Affichage des articles dont le libellé est Khí hậu. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Khí hậu. Afficher tous les articles

lundi 6 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Đất không giữ được nước


Là đất chết!

Nơi nào mà đất chai cứng vào mùa khô và nhão nhoẹt bùn lầy vào mùa mưa, thường là đất chết.

Khi không còn độ mùn thì đất chết! Không có độ mùn thì dù có cày đất tơi xốp thì nước ngấm hết chứ không giữ lại độ ẩm, nên mùa hạn dù có tưới cây thật nhiều thì cây chỉ hút được một phần nhỏ và đa số bốc hơi.

Tương tự, vào mùa mưa, đất không có độ mùn để giữ nước thì nước cứ từ cao trôi xuống thấp và lỗi luôn cả đất tạo thành lũ nước, lũ bùn.

dimanche 5 mai 2024

Nickie Tran - Tôi sẽ chết...

 

Hôm nay có việc đi Đồng Nai, trên đường về tôi thấy rất nhiều cây cháy chết vàng đen vàng đỏ cả lá. Cây lớn lớn chết! Cây trung trung chết! Cây nhỏ nhỏ chết, ngay cả cỏ mọc ven đường và dừa nước dưới ao cũng chết. 

Tôi nhìn cảnh đó rồi tôi ngồi trên xe tôi khóc. Tôi không phải dạng ủy mị thấy cái mẹ gì cũng khóc, mà tôi thuộc dạng chết nhát. Thấy mình sắp chết nên tôi khóc.

Bài viết cũ của tôi nói về chuyện những cánh đồng không lúa và những con sông không cá. Đó là tôi dự đoán cho tương lai mấy chục năm nữa. Hôm nay thì tôi thấy nó không có xa như tôi nghĩ. Và khi nhiệt độ tăng lên thêm tầm vài độ nữa thôi thì tôi sẽ chết. Mà không phải mình tôi chết đâu.

Nguyễn Tuấn Khoa - Nắng, mưa và hạn mặn


Hồi những năm 80 người ta thấy có nhiều nhóm tập trung trên cầu Chà Và (quận 5) để cá độ đoán mưa, đoán nắng. Trò cá độ này thu hút vì ăn thua, chung độ nhanh như một ván bài cào. Khi có đám mây đen kéo tới, họ cá với nhau trong khoảng thời gian nào đó sẽ có hay không có mưa.

Nhiều năm sau, kinh tế Việt Nam xuất hiện mô hình Ba Lợi Ích nên nhiều xí nghiệp sản xuất bắt đầu hình thành. Không xa cầu Chà Và có xí nghiệp Cầu Tre sản xuất hải sản đông lạnh. Xí nghiệp này cũng đồng thời cung cấp cho thị trường cá độ cầu Chà Và nhiều "nhân tài"!

Chuyện là vầy.

vendredi 3 mai 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Phượng Hoàng lửa

Trong ghi chép của một số tài liệu về hiện tượng địa lý, tôi nhớ có đọc “cảnh chết chóc hàng loạt của sinh vật vì hạn hán”, “cảnh cháy thành tro tàn”… mỗi khi có Phượng Hoàng lửa xuất hiện.

Hồi đó đọc ngờ nhiều hơn tin, rồi giật mình khi thấy có sự xuất hiện của Phượng Hoàng lửa thiệt trên bầu trời, cứ ngỡ mất mát trong dịch Covid đã là đỉnh điểm. Nào ngờ, cả tháng nay, khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ, hình ảnh đất đai khô cằn, nứt nẻ, lá cây cháy vàng thiệt đáng sợ.

Hôm qua thêm cảnh miền Đông cá chết hàng loạt như vầy, tôi thiệt sự biết sợ hạn hán, sợ Phượng Hoàng lửa rồi. Những bầy ruồi đen còn ám ảnh hơn cả mặt hồ tràn xác cá trắng hếu!

jeudi 2 mai 2024

Cù Mai Công - Cả Sài Gòn rực lửa hạ

Trưa 2-5-2024. Sài Gòn 38-39 độ, vỉa hè có nơi 51-53 độ !

Dân Sài Gòn tơi tả trong nắng hạn liên tục hơn một tháng nay, ngày nào cũng từ 36 độ trở lên. Suốt năm ngày lễ dịp 30-4, 1-5 cho tới nay, nhiệt độ 38, 39 độ. Một, hai giờ sáng, trời vẫn oi hầm 30, 31 độ. Cả Sài Gòn rực lửa hạ.

Đó là các mức nhiệt độ đo trong lều khí tượng. Thực tế, như 12 giờ 30-12 giờ 45 trưa 2-5, dù chưa cao điểm nắng nóng (13-16 giờ), trên đường Tôn Đức Thắng, tôi đặt nhiệt kế trên đá bó vỉa hè: 51-53 độ. Cả con đường nóng phừng phực. Hàng me trồng hai năm trước loi ngoi trong nắng hạ Sài Gòn.

jeudi 25 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Những ngày rời rạc

Ở kinh kỳ, người ta đang bàn về chuyện hoa Lan hoa Huệ tâm ran. Cánh hoa nào nở, đóa hoa nào tàn là thứ thước đo để người này hơn kẻ nọ về độ thạo tin.

Đồn đi rồi đồn lại, lần nào cũng không đồn lầm!

Và những người nông dân lầm than vì mất mùa mất mùa sau vụ nông sản bị mưa đá trắng trời Tây Bắc, hạn hán khô cằn Tây Nguyên và hạn mặn đến không còn nước sinh hoạt ở Tây Nam Bộ là một sự thật khác.

Huy Nguyễn - Dự báo đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt trên phạm vi toàn quốc

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt lần này sẽ kéo dài từ hôm nay 25/04 đến hết ngày 30/04 trên phạm vi toàn quốc. Trong đó khu vực miền Trung có khả năng kéo dài lâu hơn.

Các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/04 và 30/04. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây.

Dự báo nhiệt độ khung giờ 13 giờ đến 15 giờ ngày 30/04 ở một số khu vực như sau:

lundi 15 avril 2024

Nguyễn Thông - Lại 38 độ!

Nóng khiếp, cửi trần (tất nhiên tôi, đàn ông, già, ma nó nhìn) từ sáng tới giờ mà cứ đổ bồ hôi ròng ròng.

Bắt chước ông tiến sĩ gì đó đề xuất lập đàn cầu mưa, tôi khẩn cầu chui các chư vị thần linh, Ngọc hoàng thượng đế, Tôn ngộ không hành giả, Thập điện diêm vương, Thủy tề, Gia cát khổng minh, Chí phèo, Năm cam, Lê văn tám... hãy cho mưa xuống, chậm nhất là rằm tháng Bảy (để lời cầu được thừa nhận linh nghiệm), kẻo chết khát hết mất.

Ngồi trong nhà, nhìn cái cây ngoài đường, thương vô cùng. Không biết nó lấy nước từ đâu để tồn tại, để đừng khô lá trong cái nóng nung người này.

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

Hoàng Nguyên Vũ - Hô mưa gọi gió : Xuống đi các ông ơi, ngã đau lắm đó!

 

Kể ra cái xứ mình cũng lắm điều vi diệu.

Hết đi đến tất cả các sao nào Thổ Tú, Thái Âm, Thái Bạch..., trong khi khoa học vũ trụ của thế giới mới chỉ đến được mặt trăng và mấy cái sao gần gần. Giờ lại tòi ra những vị nhân có thể hô mưa gọi gió, đòi gọi mưa về để chống hạn hán cho miền Nam.

Nếu thần thông quảng đại như thế, thì ngay và luôn, đến trung tâm Sài Gòn hô cho mưa rào về trong ngày mai đi. Cứ làm trước phát tâm cho bà con mát mày mát mặt. Rồi sau đó, muốn hô ở đâu muốn gọi ở đâu cũng được, chúng tôi tình nguyện kêu gọi vận động kinh phí cho đại vĩ nhân quái kiệt tha hồ đón mưa về nhé. Nhiêu bi nhiêu, chúng tôi cân hết nha!

samedi 13 avril 2024

Huy Nguyễn - Xuất hiện dị nhân có khả năng cầu mưa?

Thực ra ông Lê Minh Hoàng này được báo chí đưa lên từ hồi 2013. Ông ấy đi các bộ ngành đòi chi tiền để ông ấy cầu mưa và đuổi bão.

Không ai trả tiền cho ông ấy nên ông ấy giận không làm việc không công nữa. Ở ẩn 10 năm giờ nhờ tiến sĩ Điệp mà ông ấy lại nổi lên tiếp.

Ông Hoàng có thể mắc bệnh hoang tưởng, nhưng ông Điệp đường đường là giám đốc một trung tâm khoa học công nghệ mà lại ra văn bản đề nghị này thì thật khó hiểu. Trong văn bản mặc dù có nêu rằng khả năng của ông Hoàng chưa được kiểm chứng - Chưa kiểm chứng sao lại làm công văn đề nghị một cách trịnh trọng như vậy đến cơ quan chức năng ?

Võ Xuân Sơn - Lập đàn cầu mưa

 

Từ trước giờ tôi vẫn nghĩ có gì đó không ổn trong giới trí thức ở Việt Nam. Nhưng tôi không biết là gì.

Hôm nay, đọc được một văn bản của ông Tiến sĩ Giám đốc trung tâm Dịch thuật và Khoa học Công nghệ, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tôi mới sáng tỏ được chút ít.

Đó là công văn số 242024/CV-CTCS ngày 02/04/2024, gởi Chi cục Thủy lợi TP HCM. Công văn này giới thiệu một người có khả năng cầu mưa cho các tỉnh phía Nam. Ngoài việc giới thiệu nhân vật có khả năng đặc biệt này, công văn nhiều lần khẳng định là họ chưa kiểm chứng khả năng đó, không khẳng định, và không phủ định rằng người họ giới thiệu có khả năng cầu mưa.

Lê Thiếu Nhơn - Tiến sĩ nhảm!

Khô hạn đang đe đọa các tỉnh Nam bộ.

Thay vì nghiên cứu tìm giải pháp khoa học mang tính bền vững để hỗ trợ bà con, thì tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp - giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ, lại giới thiệu thầy phù thủy Lê Minh Hoàng "có khả năng cầu mưa" cho Chi cục Thủy lợi TP.HCM.

Nhảm nhí hơn, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp cũng không biết chuyện cầu mưa của đối tượng Lê Minh Hoàng có thật hay không. Tức là cứ tùy tiện giới thiệu, cứ lấy cái học vị và con dấu ra mà làm trò môi giới một cách lố bịch.

Lưu Nhi Dũ - Cầu mưa ?

Học tới tiến sĩ như ông Nguyễn Hoàng Điệp mà còn tin lập đàn cầu được mưa ?

Ông tiến sĩ này giới thiệu cho TPHCM, các tỉnh miền Tây đang hạn hán một vị “hô phong hoán vũ” để làm mưa cứu dân”!

Trời, tới thế kỷ của AI mà vị tiến sĩ này còn mê mê đến cỡ đó sao!

mercredi 10 avril 2024

Huy Nguyễn - El-Nino và Vì sao Cà Mau năm nay hạn nặng?

 

Cà Mau là bán đảo tách biệt khỏi hệ thống sông Mêkông, nên 100% nước dựa vào nước trời. Nghĩa là có mưa mới có nước.

Xét về tổng lượng mưa thì Cà Mau không phải là vùng ít mưa, vì tổng lượng mưa lên tới 2.700 mm - 3.000 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa này chỉ tập trung trong các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Các tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như không mưa hoặc lượng mưa rất ít.

Vào các năm có El-Nino xuất hiện như 2015-2016, 2019-2020, và 2023-2024, các tháng từ 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Khi có El-Nino, hạn hán thường sẽ xảy ra vào cuối kỳ El-Nino. Chẳng hạn:

samedi 16 mars 2024

Cù Mai Công - Kèn hồng, bằng lăng tím, bò cạp vàng : Lãng mạn vô duyên, bất hợp lý trong nắng Sài Gòn

 

Tháng Ba, tháng Tư cao điểm mùa khô Sài Gòn: 35, 36, 37 độ.  Người đi đường nào cũng khủng hoảng với cái nắng cháy da khét thịt. Ai cũng thèm một bóng cây để thấy "nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát" (thơ Nguyên Sa).

Hàng cây kèn hồng trồng lỗ chỗ trên đường Điện Biên Phủ, đoạn gần cầu Điện Biên Phủ năm nay lác đác trổ hoa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-3-2024, ông Lê Công Sơn - trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM - cho biết nguyên nhân: do năm nay nắng nóng dài, các đợt thời tiết mát mẻ trước Tết Nguyên đán cũng không xuất hiện nhiều, mưa cũng ít hơn. Dù là giống cây thích hợp khí hậu miền Nam nhưng cây vẫn cần điều kiện nắng và mưa đủ để cho năng suất tốt nhất.

samedi 3 juin 2023

Nguyễn Hồng Hải - Ở Việt Nam mà không « điên » mới lạ

 

Nếu ai đã từng gặp và trò chuyện với chị, chắc có lẽ đều chung cảm nhận như tôi “điên gì mà điên dữ vậy chị Hoàng Thị Minh Hồng ?”

Không “điên” sao được khi đang ở Việt Nam lại lo mút tận Nam Cực, lo cho mấy con “Chim cánh cụt” không có đất sống, lo cho mấy con “Hải cẩu” không có chỗ trú thân…

Chị có thể yêu cầu tắt máy lạnh giữa tiết trời nóng bức, chỉ để “bảo vệ môi trường” có thể làm trái đất nóng thêm. Tóm lại chị có thể thao thao bất tuyệt về một dự án bảo vệ môi trường nào đó mà chị mới nhen nhóm ý tưởng, nếu chịu nghe thì có khi cả ngày cũng không hết.

vendredi 19 mai 2023

Trần Tiến Dũng - Mùa hè Sài Gòn xưa và nay

 

Mùa hè là gọi chung, ở miền Nam là đầu mùa mưa. Thời nay người ta không còn tâm trạng lãng mạn về hoa phượng, tiếng ve, hàng me lá non, các cơn mưa rào...

Điệp khúc đầu tiên mà người đô thị Việt Nam là nghe đài về hồ thủy điện cạn nước, thiếu điện, lên giá tiền điện. Điệp khúc mà người ta nói cho nhau nghe từng giờ là trời nóng như lửa, đường ngập...

Đã 48 năm rồi, có người sinh sau 1975 đã có dâu, rể, có người đã ẵm nựng cháu ngoại nhưng điệp khúc cũ về vấn nạn mùa hè suốt 48 năm vẫn y vậy. Hay đó là thứ điệp khúc về "thành tựu" để họ thuộc lòng và hát, nói mỗi năm nhằm truyền lại cho đời con, cháu.

lundi 8 mai 2023

Cù Mai Công - Ba đại lộ đầy cây xanh sầm uất nhất Sài Gòn đã bị « sa mạc hóa » ra sao ?

 

Ai cũng biết đó là ba đại lộ nào: Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ và Lê Lợi. Và ai cũng biết ba đại lộ giữa trung tâm Sài Gòn ấy từng đẹp đẽ ra sao; nhiều cây cối mát mẻ ra sao; buôn bán sầm uất, khách qua lại tấp nập ngày đêm ra sao.

Đại lộ Tôn Đức Thắng trước 1975 là cung đường Cường Để tạo nên “khung trời đại học” thơ mộng, lãng mạn thứ hai của Sài Gòn; cuối thập niên 1990 từng là một trong những cung đường được xếp hạng đẹp nhất Việt Nam.

Hai đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi - hai dòng kinh/đường nước đầu thời Pháp thuộc bị lấp thì sau đó cả trăm năm, luôn là cung đường “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” tạo nên bộ mặt đô thị bậc nhất của một Sài Gòn phát triển, thay đổi từng ngày.

mardi 5 avril 2022

GIEC : Đối phó hâm nóng khí hậu, « bây giờ hoặc không bao giờ »


Đăng ngày 05.04.2022

Các chuyên gia khí hậu Liên Hiệp Quốc (GIEC) trong báo cáo công bố hôm qua 04/04/2022 cảnh báo, khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ đạt đỉnh điểm trong ba năm nữa. Đầu tư hàng năm trong lãnh vực khí hậu tại châu Âu cần phải tăng từ 2 đến 4 lần, để có thể đạt mục tiêu khí hậu chỉ tăng lên 1,5°C. 
 
Đây là đợt công bố cuối bản báo cáo nhiều ngàn trang của nhóm chuyên gia gồm 278 nhà khoa học và hàng trăm cộng sự thuộc 65 nước tham gia, đã tổng hợp 18.000 công trình nghiên cứu với khoảng vài chục ngàn khuyến cáo. 
 
Báo cáo ghi nhận nhiều lý do để hy vọng. Trước hết, tuy khí thải gây hiệu ứng nhà kính có tăng nhưng tốc độ tăng đã giảm từ 2,1% còn 1,3% từ 2010 đến 2019, nhờ đầu tư vào công nghệ và cơ sở hạ tầng. Giá thành năng lượng mặt trời, điện gió và pin lithium-ion giảm mạnh, tuy nhiên năng lượng tái tạo vẫn chỉ chiếm 8% sản lượng điện toàn cầu, và những tiến bộ không đồng đều tại các khu vực.