lundi 21 octobre 2024

Mai Quốc Ấn - Lượng và chất


Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết “kinh nghiệm từ các quốc gia, để phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển cần đạt khoảng 12 người/một vạn dân”.

Ông Duy nhấn mạnh “Nhìn lại lịch sử phát triển của các quốc gia, dễ thấy giai đoạn đầu, hầu hết lực lượng nghiên cứu và phát triển thường tập trung trong khu vực công, tức là các viện nghiên cứu, trường đại học công lập do nhà nước thành lập. Kinh phí cho nghiên cứu và phát triển chủ yếu cũng được cấp từ ngân sách nhà nước.”

Điều này làm tôi rất băn khoăn vì các sáng chế tại Việt Nam nói lên một thực trạng khác: Nó đến từ doanh nghiệp là chính thay vì 53.000 giáo sư tiến sĩ.

Tuy ông Duy có nói về việc "Để đạt được mục tiêu tăng cường số lượng cán bộ nghiên cứu và nguồn đầu tư xã hội, Luật Khoa học và Công nghệ cần được sửa đổi toàn diện, bao gồm việc tích hợp các hoạt động nghiên cứu và phát triển của toàn xã hội vào trong Luật, không chỉ dựa vào các quy định hiện tại".

Song cái đáng lo là sự nhấn mạnh tăng cường tập trung trong khu vực công thay vì tư nhân có thể tạo ra một sự mất cân bằng sâu hơn. Khi các trường, viện có thể là nơi tiêu ngân sách không hiệu quả cho nghiên cứu trong khi các kỹ sư sáng chế, nông dân sáng chế toàn tự bỏ tiền túi ra làm không được nhắc đến.

Vâng, không có bất kỳ sự nhắc đến nào về hỗ trợ cá nhân doanh nghiệp ngoài công lập trong việc nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ cả! (Hoặc ông ấy có nói mà báo không ghi nhận chăng?)

Đại dịch Covid và bão Yagi đã cho thấy nhân dân dùm học nhau và hỗ trợ nhà nước rất nhiều. Hai sự kiện này cho thấy “khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Vậy hà cớ gì ngân sách cho khoa học công nghệ chỉ là “phần bánh riêng” của đơn vị công lập thưa thứ trưởng Bùi Thế Duy?

MAI QUỐC ẤN 21.10.2024

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.