Đăng ngày:
Sinh tại Nhật năm 1916 và mang quốc tịch Anh, trong thời kỳ Đệ nhất
Thế chiến, Olivia de Havilland nhập tịch Mỹ năm 1941 vào thời Đệ nhị Thế
chiến. Bà theo mẹ đến sống ở California lúc mới hai tuổi, khi người cha
luật sư và người mẹ là diễn viên kịch ly dị.
Yêu thích kịch nghệ, Olivia được đạo diễn Áo Max Reinhardt phát hiện, mời diễn một vai trong vở « Giấc mộng đêm hè » của Shakespeare. Nữ diễn viên trẻ đóng tiếp vai này trong bộ phim cùng tên năm 1935 do Reinhardt và Warner đồng sản xuất.
Năm
đó Olivia vừa 19 tuổi, hãng Warner ký hợp đồng bảy năm với cô, cánh cửa
Hollywood rộng mở. Olivia de Havilland liên tục đóng nhiều bộ phim ăn
khách. Nhưng nổi tiếng nhất là vai diễn để đời Melanie Wilkes trong bộ
phim « Cuốn theo chiều gió », nhờ nhà sản xuất Selznick thuyết phục được Warner « cho mượn » nữ diễn viên trẻ đang lên.
Thành
công vĩ đại của bộ phim dẫn đến một thắng lợi khác của Olivia : cô
thắng kiện hãng Warner. Olivia phản đối do bị buộc đóng toàn những vai
phụ nữ kiểu mẫu, trong khi luật thời đó cho phép hãng phim ngưng hợp
đồng với các diễn viên từ chối vai. Phán quyết của tòa trở thành án lệ,
làm chấn động Hollywood.
Olivia de Havilland đã diễn xuất trong 49 bộ phim, giành được hai giải Oscar nữ diễn viên xuất sắc nhất trong phim « To Each His Own »(Mỗi người một số phận, 1946) và « The Heiress » (Người phụ nữ thừa kế, 1949). Bà đóng phim ít hơn sau đó, nói rằng « không ai có thể ở trên đỉnh cao suốt mọi thời đại ».
Nữ minh tinh Hollywood khám phá Paris năm 1953 và đem lòng yêu mến nước Pháp, tuyên bố « Pháp là nước duy nhất mà tôi có cảm giác như ở nhà mình ».
Ly dị tiểu thuyết gia Mỹ Marcus Goodrich năm 1954, một năm sau bà lấy
nhà báo Pháp Pierre Galante, thư ký tòa soạn tuần báo Paris Match. Con
gái của hai người hiện nay cũng là phóng viên Paris Match. Hai vợ chồng
chia tay năm 1962, nhưng tiếp tục sống chung một nhà trong sáu năm sau.
Olivia
quyết định sống ở Pháp suốt phần đời còn lại, khoảng nửa thế kỷ. Bà là
minh tinh cuối cùng của thời đại vàng Hollywood thập niên 30-40. Olivia
kể lại việc thích ứng với đời sống Pháp trong cuốn « Each french man has one » vào đầu thập niên 60.
Nước
Pháp đền đáp cho bà khi trao cho Olivia de Havilland chức chủ tịch ban
giám khảo Liên hoan điện ảnh Cannes năm 1965 – người phụ nữ đầu tiên
trong lịch sử Cannes được mời giữ vai trò này. Năm 2010, tổng thống
Nicolas Sarkozy tặng cho bà Bắc đẩu Bội tinh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.