lundi 4 septembre 2023

Lê Xuân Nghĩa - Sai lầm lớn của Ấn Độ

Ấn Độ đã nhận thấy sai lầm nghiêm trọng khi không mời Tổng thống Ukraine Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20.

Ngoại trưởng Ấn vừa giải thích rằng Ấn Độ không trung lập trong cuộc chiến ở Ukraine. Việc không mời Tổng thống Zelensky tham dự Thượng đỉnh G-20 lần này, do Ấn Độ là nước chủ nhà chỉ là nhằm hàn gắn sự chia rẽ giữa hai cực liên quan đến cuộc chiến tranh ở Ukraine

Rõ ràng là trước đó, quan điểm trung dung của Ấn Độ về cuộc chiến tranh ở Ukraine là rõ ràng, không thể bao biện. Tất nhiên, Ấn Độ cũng vì lợi ích quốc gia của mình nên muốn nhân dịp này thể hiện vai trò nước nước lớn, với tham vọng kiến tạo hòa bình và hàn gắn thế giới, nhằm gây tiếng vang và nâng cao vị thế của mình. Đặc biệt là mối quan hệ Ấn- Nga và Ấn-Trung.

Tuy nhiên, Ấn Độ đã tính toán sai. Bởi lẽ trong mắt Nga và Trung thì Ấn Độ chưa bao giờ là quốc gia được họ coi trọng. Ở đó chỉ là sự lo lắng và đố kỵ nếu Ấn Độ trở nên mạnh mẽ.

Và sự thực thì đến lúc này, khi Thượng đỉnh G-20 sắp diễn ra chỉ vài ngày nữa, Nga và Trung Quốc chính thức tuyên bố sẽ không có sự tham gia của nguyên thủ hai nước này. Cụ thể: Nga cử Ngoại trưởng Lavrov, Trung Quốc cử Thủ tướng Lý Cường. Tức có nghĩa, Putin và Tập không xuất hiện

Việc Putin không tham gia có thể dễ dàng thông cảm và chấp nhận, bởi ông ta vừa đang là tội phạm bị ICC truy nã, vừa rất dễ bị cô lập dẫn đến “mất mặt” ở Hội nghị. Nhưng việc Tập từ chối lại không hề đơn giản. Lý giải:

- Tập không muốn và không chấp nhận việc Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Và thực lực Ấn Độ không hề kém so với Trung Quốc về toàn diện. Trong quan điểm của Trung Quốc thì Ấn Độ vừa là đối thủ, vừa là đối tượng và còn vừa là kẻ thù. Vì vậy, việc Tập không bỏ lỡ cơ hội này để từ chối tham dự Thượng đỉnh G-20 do Ấn Độ là nước chủ nhà luân phiên. Điều này sẽ là đòn giáng mạnh vào chính phủ của Thủ tướng Modi, và uy tín của Ấn Độ.

- Tập cũng nhân dịp này hạ thấp uy tín của Ấn. Đồng thời gửi thông điệp đến các quốc gia BRICS và thế giới rằng ở đó, Trung Quốc mới là quốc gia có quyền lực tối cao và nắm quyền chi phối tất cả. Còn Ấn Độ gần như không là gì, để các quốc gia nhìn đó mà ứng xử.

- Cũng nhân dịp này, Tập muốn gián tiếp truyền tải thông điệp đến Nga và phía đối thủ rằng Trung Quốc sẽ sát cánh cùng Nga trong vấn đề đối đầu chiến lược với Mỹ và NATO, EU, G7. Đồng thời dằn mặt các quốc gia của nhóm G-20 và các quốc gia còn lại.

Ấn Độ nghĩ rằng không mời Tổng thống Ukraine thì sẽ trở thàng “trung tâm hàn gắn thế giới” và muốn bày tỏ sự thân thiện với Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không ý nghĩa. Trái lại, Ấn Độ còn bị suy giảm lòng tin cũng như sự ủng hộ từ Mỹ, EU và G7, bởi họ là những quốc gia không hài lòng với việc Ấn từ chối mời Ukraine. Tức có nghĩa Ấn Độ mất tất cả !

Khi mà ai đó vẫn nghĩ rằng bằng nhân tâm và sự chân thành thì sẽ cảm hóa, hoặc chí ít là nhận được sự cảm thông từ con sói hoặc linh cẩu thì thực là sai lầm nghiêm trọng. Và có thể còn phải trả một cái giá rất đắt, vô cùng đắt.

Vì vậy, lúc này Ấn Độ đã nhận ra sự sai lầm đó thì đã muộn.

LÊ XUÂN NGHĨA 03.09.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.