“Nếu bạn tiến lên tấn công một vị trí của Nga và bạn cần tiếp tế, thì người Nga thường sẽ có 5.45×39 mm.”
Một báo cáo gần đây (tháng 4/2024) cho biết, người Ukraine hiện đang dùng đạn 5.45x39 mm một cách phổ biến, trên súng trường tấn công AK-74 vì hóa ra, loại đạn này là dễ kiếm nhất trên chiến trường. Mặc dù thế, đạn 5.45x39 mm vẫn giữ nguyên những nhược điểm cố hữu của nó.
Vào thập niên 1970, nhu cầu cho ra một loại đạn mới – và phát triển cả súng mới trên kinh nghiệm của cuộc Chiến tranh Việt Nam được đặt ra với quân đội Xô-viết. Trước đó người ta nhận thấy đạn 7,62x54 mmR vốn được dùng đại trà như tiêu chuẩn của Hồng quân (súng trường Mosin Nagant, nay vẫn được quân đội Nga dùng như súng bắn tỉa hiệu quả) có tầm bắn xa, sức xuyên tốt… nhưng không phù hợp với chiến tranh hiện đại.
(1) Lúc đó Hồng quân đã có súng tiểu liên – đến 3 mẫu: PPD-40, PPSh-41 và PPS-43 đều sử dụng cùng một loại đạn là 7,62x25 mm Tokarev (đạn súng lục) dùng cho cận chiến và những trận đánh đô thị, nhưng hầu hết các trận đánh ngoài cánh đồng, đều cho thấy tầm bắn giao chiến phổ biến của vũ khí cá nhân là từ 300 mét đổ lại. (2) Bắn xa như 7,62x54 mmR là không cần thiết, vả lại với khoảng cách lớn nó ngoài khả năng nhìn của thị giác con người, bắt buộc súng phải được trang bị kính ngắm là thứ xa xỉ đối với quân đội Liên Xô lúc đó.
Trên chiến trường của cuộc Đệ nhị Thế chiến, có một vị vua không đối thủ, khẩu StG-44. Chúng ta có thể xem lại một khẩu kiểu này trong chiến đấu – phim “Fury” (2014) mà nhân vật Wardaddy (Brad Pitt đóng) sử dụng. Sức ảnh hưởng của nó lớn đến mức, không chỉ khẩu AK-47 “bị coi là một phiên bản sao chép gần giống” (thực ra là không phải vì một số nguyên tắc cơ bản không giống nhau) nhưng sự ảnh hưởng của nó không chỉ với AK-47 mà với súng trường tấn công trên toàn thế giới, là một loạt các khái niệm.
Chính Kalashnikov cũng thừa nhận rằng sau khi bị thương năm 1941, ông đã chứng kiến trên chiến trường xuất hiện loại vũ khí mới có tính hiệu quả ghê gớm: nó đủ nhanh hơn nhiều so với súng trường (hồi đó súng trường khái niệm nạp đạn bán tự động hoặc tự động còn xa lạ), nó không cần nhanh như tiểu liên (3 loại trên đây của Liên Xô có tốc độ bắn lên đến 1.000 viên/phút, sau yêu cầu của Stavka (“Ставка”, thường được chuyển ngữ sang tiếng Việt là Đại bản doanh hoặc Tổng hành dinh) phải chỉnh tốc độ xuống 600 viên/phút để cho đỡ tốn đạn) nhưng có sức mạnh hỏa lực không thua kém nhiều so với trung liên (cỡ đạn phổ biến là 7,62mm).
Có thể nói, StG-44 chính là súng trường tấn công đầu tiên của thế giới có tính phổ biến với ý nghĩa là người đặt ra một loạt các khái niệm cơ bản. Từ nó, dần dần người ta hình thành các quan niệm cũng… cơ bản không kém:
- Trang bị tiêu chuẩn cho quân đội – là súng trường tấn công. Thậm chí cái tên “StG 44” là viết tắt của Sturmgewehr 44 – “súng trường tấn công kiểu năm 44” cũng đặt ra cho quân sự thế giới một khái niệm mới luôn từ đó.
- Vai trò hỏa lực của tiểu đội – là trung liên. Vai trò hỏa lực cấp trên tiểu đội (trung đội, đại đội) thường là đại liên.
- Súng tiểu liên được nhìn thấy khá nhiều, đến mức đại trà trong cuộc chiến này, ngoài 3 kiểu của Liên Xô trên đây thì nổi tiếng nhất là khẩu MP-40 của Đức, sau đó là các khẩu Sterling và Sten của Anh, khẩu Thompson của Mỹ, sẽ được thiết kế thành các mẫu mới nhỏ gọn và hiện đại hơn cho các lực lượng đặc nhiệm, nhảy dù… với nhiệm vụ bí mật và chủ yếu cận chiến. Các mẫu trên đây đều khá to, có lẽ nhỏ gọn nhất là MP-40 của Đức, PPS của Liên Xô và Sterling của Anh. Những mẫu kia giống súng trường đến mức – với cái báng gỗ của chúng, làm cho nhiều người đến nay vẫn gọi súng trường tấn công là “tiểu liên” và phân biệt nó với “trung liên” to hơn.
Trong tiểu thuyết “Mẫn và Tôi” của Phan Tứ, bà con làng Cá ở Chu Lai, Quảng Nam còn gọi khẩu AK với cái tên tự phong nhưng còn chính xác hơn tên gọi “tiểu liên”: “trung liên cá nhân xã hội chủ nghĩa.” Về vấn đề này, trong tiếng Anh “submachine gun” (súng máy cỡ nhỏ) còn không thể hiện rõ được bằng tiếng Đức, chẳng hạn khẩu MP-40 “Schmeisser” (Sơ-mai-xe), MP là viết tắt của “Maschinenpistole” hay “Maschine pistol” (súng nhỏ liên thanh). Tiếng Nga cũng sát hơn với khái niệm “tiểu liên,” như khẩu PPD-40 là viết tắt của “Пистолет-пулемёт Дегтярёва,” – súng nhỏ liên thanh của Degchiarev.
Đó là hoàn cảnh ra đời của đủ thứ súng trường tấn công trên thế giới, nổi tiếng nhất là AK-47 và AR-15 hay sau này phổ biến với tên gọi M-16, vốn là 2 mẫu súng chính đối đầu với nhau, chúng ta có thể chứng kiến lần đầu tiên ra mắt của thứ súng “toàn nhựa” AR-15 này trong phim “We were the soldiers” (2002) do Mel Gibson thủ vai chính cùng với… Đơn Dương. Còn sự đối đầu rõ rệt nhất của hai kẻ thù là trong phim Trung Đội (Platoon – 1986).
Sự thành công của AK-47 không chỉ ở chỗ nó là tiên phong (ra đời năm 1947) mà ở hiệu quả của nó, nhưng cái hiệu quả đó được đem lại đầu tiên (ngoài những khái niệm được đặt ra bởi StG-44 trên đây) là ở viên đạn 7,62x39 mm. Đến đây chúng ta cần nhìn nhận một số con số khác: tổng cộng, trong chiến tranh Liên Xô sản xuất khoảng 90.000 khẩu PPD-40, sau chuyển hẳn sang để sản xuất khoảng 6 triệu khẩu PPSh-41, 2 triệu khẩu PPS-43.
Ở đây có sự minh oan cho cái sự gọi không chính xác của súng trường tấn công. Chẳng hạn lúc đầu khẩu AK được người Đông Đức gọi là MPi-K tức “Machinenpistole Kalashnikov”, với Machinenpistole là tên gọi truyền thống của Đức dành cho Súng tiểu liên. Sự ra đời của AK với mục đích ban đầu, là thay thế cho súng tiểu liên, và khắc phục những điểm yếu của nó mà vấn đề nghiêm trọng nhất là tầm bắn, được nâng lên từ dưới 100 mét thành tới 300 mét.
Tiếp theo, do địa hình đất rộng với những cánh đồng, thảo nguyên mênh mông nên truyền thống của kỵ binh Nga họ vẫn muốn giữ lại, vì thế học thuyết của Liên Xô ngày càng chuyển sang chiến tranh cơ giới hóa nhanh, họ quyết định rằng khả năng bắn chính xác của cá nhân người lính ít quan trọng hơn hỏa lực mạnh. Từ tư duy đó, súng trường bị loại ra khỏi học thuyết quân sự, nó yêu cầu quân đội trang bị súng trường tấn công cho từng cá nhân. Tất cả lính bộ binh Liên Xô đều đi trên xe APC (BTR hoặc BMP) và theo học thuyết họ chỉ xuống xe khi cách địch vài trăm mét. Để đảm bảo độ chính xác khi bắn, binh lính được huấn luyện bắn loạt 3 – 4 viên trong khi nhanh chóng áp sát địch và giao chiến ở cự ly gần.
Hoàn cảnh ra đời của viên đạn 7,62x39 mm là như thế: nó giữ lại đường kính đầu đạn của viên đạn 7,62x54mmR và được làm nhỏ đi phần các-tút. Độ chính xác của súng AK dựa trên loại đạn mới này, do vậy có thể không quá cao nhưng đủ cho điều kiện chiến tranh. Đồng thời nó nó có độ phá mạnh nên các loại áo giáp của NATO trong thời gian thập niên 1960 không cản nổi, điều này đã được chứng minh trong chiến tranh Việt Nam.
Sau gần 30 năm, đến thập niên 1970 người Nga mới phát hiện ra là có điều gì đó cần thay đổi – chẳng hạn đạn 7,62x39 mm khá nặng để người lính có thể mang theo được nhiều hơn. Độ giật của súng cũng cao hơn, làm giảm độ chính xác (độ chính xác của AK-47 thấp chủ yếu vì vấn đề này, tức là độ chính xác trong chiến đấu thực tế chứ không phải bắn phát một trong phòng thí nghiệm). Đó là hoàn cảnh ra đời của đạn 5.45x39 mm hiện tại được dùng bởi quân đội Nga.
Sau ra đời, loại đạn mới này trên súng mới – AK-74, được mệnh danh là “Đạn độc.” Nó đáng sợ đến mức CIA đã phải trả 5.000 đô-la Mỹ cho khẩu AK-74 đầu tiên do các chiến binh Mujahideen thu giữ được ở Afghanistan. Sở dĩ có biệt danh như vậy là do nó được thiết kế để lộn nhào khi va chạm, có thể tạo ra một vết thương tàn khốc hơn so với đạn thông thường. Cái sự lộn nhào này có thể dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng và khả năng làm kẻ thù bất lực cao hơn.
Tiếp theo, đó là khả năng phân mảnh: đạn được thiết kế để vỡ vụn khi bắn vào mô mềm, có thể gây ra nhiều rãnh xé từ vết thương và tăng khả năng gây tử vong. Tính chất phân mảnh này có thể dẫn đến những vết thương nghiêm trọng hơn, góp phần tạo nên nhận thức rằng nó đặc biệt nguy hiểm. Như vậy hiệu quả của nó quá rõ rệt từ góc độ chiến tranh tâm lý.
Tác động của nó có thể rất khủng khiếp, dẫn đến nỗi sợ hãi và hoảng loạn trong số những kẻ thù, có thể được coi là một hình thức chiến tranh tâm lý. Một phần không nhỏ của các hiệu ứng này được đem lại nhờ công tác Tuyên truyền thời Chiến tranh Lạnh. Thuật ngữ “đạn độc” đã được sử dụng trong tuyên truyền để nhấn mạnh tính sát thương và bản chất tiên tiến của vũ khí Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, qua đó nâng cao hơn nữa hình ảnh của quân đội Liên Xô. Có thể nói đạn 5.45x39mm là đặc trưng của Quân đội Liên Xô thời chiến tranh lạnh, còn đạn 7.62x39mm thì là sản phẩm của thời hậu Chiến tranh Thế giới.
2. Bước vào cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, chỉ sau vài tháng người ta đã phát hiện ra những báo cáo của chính các cấp chỉ huy Nga rằng: Các loại súng của quân đội Nga đang sử dụng đạn 5.45x39 mm không xuyên được các loại áo giáp hiện nay lính Ukraine đang sử dụng.
Tất nhiên các loại áo giáp này được các nước phương Tây viện trợ, và chúng theo chuẩn NATO. Như vậy điều mà các nhà nghiên cứu quân sự Nga lo ngại từ trước chiến tranh, đã thực sự xảy ra. Tôi đính kèm bài viết này một bài báo năm 2019 của chính thông tấn xã Nhà nước Nga, Tass: “Quân đội Nga có thể từ bỏ đạn 5.45 mm trên súng trường Kalashnikov.” Những tính năng biến nó thành “đạn độc” đã không còn gì là bí hiểm, và nó cũng đã tồn tại được 50 năm không có gì thay đổi, trong khi công nghệ sợi tổng hợp làm áo giáp (kevlar là một ví dụ) đã phát triển rất nhanh.
Đến đây mới nảy sinh câu hỏi, vậy liệu đạn 5.56×45 mm NATO có gặp vấn đề gì với các loại áo giáp thế hệ mới này không? Chắc chắn là có – áo giáp được thiết kế để chống đạn kia mà! Nhưng vấn đề mà nó gặp phải ít hơn so với đạn 5.45 mm của Nga, và tất nhiên là nếu Nga dùng đạn 7.62 mm cũ thì kết quả vẫn tốt.
Nhân tiện chúng ta nhiều khi cũng cần phải tỉnh táo trước những bài viết tâng bốc của BMZ, ví dụ như có một thằng Tiến Minh nào đó nó làm bài so sánh giữa đạn 5.56×45 mm với đạn 7.62 mm, nó cũng ti toe cho rằng đạn NATO chính xác hơn, nhưng nếu gặp vật cản như… lá cây thì thua xa, hoặc đạn NATO bị… gió thổi do nhẹ hơn. Rõ ràng thằng này không hiểu gì về vật lý cả.
Đạn là một chuyện, nhưng M-16 có chiều dài nòng là 508 mm, trong khi cả AK-47 và AK-74 đều có chiều dài nòng 41.5 mm, gần 10 cm dài đó nó đem lại thời gian giãn nở của thuốc cháy lâu hơn, đạn bắn xa và thẳng hơn là một chuyện, nhưng sức xuyên của nó cũng lớn hơn mới là đáng kể, và điều quan trọng nhất là đạn nhỏ sẽ có kích thước bị ảnh hưởng bởi gió nhỏ hơn, nên đi vẫn chính xác hơn. Và kể cả khi gặp vật cản như lá cây, đạn có sức xuyên tốt hơn thì vẫn có lợi thế hơn.
Tôi không phải chuyên gia vũ khí, nhưng là học sinh giỏi vật lý cấp phường. Riêng vụ nòng dài hơn đem lại sơ tốc (velocity) lớn hơn đã cho sức xuyên và quỹ đạo đạn tốt hơn, mà đạn nhỏ hơn phải càng ít bị ảnh hưởng bởi gió hơn chứ… Nếu đầu đạn 7.62 mm tốt như thế hà cớ gì Liên Xô họ phải bỏ để chuyển sang một loại cải tiến của nó, hoàn toàn giống về chiều dài các-tút (case length)?
Nhân tiện nói đến chuyện muôn thuở là cứ phải so sánh giữa các loại với nhau, NATO và Nga cái nào tốt hơn, tôi thấy chuyện đó siêu nhảm nhí. Riêng chuyện cứ AK-47 đem so sánh với AR-15 đã thấy quái dị rồi. Thật ra nói AK-47 “là súng trường tấn công đầu tiên của thế giới thời hậu Thế chiến 2” là có gì đó hơi sai sai. Người Mỹ trước đó đã có khẩu súng trường M-1 Garand tốt có hạng, mỗi tội là… nặng. Sau đó, họ “nhẹ hóa” nó bằng cách ra phiên bản carbin, là khẩu M-1 Carbine cực kỳ xuất sắc. Đến cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, họ lại “tự động hóa” khẩu Carbine này bằng khẩu M-2 Carbine với tính năng bắn tự động. Đi trước Liên Xô luôn.
Câu chuyện ở đây là, như trên đây tôi đã viết, Liên Xô là đi tìm giải pháp thay thế súng tiểu liên, còn Mỹ là tự động hóa khẩu súng trường – và tình cờ họ gặp nhau ở một điểm chung, hay đi đến cùng một giải pháp. Đó cũng là lý do tại sao khẩu AK ngoài dáng dấp của StG-44, nó giống các mẫu PPD và PPSh, còn AR-15 thì mang dáng dấp của Carbine. Điểm khác biệt này còn thể hiện ở xuất phát điểm của 2 loại đạn. Đạn 7.62x39 mm được cho là đi lên từ đạn súng lục 7.62x25 mm và sử dụng đầu đạn của súng trường Mosin Nagant, còn đạn 5.56×45 mm NATO thì không phải là cải tiến từ đạn súng trường, cũng không phải nâng cấp từ đạn súng lục, mà là một loại đạn mới với mục đích thiết kế là độ chính xác cao.
Vậy, tại sao binh lính Ukraine lại sử dụng đại trà súng của Nga với cỡ đạn 5.45×39 mm bất chấp những tranh cãi về nó ngay trong nội bộ giới chức quân sự Nga? Đơn giản là vì nó rất dễ kiếm trên chiến trường. Có một điều “thú vị” là mặc dù đạn 5.45×39 mm được quân đội Xô-viết trước đây phát triển vì nó… nhẹ hơn, đem lại một khả năng hay được trình bày ra công chúng là… “người lính mang được nhiều đạn hơn” – nhưng hóa ra ngay trong các cuộc chiến của họ: Afghanistan, Chechnya và đặc biệt đúng với cuộc chiến tranh hiện tại ở Ukraine, người lính Nga không hề được phát nhiều đạn hơn so với trước đây thời Liên Xô khi còn dùng đạn 7.62x39 mm. Tại sao vậy?
Vì chính lũ chỉ huy “thông minh nhưng ngu ngốc” này nhận ra rằng, phát nhiều đạn thì cũng chỉ tổ… phí vì lính của chúng biến thành “kiện hàng 200” quá nhanh. Thậm chí có những sĩ quan Nga về hưu cười mỉa: thay vì 1 hộp tiếp đạn trên súng, 3 đến 4 hộp đeo trên người, thì bây giờ lính Nga chỉ cần 1 đến 1 hộp rưỡi là đủ. Nhưng ưu điểm của nó vẫn là rõ ràng: lực lượng vận tải có thể chở được nhiều hơn đến chiến trường. Nhưng nhìn chung thì người Nga hiện nay vẫn đang là một nguồn cung cấp khá hào phóng cho lính Ukraine trên chiến trường.
Và những nhược điểm của nó khi được lính Ukraine dùng vẫn còn, nhưng dẫu sao thì lính Nga mặc áo giáp bằng bìa các-tông, nên có gì mà phải bận tâm vì chuyện đó?
Ngộ nghĩnh nhất là, theo lời kể của một người Ukraine, cũng là người quan tâm đến vũ khí, anh này nói: xem video trên mạng hồi 24/02/2022, thấy lính Nga ngồi trên xe, mặt vênh váo, hoành tráng với những khẩu AK-12 (loại súng trường tấn công mới nhất mà Kalashnikov định trang bị cho quân đội Nga). Thế mà sau đó, chúng đi xin ăn. Và lại sau đó nữa, chẳng thấy chúng đâu cả. Thấy xuất hiện trên mạng những khẩu súng AK-74 rỉ sét, lại còn cả súng cong nòng phát cho lính Nga nữa. AK-12 có vẻ khá khẩm hơn T-14 “Armata” và Su-57 một tí, tịnh không thấy bóng dáng ở đâu trên chiến trường.
Trong văn phòng anh chàng đẹp trai Budanov có một khẩu. Chiến lợi phẩm, biểu tượng của chiến thắng.
3. Pháo nòng và rocket salvos
Trong các bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine hay có các thông tin: địch bao nhiêu lần đó… dùng pháo có nòng và rocket salvos bắn vào các vị trí của ta…
Rocket salvos tức MLRS – Multi Launching Rocket System, giàn pháo phản lực phóng loạt. Salvos nghĩa là loạt, trong từ điển tiếng Anh có. Tại sao rõ ràng nhìn cái giàn BM-21 Grad nó là một đống các ống, nhưng nó không được gọi là pháo có nòng, còn pháo có nòng là pháo gì?
Cả hai, pháo và rocket đều là động cơ đốt trong 1 kỳ, chỉ có 1 chu kỳ giãn nở và sinh công của nhiên liệu khi cháy, nhưng khoang công tác của rocket là trong thân của nó, còn của pháo nòng là trong nòng pháo. Vì vậy mà người ta dùng từ “pháo có nòng” (barrel gun, barrel cannon) để phân biệt với rocket. Bản thân cái ống của rocket chỉ là ống dẫn hướng, nhiều loại (như M-13 Kachiusa) chỉ cần dẫn hướng bằng thanh ray là đủ.
Thế, tại sao người Ukraine lại muốn được sử dụng các vũ khí nhận được từ nguồn viện trợ để bắn vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga? Hiện nay có một số được dùng, chẳng hạn mấy thứ tên lửa gì đó bắn từ máy bay, tôi không rõ lắm, nhưng các loại như HIMARS hay ATACMS là rất khó khăn, và mặc dù Ukraine đã phát triển được tên lửa của mình nhưng vẫn muốn đề nghị được sử dụng?
Ở đây có một điều cần để ý: HIMARS hay ATACMS là tên lửa, nhưng theo phân loại của Liên Xô, và với cách dùng của người Ukraine có vẻ cũng tương đồng, thì HIMARS và ATACMS được tính vào pháo binh, chứ không phải tên lửa đất đối đất chiến thuật. Tôi thì thấy mù mờ như nhau, nhưng nếu dùng tên lửa hành trình bắn tàu hỏa thì làm sao mà nhanh bằng ATACMS được chứ, phải không quý vị?
Nhìn chung cái này tôi không rõ. Cơ mà có nhiều bác khi dịch tin, đến đoạn “barrel cannon” dịch (Google chăng) là “pháo nòng trơn” là chưa chuẩn. Nòng trơn thì tây họ phải viết rõ là “smoothbore gun”. Pháo bắn thẳng (xe tăng, pháo chống tăng) mấy chục năm gần đây dùng nòng trơn là chính, pháo cầu vồng thì linh tinh, tui không biết, hi hi, chắc là chủ yếu nòng khương tuyến (rifled)…
4. Hôm nay hâm lên nói đủ chuyện huyên thuyên, vì không muốn viết đi viết lại nhiều những chuyện kiểu như cần dùng paper clips để cặp vào mũi.
Đúng, thực ra những tin tức hôm qua đã cho thấy tôi nhận xét sát ra phết: Trước sau thì cái bọn Nga ở Pokrovsk này cũng đuối. Hôm kia viết “mấy ngày chúng không tiến lên” thì hôm qua ông Syrskyi cho biết, 6 ngày qua chẳng tiến lên được mét nào.
Ông Ben Hodges thì bảo, chỉ huy Ukraine tự tin vào hệ thống phòng ngự của mình. Các nguồn tin mạng thì phản ánh, tôi cho rằng có điểm không chính xác: họ bảo là người Ukraine đã tiếp viện thêm nhân lực. Tiếp tế thêm đạn dược thì là chắc chắn. Còn nhân lực, theo tôi ngó nghiêng một số nguồn tin khác thì, có lẽ đó là quá trình rút một số đơn vị trước đây đã để mất đất vì có tỉ lệ tân binh thiếu kinh nghiệm lớn, và thay thế bằng một số đơn vị lão làng hơn đã được nghỉ ngơi xong.
Tôi thì tôi nghĩ rằng, với cách tiếp cận của người Ukraine như thế này: dùng lực lượng hạn chế để kìm chân và đánh tiêu hao quân Nga, trong khi vẫn cần mẫn tiêu diệt pháo binh và hậu cần của Nga – chúng tấn công thì phải tập trung pháo vào một chỗ và đây là cơ hội tốt để tiêu diệt NỐT số pháo còn lại của chúng. Cách tiếp cận này sẽ lâu hơn, và khi Nga đang dồn sức để đưa trận tấn công của chúng lên cao điểm, thì sẽ có những lúc nguy kịch.
Nhưng năm nay 2024, khác nhiều rồi. Nó khác luôn cả đầu năm 2024 thiếu đạn pháo làm Avdiivka khó khăn nghiêm trọng. Bây giờ cũng đã khác nhiều rồi.
Tôi vẫn thích cái câu của nhân vật trung tướng Bessonov trong “Tuyết bỏng” : “Không bao giờ nên tin sức mạnh của kẻ địch là vô tận.”
PHÚC LAI 06.09.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.