Đăng ngày:
Chính quyền Mỹ có thể phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh tất cả các
quan chức Trung Quốc nào tìm cách nhận diện và đưa lên ngôi một Đạt Lai
Lạt Ma mới do chính quyền Bắc Kinh chọn lưa, sau khi thủ lãnh tinh thần
Tây Tạng qua đời.
Dự luật này còn phải được Thượng viện chấp
thuận, và thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio - vốn nhiều ảnh hưởng ở
Thượng viện, đã từng vận động thành công luật nhân quyền Hồng Kông - hứa
sẽ ủng hộ. Sau đó sẽ được trình lên tổng thống Donald Trump để phê
chuẩn.
Dự luật cũng cấm Trung Quốc mở thêm lãnh sự quán mới, một
khi Hoa Kỳ chưa được mở phái bộ ngoại giao ở Lhassa, thủ phủ Tây Tạng.
Theo
truyền thống, người Phật giáo Tây Tạng chọn Đạt Lai Lạt Ma theo nghi
thức riêng, có thể kéo dài nhiều năm, thông qua một ủy ban có nhiệm vụ
tìm kiếm một trẻ em có các dấu hiệu là Đạt Lai Lạt Ma đầu thai.
Tenzin
Gyatso, tức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay, đã giảm hẳn các cuộc di
chuyển và phải vào bệnh viện hồi tháng 4/2019 vì viêm phổi, nhưng ngài
cho rằng sức khỏe vẫn tốt. Giải Nobel Hòa bình 1989 sống lưu vong ở Ấn
Độ sau cuộc nổi dậy bị đàn áp năm 1959, đã quyết định không theo tập tục
truyền thống để ngăn trở bàn tay của Trung Quốc : ngài có thể tự chọn
người kế nhiệm.
Các nhà đấu tranh Tây Tạng và Bắc Kinh đều biết
rằng một khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị sư nổi tiếng nhất thế giới qua
đời, niềm hy vọng Tây Tạng được tự trị cũng có thể mất theo. Chính quyền
Trung Quốc có thể chỉ định một người chấp nhận tuân phục Bắc Kinh lên
kế vị. Hồi năm 1995, Trung Quốc đã chọn một cậu bé 6 tuổi làm Ban Thiền
Lạt Ma, và các tổ chức nhân quyền coi đây là tù nhân chính trị trẻ tuổi
nhất hành tinh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.