Câu hỏi này đã đặt ra cho Đàm Vĩnh Hưng từ khi anh 15 tuổi, một cậu bé 4 tuổi đã được gửi vào trường dòng khi ba mẹ bỏ nhau, và Hưng chọn về ở với mẹ.
Bà T., mẹ Đàm Vĩnh Hưng là một người phụ nữ đặc biệt. Thương con như điên, bảo vệ con an toàn trong xóm lao động nghèo đầy tệ nạn xã hội ; nhưng chính bản thân bà cũng làm nên nợ nần từ khu phố mà nhà nhà đánh số, nhà nhà ‘trải chiếu” như một thú tiêu khiển vô hại.
Sự kỷ luật, nghiêm túc trong đời sống cá nhân chính là nguyên tắc sống khiến cho Đàm Vĩnh Hưng rèn luyện. Điệu nghệ trong từng nhát kéo khi làm anh thợ cắt tóc đắt khách và cũng đi lên thành người ca sĩ tên tuổi từ con số không, với giọng hát ban đầu chỉ có thể là…karaoke.
Đàm Vĩnh Hưng làm ra tiền, hái ra tiền. Và những công ty mà anh tham gia xây dựng cho anh hình ảnh một “ông hoàng” của sự sang trọng, xa xỉ…hoàn toàn khác với con người lao động “lù khù có ông Cù độ mạng” của Hưng.
Tôi không biết hiệu quả của chiêu trò này trong thế giới giải trí thế nào. Nhưng nó gây khó chịu cho những người đàng hoàng.
Hưng hát không hay, nhiều người nói như vậy nhưng fan của Hưng hơi bị nhiều. Tôi cũng cảm nhận Hưng hát không hay, nó thô vụng nhưng tôi thích nghe Hưng hát, cái này thây kệ tôi.
Khi Hưng livestream nói chuyện nợ nần của mẹ, cả xã hội miệt thị Hưng, tôi đã lên tiếng bảo vệ Hưng khá hiệu quả trên báo và cả mạng xã hội. Nhiều người xa lạ cũng bênh vực Hưng, Hưng ạ, đó là sự bất thiên vị.
Tôi không yêu cầu và cũng không kỳ vọng Hưng và các ca sĩ, bạn bè của Hưng làm những điều khó khăn.
Nhưng ít ra Hưng cũng phải biết những điều cơ bản của một người bình thường, đó là biết tôn trọng mình bằng cách tôn trọng người khác.
Tự xưng mình là vùng cấm và xưng là Vua, dù chỉ là tên chương trình là điều dại dột nhất, pháp luật chẳng kiêng nể ai huống hồ chỉ là một ca sĩ. Còn với cuộc sống vô định này thì một thằng ngáo đá, một chiếc xe điên cũng có thể cướp tính mạng của ta bất cứ lúc nào.
Dại dột nhất là sự cao ngạo ấy lại dựa trên sự yêu mến và lòng tin giả lập của một nhóm hâm mộ.
Hãy học sự khiêm cung của những người giàu.
Anh Lý Ngọc Minh, công ty Minh Long ở Bình Dương, anh PNV của VinGroup, anh Nguyễn Đăng Quang Masan…và những nhà giàu khác, bài học lớn nhất của họ là biết sợ.
Hãy học tinh thần dấn thân của những tinh hoa xã hội. Họ có thể không giàu, học thức khác nhau nhưng hành trình và tiếng nói của họ đã có những đóng góp nhất định cho sự quản trị của chính phủ, quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội Hãy học anh Thành Lộc về tinh thần yêu nước và trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ.
Và, hãy học ở chính mình Hưng ạ, từ một người thợ cắt tóc trở thành ca sĩ như Hưng không phải dễ, đừng để nó vuột khỏi tầm tay.
HOÀNG LINH 31.03.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.