1. Tin chiến sự
Tin đáng quan tâm nhất là Ukraine hết tên lửa phòng không. Một sự thừa nhận đáng buồn của Tổng thống Zelensky sáng hôm kia, 16/04.
“Chúng tôi đã hết tên lửa.” Đó là lời giải thích của ông về việc quân đội Nga đã phá hủy nhà máy nhiệt điện lớn nhất Ukraine gần Kyiv vào tuần trước như thế nào.
“Tôi sẽ cho bạn một ví dụ, một ví dụ rất đơn giản, nhà máy điện Trypilska. Điện ở khu vực Kyiv phụ thuộc vào nó. Mười một tên lửa đang hướng về phía nó. Bảy cái đầu tiên, chúng tôi đã hạ gục. Chỉ bốn chiếc bắn vào Trypilska bị phá hủy. Tại sao? Bởi vì chúng tôi không có tên lửa. Chúng tôi đã hết tên lửa”, Tổng thống nói.
“Khi ai đó nói rằng các đồng minh của chúng tôi không thể cung cấp cho chúng tôi vũ khí này hay vũ khí kia hoặc họ không thể có mặt ở Ukraine với lực lượng này hay lực lượng kia, bởi vì điều đó sẽ được coi là Ukraine đang lôi kéo NATO vào cuộc chiến… Uhm, sau cuộc tấn công hôm thứ Bảy, tôi muốn hỏi bạn một câu hỏi, Israel có phải là thành viên của NATO hay không?” Zelensky đặt câu hỏi. “Israel không phải là một quốc gia NATO. Các đồng minh của NATO, bao gồm cả các nước NATO, đã và đang bảo vệ Israel. Họ đã cho lực lượng Iran thấy rằng Israel không đơn độc” – ông tự trả lời.
Bình luận của Tổng thống Zelenskyy được đưa ra trong bối cảnh Ukraine tiếp tục đề nghị phương Tây tăng cường cho Ukraine các hệ thống phòng không.
Bình loạn :
Như hôm trước tôi và mấy anh bạn gần như cùng lúc và bình luận cùng một câu về chuyện Đức chuyển thêm Patriot cho Ukraine, nâng tổng số lên thành 4: “Đúng là ăn chửi cũng có tác dụng.’’ Ở đây không chỉ có dư luận thế giới và châu Âu chửi, mà chính người Ukraine cũng chửi. Chẳng sao cả. Hồi năm ngoái khi Ukraine có căng thẳng trong quan hệ với Ba Lan và cả Đức, nhiều vị độc giả của tôi cho rằng như thế là không khôn ngoan – tôi có động viên: Không sao đâu.
• Thứ nhất, người Ukraine có lý của họ khi cho rằng, họ đang bảo vệ châu Âu, đang chiến đấu cho người châu Âu. Hôm 12/04, tôi có trích lời ông Guy Verhofstadter, thành viên Nghị viện Châu Âu, cựu Thủ tướng Bỉ:
“Châu Âu đã mở cửa với Ukraine, nhưng Hội đồng Châu Âu thậm chí không có đủ khả năng để quyết định gửi một số hệ thống chống tên lửa tới Ukraine trong tình hình cấp bách như vậy… Chúng ta, những người châu Âu, chúng ta đã mời họ đến châu Âu, nhưng chúng ta không có khả năng bảo vệ họ. Điều này là không thể tưởng tượng được. Đã đủ chậm trễ, đủ biện pháp nửa vời. Đã đến lúc tháo găng tay và cuối cùng chiến đấu với bóng tối bằng tất cả sức lực của mình. Chúng ta phải và có thể tiêu diệt kẻ thù của châu Âu là Nga.” Nguyên văn ở đây.
Thật ra rất nhiều người cả ở châu Âu và Hoa Kỳ – ý tôi muốn nói là cả quan chức lẫn dân chúng, đã chán ngấy cái xu hướng “chính trị õng ẹo” dạng chủ nghĩa dân túy, mà ngay cả nước Mỹ là một điển hình. Vì vậy tôi không cho rằng thái độ căng thẳng của người Ukraine là “thiếu khôn ngoan.” Chiến tranh là nước sôi lửa bỏng, không phải là lúc uyển chuyển nói năng rào dậu lằng nhằng.
• Thứ hai. Ngoài lý do đang chiến đấu bảo vệ châu Âu, thì còn là lý do bảo vệ nguyên tắc của tư tưởng, của tinh thần dân chủ. Chỉ có ở những nước độc tài và độc quyền chân lý, độc quyền luôn cả tuyên truyền và yêu cầu tất cả theo một hệ tư tưởng thống nhất, mới có tình trạng đa số dân chúng hiểu rằng Nga của Putox đang thi hành chiến tranh chống phát-xít, hoặc bảo vệ lợi ích của mình, ngăn chặn NATO tiến về phía đông. Ở những nước tự do tư tưởng, đa số dân chúng tự động hiểu người Ukraine đang chiến đấu để bảo vệ cho những giá trị dân chủ được thiết lập nên từ Cách mạng Pháp 1789 và sau đó ngọn cờ được những người Hoa Kỳ tự do phất cao.
Quay lại với tình hình chiến sự, hôm kia bác NTT nhắn cho tôi số liệu thiệt hại của Nga và tôi đánh giá: Nga có vẻ đuối sức. Hôm qua, ISW trong báo cáo của mình cũng nhận định như vậy.
2. Israel liệu có tấn công Iran hay không?
Tuyên bố thì có vẻ có, nhưng ngay bây giờ hay lúc nào, thì chẳng ai biết. Tôi thì cho rằng: chưa chắc đã tấn công ngay, dù trong bài hôm trước đã cố hình dung kịch bản cho vụ này. Cuộc tấn công ngày hôm qua của Iran vào Israel gần như chắc chắn được thực hiện do sự xúi giục của Nga. Tuy nhiên, kết quả của nó gần như bằng không. Có vẻ như Israel đã quyết định không trả đũa ngay lập tức.
Nếu Iran và Israel bắt đầu một cuộc chiến mới giữa họ thì giá nhiên liệu chắc chắn sẽ tăng. Putin sẽ được hưởng lợi từ giá dầu tăng. Không giống như việc Ukraine ném bom các nhà máy lọc dầu của Nga, là điều phải còn lâu lâu mới thấy tác động, một cuộc chiến ở Trung Đông sẽ có tác động trực tiếp và ngay lập tức lên giá dầu mỏ thế giới. Điều đáng nói là nó diễn ra sau cuộc bầu cử ở Nga và trước cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ già nửa năm – về chính trị như thế là Putox đã thoát nhưng Chính phủ Hoa Kỳ hiện tại, thì chưa. Đây là điều không ai mong muốn nó xảy ra.
Tôi thì nhìn việc Israel tuyên bố sẽ trả đũa nhưng… cứ để đó không biết đến bao giờ, rất ác. Làm như thế có nghĩa là họ luôn có sẵn lý do, hay một cái cớ cho hành động trả đũa trong tương lai, làm cho những kẻ thù Iran của họ, tôi không muốn nói là “ăn không ngon ngủ không yên” nhưng chắc chắn cũng chẳng thoải mái gì. Để đến khi nào nó chán phòng bị nện một quả không chắc ăn hơn à.
Liên quan đến chuyện này, gần như ngay lập tức báo chí xứ Phía Đông Nước Lào đã lên những bài rất mất dạy: “Nỗi buồn của Ukraine khi nhìn đồng minh hợp lực bảo vệ Israel.” Ơ bọn khốn này, chúng mày viết bài kiểu gì đấy? Tôi sẽ phân tích một số khía cạnh để quý vị độc giả thấy bọn này mất dạy ở điểm gì.
Khi đó, tôi có nhắn hỏi một số bạn Facebook câu hỏi: “Tại sao hiệu suất đánh chặn của hệ thống phòng không Israel tốt hơn của Ukraine? Vòm sắt tốt hơn Patriot và NASAM à?”
TDL trả lời: “Em nghĩ vậy. Thực tế thì em nghĩ Iron Dome được nghiên cứu và thử nghiệm nhiều hơn, do phải đánh chặn tên lửa nhỏ của Hamas liên tục trong nhiều năm, nên về radar nó cũng được tinh chỉnh tốt hơn để bắt sóng các đầu đạn nhỏ, tên lửa đánh chặn của Iron Dome cũng nhỏ hơn. Chi phí/đạn chắc chắn thấp hơn các hệ thống như Patriot hay NASAMS.”
Anh ĐCLH: mù tịt. Chán.
Bác NTT: “Nó cách nhau 1.500 ki-lô-mét, với lại máy bay Mỹ bay ở giữa bắn (vãn?) hết rồi.”
JP: “E nghĩ bình thường mà, Mỹ sao đưa hàng xịn nhất cho Ukraine, trong khi Israel hợp tác làm Iron Dome, Arrow... bao năm rồi.”
Tất cả các ý kiến trên đều đúng. Chuyện như chúng ta đang có rất nhiều bộ quần áo đẹp nhưng chúng ta vứt lộn xộn vào vali và không đóng nó lại được. Bây giờ, xin phép quý vị chúng ta quay lại với nguyên tắc cơ bản của phòng không, mà tôi đã viết không biết bao nhiêu lần: để chống tập kích đường không (bằng tên lửa, ném bom... và bây giờ thêm UAV, drone… không có quân đổ bộ đường không có dù hoặc không có dù) thì:
- Nguyên tắc đầu tiên, là phân tán mục tiêu, ngụy trang, giấu kỹ, thiết lập hầm hố kiên cố để bảo vệ… làm sao cho kẻ địch không biết đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả, tiêu tốn vũ khí vào những chỗ không giá trị cũng là thắng lợi.
- Nguyên tắc thứ hai, vũ khí phòng không chỉ bảo vệ những mục tiêu quan trọng... không chạy đi đâu được như đập thủy điện, ngay cả nhà máy điện như hôm trước ông giám đốc công ty điện lực gì đó của Ukraine nói: Bây giờ cần phải phân tán các nhà máy – đó chính là một yêu cầu của công nghệ.
- Nguyên tắc thứ ba, vũ khí phòng không không dùng để bắn tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo… mà chỉ bắn khi rơi và nguyên tắc thứ hai. Để dành vũ khí phòng không để bắn máy bay, hiệu quả tâm lý tác động lên toàn cuộc chiến cao hơn.
Nhìn vào các nguyên tắc trên đây, chúng ta thấy ví dụ điều kiện địa lý tự nhiên của Israel với diện tích khoảng 20.770 ki-lô-mét vuông, trong khi diện tích Ukraine là 603.700 ki-lô-mét vuông kể cả bán đảo Crimea, gấp 29 lần so với Israel. Về điều kiện xã hội, Israel có dân số hơn 9 triệu dân một chút, còn Ukraine 44 triệu dân, bằng 1/5. Như vậy, về mật độ dân số của Israel là cao hơn (395 so với 65 người trên 1 ki-lô-mét vuông, gấp hơn 6 lần).
Đồng thời với diện tích như trên, mật độ các mục tiêu cần bảo vệ cũng cao hơn trong khi không có đủ diện tích để làm nhiệm vụ phân tán và ngụy trang chúng. Với mật độ dân số và các mục tiêu cần bảo vệ cao như vậy, có một điều chắc chắn là khi bị không kích hậu quả thương vong về người, thiệt hại về tài sản chắc chắn sẽ cao hơn của Ukraine rất nhiều. Còn một lý do nữa là với những nước dân số ít, chỉ cần thương vong một lượng người nhỏ cũng đủ ảnh hưởng đến cán cân thắng thua trong một cuộc xung đột, vì họ sẽ không đủ quân để chiến đấu lâu dài.
Đó là hoàn cảnh của các nước như Israel, Phần Lan… Và đó cũng là lý do tại sao họ lại phát triển vũ khí công nghệ cao, không thể dựa vào số lượng như… Nga được.
Lúc này thì chúng ta đã hiểu tại sao với Israel, hệ thống Iron Dome lại quan trọng đến vậy. Tuy nhiên nếu phải đối mặt với các cơn mưa tên lửa và drone, thì nó cũng sẽ quá tải. Nếu Israel phải chịu một con số thương vong đủ gây chấn động chính trường trong nước, thì có cố không tuyên chiến cũng không được, sức ép nội bộ lên lãnh đạo sẽ buộc họ phải có quyết định.
Trong lịch sử, đã từng diễn ra chuyện này rồi: khi Hoa Kỳ và các nước liên quân tấn công vào Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất (1991), Saddam Hussein cho bắn tên lửa Scud vào Tel Aviv. Lãnh đạo Israel nhảy dựng lên, đòi tuyên chiến với Iraq và nếu như vậy, khối liên minh chống Iraq sẽ tan vỡ từ các nước Hồi giáo, cảm thấy cần quay sang chống người Do Thái. Để bảo vệ tình thế chiến lược, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ không để một quả tên lửa nào rơi xuống đất Israel và họ làm được thật, với những giàn Patriot trên tàu chiến đậu trên Địa Trung Hải, họ bắn hạ tất cả các tên lửa của Saddam bắn sang. Hồi đó chúng ta đã chứng kiến năng lực của Patriot nó kinh dị như thế nào.
Năm 2024 cũng vậy thôi – nếu xem lại lý do không nên để bùng nổ ra một cuộc chiến tranh Trung Đông như trên đây tôi đã viết, thì Israel cần được bảo vệ để chưa phải tuyên chiến, và điều này thực chất là có lợi cho cả Ukraine. Người thì ở đâu cũng quý như nhau, mạng người là bình đẳng trước Tạo Hóa, kể cả người Nga, nhưng có những nơi do điều kiện buộc phải có những hành động khác biệt. Trên đây Tổng thống Ukraine có tuyên bố liên quan đến Israel, cũng là một tình thế hợp lý: Thế giới đang trong hoàn cảnh có những thế lực độc ác và mất dạy, đó là Putox và bọn lãnh đạo Ba Tư đang muốn gây chiến, vì vậy cần có những hành động mạnh dạn hơn.
Riêng về ý kiến “vũ khí viện trợ cho Ukraine kém (chính xác) hơn” thì tôi nghĩ không phải. SCALP – Storm Shadow bị chỉnh tầm gần lại thì có thể, nhưng giảm độ chính xác của Patriot và NASAM thì không đúng. Chúng có thể là những phiên bản cũ hơn mà thôi. Chẳng ai dại gì làm cái chuyện trói tay nhau như vậy.
3. Tại sao cuộc chiến lại trở nên khó khăn cho người Ukraine?
3.1. Về Luật gọi vào quân đội với những người từ 25 tuổi trở lên
Như vậy là điều này đã diễn ra, sau một thời gian dài chờ đợi. Với chúng ta, chuyện này buồn không? Buồn chứ - rất buồn, vậy là có nhiều người khác sẽ phải ra trận, những người trẻ tuổi hơn, đáng nhẽ ra họ được học tập và làm việc. Tháng trước Tổng thống Zelenskyy thông báo số người Ukraine đã thiệt mạng trong chiến đấu là 31.000 người, New York Times đã làm một nghiên cứu và cho rằng, ngoài con số trên số bị thương của Ukraine vào khoảng 70.000 người. Như vậy, chính phía Ukraine cũng có đến 100.000 người bị loại khỏi vòng chiến.
Khác biệt về tỉ lệ số bị thương / số chết giữa hai bên, tôi sẽ không phân tích nữa vì đã làm rồi. Phía Nga chết nhiều hơn nhiều vì không có khả năng đưa lính khỏi chiến trường và điều kiện cứu thương tồi tệ.
Quay lại với lệnh hạ độ tuổi phục vụ trong quân đội – nếu so sánh thì cho đến nay độ tuổi 27 còn cao hơn nhiều nước châu Âu không có chiến tranh và nhiều nước phát triển khác.
Áo – 17 (tình nguyện), 18 (bắt buộc)
Denmark – 18 (bắt buộc)
Estonia – 18 (bắt buộc)
Phần Lan – 18 (bắt buộc)
Pháp – 18 (tình nguyện)
Đức – 17 (với sự đồng ý của cha mẹ).
Vương quốc Anh – 18 (tình nguyện; 16 tuổi với sự đồng ý của cha mẹ; 17 tuổi để được nhận vào chương trình sĩ quan).
Hãy nhìn lại những ngày đầu chiến tranh, người Ukraine đã lũ lượt kéo về nước để bảo vệ Tổ Quốc, cũng như những dòng người xếp hàng trước phòng quân vụ, xin nhập ngũ. Hầu hết những người đó thất vọng đi về vì không đủ tiêu chuẩn – hồi đó người ta chỉ nhận những người đã có kinh nghiệm chiến đấu (trong những năm nội chiến từ 2014 đến trước 2022).
Chính sách không gọi đến 25 tuổi của Ukraine có ưu điểm là bảo vệ được thế hệ trẻ, đồng thời nó có nhược điểm là sức khỏe tổng thể của binh sĩ sẽ không bằng trường hợp hạ độ tuổi xuống thấp hơn.
Có hai cách để bình luận về sự kiện. Cách thứ nhất là cách phổ biến, được báo chí xứ phía Đông nước Lào đặc biệt ưa chuộng: “Ukraine đang thiếu quân trầm trọng, nên phải hạ độ tuổi gọi vào quân đội” và hệ thuộc của lý lẽ này là “quân Ukraine chết nhiều quá.”
Tôi thì có cách nhìn khác. Duy nhất chỉ có những lần tấn công thử của trận đánh chiếm thành phố Kherson và khoảng 10 ngày đầu của cuộc phản công tháng Sáu năm ngoái, thương vong của quân Ukraine là lớn – sau hai sự kiện đó người Ukraine bị chỉ trích là tấn công bằng các lực lượng quá nhỏ để hạn chế thương vong. Từ đó đến nay chúng ta chứng kiến một kiểu chiến tranh khác, vừa truyền thống, vừa đặc thù.
Truyền thống là bên yếu đưa cuộc chiến về phi đối xứng. Đặc thù, là cách thi hành chiến tranh phi đối xứng của Ukraine được ứng dụng công nghệ vào mọi mặt, đặc biệt trong sự phát triển của lực lượng máy bay không người lái cỡ nhỏ và vừa. Trên mặt trận, chiến thuật này rỉa dần sức chiến đấu của quân Nga. Đằng sau hậu phương nó mới thực sự thể hiện sự tàn phá với sức mạnh tổng thể của quân đội và nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến, dù là một quá trình lâu dài. Tất nhiên họ vẫn phải đối mặt với những trận tấn công của Nga, thương vong là không thể tránh khỏi.
Nhưng tôi thì thấy: Ukraine trì hoãn được đến bây giờ, khi cuộc chiến đã chuẩn bị được 26 tháng với độ tuổi gọi nhập ngũ trên 27 là quá giỏi – mà mới như thế đã đánh cho Nga liêng biêng với số “kiện hàng 200” là 456.050 (báo cáo 17/04 của Ukraine), nghĩa là tổng số thương vong phải đến cả triệu chứ không ít. Nếu bây giờ Ukraine họ gọi xuống 25 tuổi và đưa ra trận những đơn vị tinh tráng, thì quý vị nghĩ sao?
Với bọn Nguyên soái Ván ép, chuyện này là đáng sợ chứ không đùa.
3.2. Tiếp tục với những sự thật không vui cho quý bạn đọc nào pro-Ukraine: Vị thế thực sự của quân sự Nga hiện tại ra sao?
Cái mà Putox gọi là “một chiến dịch quân sự đặc biệt” lẽ ra chỉ kéo dài ba ngày. Cứ cho là kế hoạch có đôi chút lộn xộn, có lẽ nó sẽ kéo dài quá lắm đến một tuần. Putox, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng, nguyên soái Ván ép Shoigu và Tham mưu trưởng Gerasimov đã lên kế hoạch chiến lược với tốc độ chóng mặt như vậy. Nhưng, thực chất vào thời điểm đó, quân đội Nga vẫn là một quân đội của thời bình: chỉ huy kém, các đơn vị được trang bị kém và thiếu chiến thuật. Kết quả là thất bại nặng nề trong The Battle of Kyiv và ở cả các khu vực khác của Ukraine, quân Nga cũng không đạt được nhiều thành công, chỉ một số thành phố do có sự đầu hàng của chính quyền “nhanh nhảu dâng đất” thì Nga mới chiếm được dễ dàng.
Nếu Putox là người tạo ra quyết định thảm khốc về mặt địa chính trị nhằm phát động cuộc xâm lược toàn diện thì Gerasimov và Shoigu là các thủ phạm tạo ra sự thất bại quân sự ban đầu. Quân đội Nga lộn xộn, không có kết nối giữa các hướng tấn công chính, vốn được giao cho các quân khu của quân đội nước này. Bản thân trong mỗi hướng tấn công, sự lộn xộn, vô tổ chức lan tràn, các cấp chỉ huy hành động tùy tiện nhưng vẫn trong sự quan liêu đặc thù, thực hiện mệnh lệnh bất chấp tính khả thi…
Tình trạng này kéo dài suốt cho đến tận mùa hè 2022, khi Nga thu hẹp mục tiêu, để sắp xếp lại đội hình. Dần dần, tình hình trở nên khó khăn với Ukraine.
Điều khó khăn nhất với Ukraine là “phòng tuyến Surovikin” – tên tướng không quân, đồ tể Aleppo này hóa ra lại có ý tưởng chắc ăn, đúng theo “tư duy Zhukov.” Xin nhắc lại chuyện này. Khi Kế hoạch Barbarossa của phát-xít Đức tấn công Liên Xô đang trên đà thắng lợi, Zhukov đã đề nghị Stalin cho rút quân thành lập tuyến phòng thủ ở phía sau thật chắc. Với tốc độ tiến quân của Đức, họ đoán tuyến này phải cách chiến tuyến đang giằng co cỡ 500 – 600 ki-lô-mét, như thế Liên Xô mất quá nhiều đất, có thể mất cả Kyiv, Minsk… Vì vậy, Stalin đã không đồng ý với ý kiến trên đây.
Do sai lầm này, Hồng quân Liên Xô đã hứng chịu những đòn tấn công nhanh và mạnh của Đức, làm cho đội hình bị chia cắt thành nhiều phần và dần dần, bị hợp vây ở nhiều chỗ. Kết quả là chỉ trong năm đầu của chiến tranh, Hồng quân đã mất khoảng 3 triệu quân, riêng số chết, mất tích và bị bắt tại trận chỉ trong 3 tháng đầu của chiến tranh có thể đạt tới 1 triệu.
Surovikin thực hiện đúng chiến lược như vậy, hắn quyết định rút quân khỏi hữu ngạn Kherson, nghĩa là bỏ luôn cả thành phố thủ phủ của tỉnh này (và bỏ lại hàng núi xác quân Nga, chuyện này kinh khủng lắm, sau chiến tranh người Ukraine sẽ công bố cụ thể). Sau đó hắn dùng máy công trình mua của Trung Quốc, khẩn trương xây dựng được hầu hết ở mọi chỗ trên chiến trường Kherson và Zaporizhia, ít nhất hai lớp phòng thủ có bãi mìn, cự mã chống tăng, hào chống tăng và dần dần boong-ke hóa chiến hào. Một số nơi chúng dần dần xây dựng được tuyến phòng thủ thứ ba.
Với cách đánh bảo vệ quân lính của người Ukraine, họ không có khả năng xuyên qua được những hàng phòng ngự như vậy. Các vũ khí như xe tăng của phương Tây, không phù hợp với cách thi hành chiến tranh của người Ukraine.
Điều khó khăn nhì của người Ukraine, là viện trợ giảm.
Bây giờ đến điều tôi muốn nói đến nhất. Sau khi Surovikin “bộc lộ tài năng,” hắn một mặt nhận được cảm tình của Prigozhin, mặt khác bị cặp bài trùng Ván ép và Gerasimov ghen tức – kết quả như thế nào thì quý vị đã nắm được, Surovikin không chỉ bị vô hiệu hóa, mà còn bị cướp công. Nhưng nếu chỉ nói đến mỗi Surovikin thì không đủ.
Theo dòng sự kiện: Vào ngày 24 tháng 9 năm 2022, Mikhail Mizintsev (thượng tướng, sinh năm 1962) được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, thay thế Dmitry Bulgakov. Vào ngày 27 tháng 4 năm 2023, phóng viên quân sự Nga Alexander Sladkov xác nhận qua Telegram rằng Mizintsev đã bị cách chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách hậu cần. Nhà tuyên truyền và blogger quân sự Nga Semyon Pegov tuyên bố rằng đây là một phần của “một số vụ sa thải cấp cao có thể liên quan đến chuyến thăm của Putox tới Ukraine, nơi các sĩ quan ở mặt trận có cơ hội giải thích tình hình thực tế.”
Người thay thế Mizintsev là Alexey Kuzmenkov, sinh năm 1971 và cũng là thượng tướng.
Các nhân vật này được tôi kể vào đây cùng với Surovikin, để chúng ta cùng hình dung một bức tranh toàn cảnh: Cái bọn Nga này đã có những nỗ lực phi thường để tổ chức lại quân đội của chúng từ một đội quân lộn xộn, vô tổ chức, không có kết nối giữa các nhóm quân chính (quân khu) với nhau và hoàn toàn không đáp ứng được yêu cầu của một quân đội thời chiến, thành một quân đội khác hẳn, thực sự đã là một quân đội trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh.
Đến đây, chúng ta đã hiểu tại sao con khỉ đỏ đít Pét-xcốp hắn dùng khái niệm “tình trạng chiến tranh”. Và điều quan trọng hơn, chúng ta đã hiểu như thế nào là “quân đội Nga hồi phục còn hơn trước chiến tranh” (lý lẽ bịp bợm của bọn báo chí “shit Putox thơm” xứ phía đông nước Lào). Không phải như vậy, mà trước chiến tranh quân đội Nga thực sự là một lũ ô hợp, ngoài một số đơn vị thiện chiến của quân dù, lính thủy đánh bộ và đặc nhiệm – bọn này nhanh chóng bị tiêu diệt chỉ sau vài tháng chiến đấu.
Trong những tháng đầu của chiến tranh, vấn đề hậu cần của quân đội Nga là một vấn đề nghiêm trọng. Có đến tối thiểu 4 quân khu của Nga tham gia đánh nhau ở Ukraine: miền Tây, Trung tâm, miền Nam, miền Đông (sau này miền Tây bị chia thành 2 quân khu, Mục-tư-khoa và Lenigrad) và các hạm đội đều góp mặt: Biển Đen, Baltic, Biển Bắc và Thái Bình Dương. Tất cả các lực lượng này đều trông cậy vào những hệ thống hậu cần riêng nhưng dựa trên một số tuyến vận tải đường sắt nhất định được chăm lo bởi Lực lượng đường sắt quân sự Nga. Đánh nhau sứt đầu mẻ trán để tranh chỗ trên tàu hỏa là không tránh khỏi.
Nếu không tổ chức sắp xếp lại được tất cả những lộn xộn đó, quân đội Nga không thể ổn định được như ngày hôm nay. Phải đánh giá một cách khách quan, đây là một nỗ lực đáng kể của bọn họ và nó đã cứu cho quân đội Nga ở Ukraine không bị sụp đổ. Điều này khẳng định một lý thuyết vẫn tồn tại: người Nga cũng tài xoay xở.
Chỉ là sắp xếp lại thôi, còn hồi phục sức mạnh như trước chiến tranh, thì vẫn như các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, Nga nếu có được dỡ bỏ cấm vận thì cũng phải mất từ 7 năm trở lên, thậm chí lâu hơn như thế nhiều để phục hồi sức mạnh như trước chiến tranh.
3.4. Bản chất sức mạnh của Nga ra sao? Có đúng “Nga mạnh quá!” (câu cảm thán) hoặc “Nga là cực kỳ mạnh!” (câu khẳng định) hay không?
Tôi cắt phần này ra cho đỡ dài, thật ra là viết tiếp phần trên thôi.
Cho đến trước cuộc xâm lược toàn diện của họ vào Ukraine, phần lớn vũ khí của quân đội Nga, là thừa hưởng từ Liên Xô. Quý vị hẳn còn nhớ bài cách đây tôi viết về vấn đề pháo binh tại đây và tại đây. Thì ta thấy, chẳng hạn về pháo tự hành quân đội Nga sử dụng chủ yếu các mẫu cũ như 2S19-Msta, còn mẫu mới phát triển là 2S35 Koalitsiya-SV thì chưa thấy đâu.
Điều tương tự với xe bọc thép: Quân đội Nga có khoảng 11.000 xe bọc thép các loại trong kho, cụ thể là 4.000 xe bọc thép BTR-60/70, 4.000 xe bộ binh BMP-1/2, 2.000 xe bọc thép phụ trợ MT-LB và 1.000 xe tuần tra BRDM-2 cho lực lượng đổ bộ đường không, tất cả các mẫu trên đều có từ thời Liên Xô – số liệu này là giữa năm 2023. Các mẫu mới như Т-15 Barbaris hay BMP Kurganets-25 cũng chưa thấy đâu nốt, ý là chẳng có mặt trên chiến trường luôn, chỉ tồn tại dưới dạng hiện vật triển lãm trong các cuộc duyệt binh. Về xe tăng và máy bay, số phận của Armata T-15 và Su-57 chúng ta không cần phải bình luận nữa.
Tuy nhiên chỉ cần nhìn con số xe bọc thép trên đây, có thể kết luận được rằng Nga còn đủ xe bọc thép để đánh nhau lâu, vài năm nữa cũng chưa hết. Vì vậy, nói chúng mạnh thì cũng rất đúng. Nhưng cái mạnh đó là cái mạnh thừa hưởng, còn nước Nga hiện nay thì chẳng có cái gì để có thể nói là mạnh được cả.
Nga có hai vũ khí chính – tiền và lừa bịp. Hai cái này mới thực sự mạnh. Sự dối trá là một vũ khí mạnh mẽ. Putox luôn nghĩ mình có thể đạt được mục đích bằng cách nói dối, và ông ta sẽ nói bất cứ điều gì, mặc dù đến nay rất nhiều người đã nhận ra chân tướng. Trên thực tế, Putox cho rằng tất cả những người khác đều ngu ngốc khi không sử dụng thứ vũ khí này. Logic của Putox rất đơn giản. Thực tế là, vũ khí dối trá đã mang lại hiệu quả kỳ diệu cho Nga Putox. Chóp bu Nga dựa trên sự lừa bịp lâu nay với toàn bộ dân chúng Nga và toàn thế giới luôn, về “một Ukraine phát-xít” và về “một dân tộc Ukraine giả mạo,” nhân dân Nga tin điều đó.
Còn bây giờ, khi cuộc chiến đã đi qua được hơn 2 năm, quân đội Nga thực sự sa lầy, lãnh đạo Nga không có lối thoát, thì chúng bắt đầu vẽ ra thắng lợi của mình và thất bại của đối thủ.
Chủ đề được thảo luận nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông Nga trong hai tháng qua, sau khi chúng chiếm được Avdiivka là “cuộc tấn công vào Kharkiv sắp diễn ra” – đây cũng chính là trò lừa bịp mà Nga luôn sử dụng. Mục đích là thuyết phục phương Tây rằng việc giúp đỡ Ukraine là vô nghĩa vì dù sao thì nước này cũng sẽ thua.
Khi một số quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại trước chiến dịch Ukraine phá hủy các nhà máy lọc dầu của Nga và điều này có thể ảnh hưởng đến giá nhiên liệu, một loạt các dư luận khác được tung ra trong cùng lý thuyết lý luận, dù điều đó là không logic chút nào. Các nhà máy lọc dầu không sản xuất dầu mà chỉ xử lý dầu và việc phá hủy chúng không thể ảnh hưởng đến giá dầu thô. Không còn nghi ngờ gì nữa, trò thao túng tâm lý của Nga đã lại hoạt động.
Các bộ máy tuyên truyền của Nga, được cộng hưởng bởi rất nhiều báo chí “shit Putox thơm” mà nhiệt tình nhất là xứ phía Đông nước Lào, vẫn tiếp tục tô vẽ, dựng lên những thắng lợi của chúng trên chiến trường, cũng như các thành tựu kinh tế, thậm chí còn lọt vào top bao nhiêu đó của kinh tế thế giới, kinh thế!
Hãy thực tế đi nào! Quân đội hùng mạnh thứ hai thế giới đang chiến đấu với ai? Với Quân đội Ukraine, một quân đội thậm chí còn không thể so sánh được với nước láng giềng Ba Lan, không phải về quân số mà về trang bị và vũ khí hiện đại. Nhưng thay vì chiếm Kyiv, chúng ta đang thảo luận về việc Nga chiếm được các thị trấn nhỏ.
Dân số Avdiivka trước chiến tranh là khoảng 30 nghìn người. Quân của Putox đã tấn công thị trấn này kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào tháng Hai năm 2022. Trên thực tế Avdiivka chỉ cách Donetsk, thành phố bị Nga chiếm đóng từ năm 2014 có 20 ki-lô-mét.
Ngay cả sau khi đưa “4 khu vực mới” vào hiến pháp của Nga vào tháng 10 năm 2022 – tức là sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine, Nga vẫn chưa thể giành được toàn quyền kiểm soát một tỉnh nào trong các khu vực đó:
- Nga chiếm một phần nhỏ vùng Zaporizhia. Không kiểm soát thủ phủ của tỉnh.
- Nga chỉ chiếm một phần vùng Kherson. Mất quyền kiểm soát thủ phủ vào tháng 11 năm 2022; không thể chiếm lại được nó.
- Nga chiếm khoảng 60 % diện tích khu vực Donetsk, mặc dù họ đã chiếm thủ phủ từ năm 2014.
- Nga chiếm khoảng 90 % diện tích vùng Luhansk, mặc dù họ đã chiếm thủ phủ từ năm 2014.
Thực tế chiến trường vẫn diễn ra những điều ngược lại với bức tranh màu hồng. Quân Nga bị bắt gặp đã thực hiện các cuộc tấn công “cảm tử” bằng xe tải Ural không thiết giáp thì còn là sang quá, nay là xe golf cart của Trung Quốc sản xuất. Mỗi ngày, thay vì hàng chục ki-lô-mét của Hồng quân Liên Xô thì quân Nga tiến khoảng… 100 mét với số lính thương vong kinh dị. Chỉ để chiếm vài ngôi làng chẳng có ý nghĩa chiến lược gì.
Lý do tại sao Nga không thể công bố tổng động viên? Vì họ không thể trang bị đủ cho số lượng binh lính nhiều như thế.
Bất chấp một số tiến bộ nhỏ của quân đội Nga ở Ukraine, rõ ràng là họ thiếu trang thiết bị và các nguồn lực khác và nó có nguyên nhân từ kinh tế. Dầu vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt và trần giá dầu. Nhưng các biện pháp trừng phạt, mặc dù chậm rãi, đang phát huy tác dụng. Tình hình kinh tế ở Nga đang trở nên thực sự tồi tệ.
Hiện tại mọi chuyện đang rất khó khăn với Ukraine nhưng tình hình của Nga ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Theo các chuyên gia, mặc dù lạm phát chính thức ở Nga là 7,5 % nhưng con số thực tế là khoảng 14 – 17 %.
Chính quyền Nga đang bất lực không thể làm gì trước trận lụt lịch sử đang diễn ra ở Ural. Dân tự sơ tán, để lại nhà cửa ngập trong nước lũ. Đất nước không còn nguồn lực để giúp đỡ họ trong thảm cảnh.
Tôi hoàn toàn không muốn dìm hàng, nhưng trên mặt trận Ukraine tình hình của quân Nga là vô vọng, thậm chí vẫn thê thảm như xưa, nhưng trên các mặt trận khác của cuộc chiến tổng hợp, nước này vẫn đang thành công, và trên đà chiến thắng. Bởi vì vẫn còn có một số những người ra quyết định ở Hoa Kỳ thường khác với ý kiến của đa số thực tế, họ vẫn là những người ra quyết định. Một số nhà hỗ trợ chính của Nga hiện đang ở Washington. Đó là lý do của câu chuyện “Nga là cực mạnh” – không nên hỗ trợ Ukraine nữa, nên yêu cầu Ukraine đầu hàng! Lavrov, Nebenzya, Zakharova… đang bắt đầu nói rõ nhiều về đàm phán hòa bình, nhưng vẫn với các điều kiện đầu hàng của Ukraine. Tài nhỉ, đến mục tiêu chiếm đất còn chưa làm xong mà?
Nôm na là, Nga rất muốn người Ukraine đầu hàng, nhưng lại không thể làm được điều đó bằng quân sự, tức là không có cơ hội chiến thắng. Vì vậy chúng chuyển sang võ mồm.
Bất chấp những nỗ lực “phục hồi sức mạnh quân đội” (lời của bọn “shit Putox thơm” nhé, không phải của tôi), quân đội Nga vẫn còn nguyên những vấn đề không thể khắc phục. Sự phụ thuộc của hệ thống hậu cần vào tàu hỏa là một vấn đề cực lớn. Sau đó là thiếu xe tải. Tôi nói với mấy anh em bạn thân: chính vì có HIMARS, M777 và Nga dù có cố gắng vẫn thiếu xe tải, nên chúng không thể tổ chức được những chiến dịch tấn công lớn. Câu chuyện “sẽ tấn công chiếm Kharkiv” vì thế có logic của nó: tập trung quân và hậu cần ở Belgorod thì dễ hơn và ít bị tấn công hơn là ở trên các vùng bị tạm chiếm.
Cách đây ba ngày, tôi có nghe một chuyện từ đâu đó người ta nói, và tôi chia sẻ lại với một số anh em bạn bè thân: người Ukraine có một thứ tên lửa gì đó, bắn được 1.000 ki-lô-mét và không hiểu sao, vẫn chưa dùng. Nói chưa dứt lời, không đầy một ngày sau có tin căn cứ quân sự ở Dzhankoi bị tấn công và nhiều khả năng băng chính cái thứ tên lửa đó. Đúng là chưa cần có ATACMS thì họ cũng đã xoay xở được bằng thứ vũ khí của riêng mình. Này thì tập trung quân ở Belgorod!
Trong một diễn biến khác, thứ Bảy tuần này, Hạ viện Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu khoản viện trợ 61 tỉ đô-la cho Ukraine và đúng như nhiều chuyên gia đã phân tích: 80 % số đó sẽ được chi tiêu tại Mỹ để sản xuất và thay thế các vũ khí được chuyển giao cho Ukraine! Bản dự thảo luật cho phép viện trợ cho Ukraine đã được công bố. Điểm nổi bật chính:
Dự luật bắt buộc tổng thống Mỹ phải bàn giao ATACMS cho Ukraine càng sớm càng tốt sau khi nó có hiệu lực.
Tổng cộng 61 tỉ USD sẽ được phân bổ, trong đó 23 tỉ USD để bổ sung dự trữ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Hỗ trợ, chứ không phải viện trợ, vì thế sẽ là các khoản cho vay.
Mở ra khả năng tịch thu tài sản của Nga đang bị giữ để trang trải chi phí trong tương lai
Sẽ yêu cầu Lầu Năm Góc/Bộ Ngoại giao trong vòng 45 ngày phải đưa ra chiến lược rõ ràng của Mỹ đối với Ukraine.
Chuyện đã đến rồi thì đây: Thủ tướng Séc Petr Fiala thông báo 20 quốc gia đã cam kết hỗ trợ mua 500.000 quả đạn pháo cho Ukraine như một phần của sáng kiến gây quỹ quốc tế do Séc dẫn đầu nhằm cung cấp đạn dược cho quân đội Ukraine.
Bình loạn : Tôi đã nói rồi mà, có cái gì tồn tại được mãi đâu, kể cả… khó khăn. Lập đáy mãi rồi, đi ngang mãi rồi thì cũng phải đi lên chứ.
PHÚC LAI 18.04.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.