Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về tình hình tại bang Rakhine, nơi người Rohingya bị đàn áp, Naypyitaw, 19/09/2017. |
Một trong những tổ chức bảo vệ
nhân quyền lớn nhất Hàn Quốc, Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm, hôm nay
18/12/2018 loan báo rút lại giải thưởng Gwangju đã trao cho nhà lãnh đạo
Miến Điện Aung San Suu Kyi năm 2004, vì sự « dửng dưng » của bà trước thảm cảnh của người thiểu số Rohingya.
Vào
thời đó, nhà ly khai được thế giới ngưỡng mộ đã không thể đến nhận giải
thưởng nhân quyền danh giá này, vì bị tập đoàn quân sự quản thúc. Nay
đảng của bà đã lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi trở thành người lãnh đạo
Miến Điện, nhưng bà lại bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì từ chối lên án
bạo lực đối với người Rohingya, không hề tỏ sự cảm thông.
Từ
năm 2017 đã có trên 720.000 người Rohingya phải chạy trốn các hành động
tàn ác của quân đội và dân quân Phật giáo Miến Điện, cuộc khủng hoảng
được Liên Hiệp Quốc đánh giá là « diệt chủng ».
Ông Cho Jin Tae, phát ngôn viên của Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm tuyên bố : «
Sự vô cảm trước những tội ác tàn bạo đối với người Rohingya đi ngược
lại các giá trị mà giải thưởng bảo vệ, sự xúc tiến nhân quyền ». Quỹ
này được lập ra vào năm 1994 để tưởng niệm vụ nổi dậy đòi dân chủ ở
Gwangju năm 1980, bị đàn áp trong biển máu với trên 200 người chết và bị
thương.
Giữa tháng 11, Amnesty International cũng đã rút lại giải thưởng trao cho bà Aung San Suu Kyi năm 2009.
Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, Hội đồng Bảo an chuẩn bị một dự thảo
nghị quyết nhằm thúc đẩy Miến Điện hợp tác để giải quyết cuộc khủng
hoảng Rohingya, mặc dù Trung Quốc và Nga tẩy chay đối thoại. Dự thảo đặt
ra mốc thời gian hồi hương trên 700.000 người Rohingya đang tị nạn tại
Bangladesh, và cảnh báo có thể sẽ trừng phạt, nếu Miến Điện nếu không có
tiến bộ nào.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.