đặt ra hơn là người Việt yêu nước.

Thực chất chữ Nôm là cái gì vậy? Nó từng được gọi là "Quốc âm", tức thứ chữ viết ghi âm tiếng Việt. Nôm là Nam, nhưng tại sao không gọi là Nam mà lại gọi là Nôm. Đã có chữ Nam , nhưng thật lạ là các cụ phải chế biến ra thành Nôm với nhiều cách viết: , . Đọc Nam thành Nôm để quay về cái âm Hán thời thượng cổ ư? Sao không ghi âm tiếng Việt đang sử dụng mà phải quay về thời thượng cổ?

Từ đó sẽ thấy vô số cái phi lý trong cách cấu tạo chữ Nôm. Có đến 6 cách cấu tạo. Tôi trích lược từ wiki cho nhanh:

1) Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán:

Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:

Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường. Ví dụ: "ông" , "bà" , "thuận lợi" 順利, "công thành danh toại" 功成名遂.

Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường. Ví dụ: "mùa" (âm Hán Việt tiêu chuẩn là"vụ"), "bay" (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phi"), "buồng" (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phòng").

Âm Hán Việt Việt hóa: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: "thêm" (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "thiêm"), "nhà" (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "gia"), "khăn" (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "cân"), "ghế" (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "kỷ").

Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.

2) Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa:

Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:

Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn: chữ "một" có nghĩa là "chìm" được mượn dùng để ghi từ "một" trong "một mình", chữ "tốt" có nghĩa là "binh lính" được mượn dùng để ghi từ "tốt" trong "tốt xấu", chữ "xương" có nghĩa là "hưng thịnh" được mượn dùng để ghi từ "xương" trong "xương thịt", chữ "qua" là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ "qua" trong "hôm qua".

Đọc chệch âm Hán Việt tiêu chuẩn: "gió" (mượn âm "giá"), "cửa" (mượn âm "cử"), "đêm" (mượn âm "điếm"), "chạy" (mượn âm "trãi").

Đọc giống như âm Hán Việt cổ: chữ "keo" ("keo" trong "keo dán", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "giao") được dùng để ghi lại từ "keo" trong "keo kiệt", chữ "búa" ("búa" trong "cái búa", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phủ") được dùng để ghi lại từ "búa" trong "chợ búa" ("búa" trong "chợ búa" là âm Hán Việt cổ của chữ "phố" ).

3) Mượn nghĩa chữ Hán, không mượn âm:

Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt. Ví dụ: chữ "dịch" có nghĩa nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại từ "nách" trong "hôi nách", chữ "năng" có nghĩa là "có tài, có năng lực" được dùng để ghi lại từ "hay" trong "văn hay chữ tốt".

4) Tạo chữ ghép:

Chữ ghép, còn gọi chữ là chữ hợp thể, là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Ví dụ:

"chân" ("chân" trong "chân tay"): chữ này được cấu thành từ chữ "túc" và chữ "chân" . "Túc" có nghĩa là "chân" được dùng làm "nghĩa phù" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Trong chữ ghép chữ "túc" khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến thể gọi là "bàng chữ túc" . Chữ "chân" ("chân" trong "chân thành") đồng âm với "chân" trong "chân tay" được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.

"gạch" 𥗳 ("gạch" trong "gạch ngói"): chữ này được cấu thành từ chữ "thạch"
và chữ "ngạch" . "Thạch" có nghĩa là "đá" được dùng làm nghĩa phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá. "Ngạch" dùng làm thanh phù.

"khói" 𤌋: chữ này được cấu thành từ chữ "hỏa"
và chữ "khối" bị tỉnh lược một phần (tỉnh lược bộ "thổ" ở bên trái chữ "khối" ). "Hỏa" có nghĩa là lửa, gợi ý nghĩa của chữ ghép (lửa cháy tạo ra khói), "khối" gợi âm đọc của chữ ghép.

"ra" 𦋦: chữ này được cấu thành từ chữ "la"
giản hóa và chữ "xuất" . "Xuất" có nghĩa là "ra" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép.

"trời" 𡗶: chữ này được cấu thành từ chữ "thiên"
có nghĩa là "trời" và chữ "thượng" có nghĩa là "trên", ý là "trời" thì nằm ở trên cao.

5) Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi:

Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi. Ví dụ:

chữ "ấy" 𧘇: lược nét chấm "" trên đầu chữ "ý" . Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là "y" hay "ý" (chữ có hai âm đọc là "y" và "ý") mà cần đọc chệch đi.

"khệnh khạng" 𠀗𠀖: chữ "khệnh 𠀗 là chữ "cộng"
bị lược bớt nét phẩy "", chữ "khạng" 𠀖 là chữ "cộng" bị lược bớt nét mác "".

"khề khà" 𠀫𠀪: chữ "khề" 𠀫 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét phẩy "
", chữ "khà" 𠀪 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét mác "".


6) Mượn âm của chữ Nôm có sẵn:

Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với chữ được mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:

Đọc giống với âm đọc của chữ được mượn: chữ "chín" 𠃩 ("chín" trong "chín người mười ý") được dùng để ghi từ "chín" trong "nấu chín".

Đọc chệch âm: chữ "đá" 𥒥 ("đá" trong "hòn đá") được dùng để ghi từ "đứa" trong "đứa bé".

Các bạn thấy thế nào? Dễ hình dung có năm hậu quả trong dùng chữ Nôm. 

Một là, chữ Nôm ghi tiếng nói của người Nam nhưng lệ thuộc Hán hoàn toàn, không biết chữ Hán thì không thể đọc chữ Nôm. Hai là, vẫn học chữ nào biết chữ nấy, số lượng chữ Nôm so với chữ Hán đội lên gấp 4, 5 lần (tiếng Việt có 4.500 đến 4.800 âm; tiếng Hán Quan thoại có khoảng 1.280 âm). Ba là, chữ Nôm là một lối cấu tạo tùy tiện, như cái đồ nhà khó ăn mặc luộm thuộm vá chằng vá đụp. Suốt nhiều thế kỷ, chữ Nôm vẫn không thống nhất một cách viết mà có nhiều cách viết khác nhau. Bốn là, gọi là "Quốc âm" nhưng nửa Hán nửa ta, nửa thượng cổ nửa đang sử dụng, âm không ra âm, hình không ra hình, nghĩa không ra nghĩa. Năm là, hậu quả, người rành Hán nhất cũng phải vừa đọc vừa đoán mò, xem cái chữ như là lá bùa của bọn thầy bói.

Một thứ chữ nửa ta nửa Tàu phản chủ, đọc kiểu gì cũng khó và cũng được như vậy thì có ghi được đúng tiếng nói của dân tộc ta không? Nó cổ lỗ, vá víu tùy tiện như đồ nhà khó như vậy thì sao không gọi là thụt lùi về thời hoang dã mà gọi là tiến hóa, văn minh? Sao không bảo chữ Nôm có ý nghĩa bảo tồn văn hóa Hán mà gọi là bảo tồn văn hóa dân tộc? Những kẻ nhận giặc làm cha mới có thể nói văn hóa Hán là văn hóa của mình! 

Đừng nói do chữ quốc ngữ ra đời đã giết chết chữ Nôm hay làm cho chữ Nôm chưa kịp hoàn thiện. Sự thực, chữ Nôm ra đời và hình thành từ thế kỷ thứ 10, nghĩa là đã kéo dài gần 10 thế kỷ trước khi chữ quốc ngữ ra đời. Chữ Nôm không chỉ tồn tại trên văn bia mà còn tồn tại trong thi ca, kể cả trong văn bản truyền đạo của các giáo sĩ đến Việt Nam thời kỳ đầu. Gần 10 thế kỷ đó, nếu chữ Nôm có thể cải biến hợp lý và hoàn chỉnh được thì nó đã phổ biến và thay thế hoàn toàn chữ Hán trong ý thức độc lập dân tộc của ông cha ta chứ không cần đến chữ quốc ngữ.

Ơn trời, nếu cho đến nay vẫn dùng chữ Nôm thì tôi dám chắc dân ta vẫn mù chữ 90%. Và như tôi đã nói, may mà cả ngàn năm trước, 99% dân Việt mù chữ nên tiếng Việt ta còn chứ không phải nhờ chữ Nôm.

Không phủ nhận nỗ lực của cha ông trong chế biến chữ Nôm, nhưng rõ ràng với sự dựa dẫm vào chữ Hán, cái công cụ ghi lại tiếng nói của dân tộc đã hoàn toàn đi vào ngõ cụt.

Không thể so sánh chữ Nôm với chữ Hàn, chữ Nhật khi cha ông của hai dân tộc này đã thoát Hán một cách ngoạn mục ngay từ sớm. Người Hàn, người Nhật tự tạo ra các bộ chữ ghi âm để ghi âm tiết tiếng mẹ đẻ của họ chứ chẳng chắp vá tùy tiện như chữ Nôm. Còn vì sao người Hàn, người Nhật không dùng chữ Latin (trong nghĩa là dùng chính thức chứ không phải không dùng) mà vẫn tiến bộ, văn minh thì lại là chuyện khác.

CHU MỘNG LONG 06.12.2019

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.