Hết máy nhắn tin nổ, giờ tới bộ đàm nổ. Họ làm kiểu gì mà cùng một lúc hàng ngàn máy nhắn tin của Hezbollah đồng loạt phát nổ. Chưa kịp cảnh giác là đến máy bộ đàm nó cũng nổ. Ghê thiệt.
Trên thế giới này nói về thù dai và trả thù bằng mọi giá thì có thể là người Do Thái. Với người Do Thái ai giết dân của họ thì phải trả bằng mạng sống chứ không thể khác.
Lịch sử thế giới ghi nhận sau chiến tranh thế giới thứ 2 do căm thù Đức Quốc xã tàn sát người dân của mình, một nhóm người Do Thái đã lên kế hoạch trả thù. Mục tiêu của họ là giết bằng được càng nhiều người Đức càng tốt.
Trước tiên, nhóm này lên kế hoạch bỏ thuốc độc vào nguồn nước uống tại một thành phố lớn của Đức là Nuremberg. Nhưng một số thành viên trong nhóm không tán đồng, bởi việc này có thể gây ra cái chết của nhiều người Đức vô tội, đồng thời cũng có thể khiến cộng đồng quốc tế giảm bớt sự ủng hộ đối với tiến trình thành lập nhà nước Do Thái.
Sau đó, họ chuyển sang kế hoạch B, nhắm mục tiêu chính vào 36.000 nghìn tù binh thuộc lực lượng SS - những người từng sát hại người Do Thái không chùn tay đang bị giam giữ ở ngoại ô thành phố.
Ngày 13/04/1946, ba thành viên của nhóm đột nhập vào xưởng bánh mì tại thị trấn Langwasser, ngoại ô Nuremberg. Đây là nơi chuyên cung cấp bánh cho trại giam, họ đã trộn thạch tín vào 3.000 ổ bánh, nhằm giết chết 12.000 thành viên SS.
Khi phát hiện các tù nhân trong trại có dấu hiệu tương tự như bệnh tả với nôn mửa và sốt phát ban, bộ phận y tế của trại nhanh chóng đưa thức ăn đi kiểm định, phát hiện lượng thạch tín trong mỗi chiếc bánh mì lên đến 0,2 g, đủ khả năng giết chết một người khỏe mạnh.
Khoảng 1.900 tù binh Đức bị đầu độc bằng thạch tín, trong đó có khoảng từ 300 - 400 trường hợp tử vong. Theo một bản báo cáo điều tra bí mật vào năm 1947, nếu không bị phát hiện, số lượng thạch tín mà nhóm bỏ vào nước và bột trong xưởng bánh có khả năng giết chết khoảng 60.000 người.
Một cơ sở của nhóm tại Paris cũng lên kế hoạch cải trang thành cảnh sát nhằm hạ sát các chỉ huy chủ chốt của Đức Quốc xã Hermann Göring, Rudolf Hess ngay tại tòa án chiến tranh Nuremberg.
Sự kiện thứ hai là để trả thù vụ thảm sát các vận động viên người Do Thái ở Thế vận hội Mùa hè Munich 1972, Israel đã ném bom mười căn cứ của PLO ở Syria và Liban. Mùa thu năm 1972, Israel thành lập một nhóm đặc vụ Mossad thực hiện chiến dịch mang mật danh “Sự phẫn nộ của Chúa” (hay “Chiến dịch Bayonet”) để truy lùng và giết những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với sự kiện Tháng Chín Đen, và các thành viên của nhóm liên kết với Fatah đã dàn dựng vụ thảm sát ở Munich.
Một danh sách ám sát gồm 20-35 cá nhân bị tình nghi, trong đó các thành viên của biệt đội Tháng Chín Đen và Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) đã được lên. Cơ quan tình báo Mossad được giao nhiệm vụ xác định vị trí để tiêu diệt họ.
Người đầu tiên bị ám sát bởi đặc vụ Mossad là Abdel Wael Zwaiter, người của tổ chức PLO và là em họ của nhà lãnh đạo Yāsir Arafāt. Zwaiter bị hạ sát tại sảnh của tòa nhà chung cư ở Rome vào tháng 10/1972.
Mục tiêu tiếp theo là Mahmoud Hamshari, đại diện PLO tại Paris - Đây là vụ ám sát được cho là tàn bạo nhất của các đặc vụ Mossad Các nghi phạm đang sống ở các khu vực khác ở châu Âu và Trung Đông cũng bị nhắm đến tương tự, và bị giết trong vài tháng sau đó.
Vụ thảm sát ở Munich và sự trả đũa của Israel “Chiến dịch phẫn nộ của Chúa” được mô tả trong bộ phim truyền hình Sword của Gideon (1986) và bộ phim Munich (2005) của Steven Spielberg.
TIỂU VŨ 18.09.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.