Affichage des articles dont le libellé est Ẩm thực. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ẩm thực. Afficher tous les articles

mercredi 4 mai 2022

Phạm Công Luận - Trăm năm gặm ổ bánh mì

 

Bánh mì đến xứ Đông Dương theo chân người Pháp khi tiến chiếm thuộc điạ. Họ ăn bánh mì hằng ngày như người Việt ăn cơm. Giả thuyết cho là bánh mì đã xuất hiện theo chân các cha cố truyền đạo chưa đủ thuyết phục.

Người Việt ghét Tây xâm lược nên cũng không ưa những phong tục do Tây mang đến, dễ thấy nhất là đồ ăn thức uống. “Chia rượu lạt, gặm bánh mì”, thích ăn uống kiểu Tây là nhục, đáng xấu hổ. Chí sĩ Phan Bội Châu viết hẳn một bài thơ về “Chiếc bánh mì”:

Mi kia có phải giống mình không

Nghe tiếng mi rao luống chạnh lòng

lundi 7 février 2022

Thái Hạo - « Tôn trọng sự khác biệt »

(Tút cuối về vụ bánh chưng)

Có ba “phe”: mạt sát, bảo vệ và bên thứ ba là các nhà đạo đức đứng trên cao, làm mẫu mực cho nhân quần và ban rải những lời vàng ngọc.

Kẻ chê bánh chưng, người khác khen bánh chưng. Tại sao chê thì cần được tôn trọng mà bênh thì lại là “trẻ con” là “độc đoán”, là hẹp hòi – tóm lại là những gì đại diện cho “sự chưa trưởng thành”?

Các “nhà đạo đức” ạ, thích thì nói quan điểm của mình, thế thôi, và tôn trọng cái nhìn của cả hai bên kia. Từ đâu mà chư vị cho mình cái quyền đứng trên đầu hai kẻ kia (thực ra chỉ đứng trên đầu kẻ bênh bánh chưng) để làm “người phán xử” đạo đức? Thói ưa nói đạo đức có lẽ là căn bệnh cần gấp gáp chữa trị, hơn cả chuyện “giải phóng bánh chưng”.

Trần Thanh Cảnh - Biểu tượng

Có rất nhiều loại biểu tượng.

Một trong những biểu tượng của văn hóa ẩm thực Pháp, là bánh mì baguette. Của ẩm thực Nhật Bản là sushi. Của ẩm thực Hàn Quốc là kim chi. Còn của Việt Nam, là phở và bánh chưng.

Không một trí thức tử tế nào của Pháp, Nhật hay Hàn Quốc lại đi phỉ báng những biểu tượng của dân tộc mình cả. Còn bọn vô loài lưu manh, dĩ nhiên không tính.

Vũ Thị Phương Anh - Như bánh chưng ngày Tết…

Tôi vốn thích văn của nhà văn PTH, một cây bút độc đáo với giọng văn rất riêng: Sắc sảo, thông minh, nhiều khi gai góc, đôi khi mỉa mai đến độ cay độc. Đặc biệt, chị luôn có những góc nhìn khác lạ, và đánh rất trúng không nhân nhượng vào những vấn đề cần phê phán.

Nhưng bài viết về bánh chưng mới đây của PTH - mà hiện đang làm dậy sóng dư luận, người khen cũng có nhưng dường như gạch đá còn nhiều hơn gấp bội - thì quả tình chính tôi, người hâm mộ tài văn chương của PTH, cũng không thích.

Tất nhiên tôi hiểu ý tứ của tác giả, vốn không nhắm đến việc đả phá bánh chưng (có lẽ đó chỉ là một cái cớ) cho bằng lên án một số tật xấu của người Việt. Dân ta có tật "sống và làm theo" những lời dạy bảo của các thế hệ trước, hoặc bắt chước đám đông "ai sao mình vậy", hoàn toàn thiếu tư duy phản biện (và tự phản biện).

Thái Hạo - Giải thiêng bánh chưng


Giải hoặc hay giải thiêng, giải ảo, đó là một trong những cách để trả đối tượng về đúng chỗ của nó, đặng thoát khỏi những ràng buộc ghê gớm của quá khứ, của các giáo điều và lớp sương khói huyễn ảo. Và nhà văn Phạm Thị Hoài đã cố làm điều đó với bánh chưng bằng bài viết đang gây nhiều tranh cãi của mình.

Câu hỏi đặt ra là, bánh chưng có còn "thiêng", còn "ảo", còn "hoặc" nữa không để mà "giải". Trong quan sát của tôi thì câu trả lời là "không".

Ngày nay, tính chất nghi lễ, thần bí, huyễn hoặc ở cội nguồn và mong cầu của người dân từ chiếc bánh chưng đã phôi phai gần hết. Không cần phải đợi đến tết để được ăn bánh chưng như xưa, từ hàng chục năm nay, bánh đã được bán như một món đồ ăn sáng, ăn vặt. Có cả bánh chưng nấu lẫn bánh chưng chiên từ chợ quê ra tới thành thị.

vendredi 4 février 2022

Thái Hạo - Bánh chưng ở lại chịu lời đắng cay

 

Sáng thức dậy tình cờ thấy nhà văn Phạm Thị Hoài cũng vừa post bài “Các vua hùng đã có công” với nội dung “phê phán” bánh chưng. Trong đó có đoạn:

“Ẩm thực và văn chương có nhiều tương đồng, bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng, xơi một góc đã nghẹn và hứa hẹn từ phần còn lại là bội thực.

Lá gói lạt buộc hì hục, nấu như kháng chiến trường kỳ, song công phu vất vả thế vẫn chưa hết. Cái kiệt tác của ẩm thực dân tộc ấy đầy nguy cơ nhão nhoét, thiu, mốc, sống, sượng,

Võ Khánh Tuyên - Ngẫm...

 

Cắn một góc bánh chưng, bạn không nuốt nổi.... Ấy là NGÁN.

Xì xụp bát Phở Chó quán ven đường.... Bạn bảo NGON.

Nhưng đó là bạn, người phàm phu tục tử, người chỉ biết ăn là ăn. Còn nếu là người có học, đặc biệt là Tây học. Khi chê bai, chửi rủa bánh chưng, bánh dầy, bánh tét...Bạn phải rối rắm tầm chương trích cú, điển này tích kia, nhồi kiến thức y khoa một chút, triết lý một chút, rê dắt cho đối phương hoa mắt mà tưởng bạn hoa mỹ lung linh.

vendredi 10 décembre 2021

Binh Nguyên - Quay đầu là bờ !


Thú thật ngày xưa mình có ăn thịt chó, không chỉ ăn mà còn rất thích món này. Có khi một tuần thì hết ba, bốn ngày là ngồi quán Cầy Tơ.

Mà hình như thời điểm những năm 1980-1990 nhiều người thích ăn thịt chó, bởi thời bao cấp thịt heo, thịt bò vô cùng khan hiếm. Phải mua theo sổ và có khi một tháng tổ dân phố mới kêu đi xếp hàng mua thịt một lần.

Có lẽ vì thế mà các quán thịt chó lúc nào cũng đông khách, có hẳn những con phố thịt chó như Hồng Hà, Gò Vấp, cầu Thị Nghè...

Đỗ Duy Ngọc - Thành phố đầu tiên của Việt Nam nói không với thịt chó, mèo


Đọc cái tít báo tui nghĩ ngay đến một thành phố khác, một vùng đất khác chứ không phải là Hội An. Bởi theo tui biết dân Hội An không có thói quen ăn thịt chó, mèo. Và hình như dân miền Trung cũng thế.

Cho nên việc Hội An, thành phố đầu tiên của Việt Nam nói không với thịt chó, mèo cũng chỉ là chuyện nói cho vui. Dân ở đó không ăn thịt chó mèo thì tuyên bố như thế chỉ là chuyện thừa.

Nếu như thành phố nào đó chuyên ăn thịt chó mèo, dân ở đấy ghiền món thịt đó và cho đó là quốc hồn quốc túy mà quyết tâm như thế mới đáng nói. Mong vùng đất chuyên xơi thịt chó mèo lên tiếng cho cả làng cùng vui.

mardi 23 novembre 2021

Thân Trọng Minh - Sài Gòn vắng những tiếng rao


Họ đã đi đâu, về đâu?

Từ rất lâu rồi, người dân Sài Gòn đã quen thuộc với những gánh hàng rong.

Họ là người Sài Gòn, họ là những người dân nghèo ở miền Tây, ở miền Trung, hoặc ở tận ngoài miền Bắc vào buôn bán kiếm sống.

jeudi 28 octobre 2021

Hoàng Linh - Ngày "tại chỗ" bình thường đầu tiên

 

Trên các mặt báo hôm nay thông tin kiểu người Sài Gòn hăm hở mở bán, thực khách phấn khởi ăn uống...Mặt hàng được tôn vinh là phở.

Mấy ông chủ quán phở thân thiết nói : Các ông chỉ giỏi bốc phét và xu nịnh, còn gian nan lắm.

Nói về phở, các quán phở danh tiếng vẫn còn đóng cửa nghe ngóng. Sợ khách ít không đủ sở hụi, sợ chủ trương thay đổi nay cho mai lại đóng...

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày 28.10


Hôm nay 28.10, thành phố cho phép hàng quán, tiệm ăn mở cửa chính thức phục vụ khách tại chỗ sau 5 tháng tạm ngưng để phòng chống dịch. Tuy vậy, các quán ăn không có cảnh đông đúc xếp hàng chen lấn và cũng chẳng có cảnh xì xụp ăn uống.

Rất nhiều tiệm, quán vẫn chưa cho phép khách hàng ngồi ăn tại quán mà chỉ bán mang về. Khách hàng lác đác chưa đông như ngày bình thường.

Phở Dậu vẫn có khách nhưng không đông. Phở Hòa, cháo lòng Võ Thị Sáu vẫn đóng cửa im ỉm. Phở gà Hương Bình vắng khách, quán Cà ri gà Huỳnh Tịnh Của lơ thơ mấy shipper, Phở Việt Nam, phở Lệ thưa thớt khách. Bún bò Gánh có vài shipper chờ hàng.

vendredi 22 octobre 2021

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (4)


Bát phở thứ hai trong đời, khi ấy đã 17 tuổi, tôi được thưởng thức vào tháng 10.1972.

Nhận giấy báo trúng tuyển đại học, tôi nhờ ông Thắng anh họ lấy xe đạp đèo thẳng lên Hà Nội. Chặng đường từ nhà tới nơi khoảng 120 cây số, hai anh em nắm cơm đem theo, ăn với cá khô, còng lưng đạp, cứ theo đường số 5 mà đi.

Máy bay Mỹ đánh tan nát con lộ huyết mạch nổi tiếng nhì miền Bắc này, chỉ sau quốc lộ 1. Hai cây cầu Phú Lương và Lai Vu đều bị sập, phải vòng theo ngả cầu phao. Đi, còng lưng đạp, mệt quá thì dừng nghỉ mươi phút. Gần tối mới tới nhà một ông anh họ khác, ông Dũng ở phố Triệu Việt Vương.

Nguyễn Gia Việt - Người Sài Gòn không thèm phở tới mức dòm miệng, mà có ăn cũng là phở Sài Gòn

 

Mùa dịch, hậu quả của những chuyện"cấm đoán" là kinh tế bị sụt thê thảm, nặng nề và lòng người cũng không còn như xưa nữa.

Nói về người Sài Gòn "thèm" gì thì chắc chắn không phải thèm phở đứng nhứt rồi.

Phở là một món ngon, khẳng định là rất ngon, món ngon trong trường phái ẩm thực bò của Việt Nam, một món dễ ăn và để lại nhiều dư vị trong vị giác của người sành điệu. Thấy quán phở nhiều nhưng nói thèm, bảo đảm dân Sài Gòn chưa bao giờ thèm phở.

mercredi 20 octobre 2021

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (3)

 

Cụ Trần Văn Khê còn không dám nói về phở, thì tôi càng không. Phân tích cái hay, cái tuyệt, cái ngon, cái hấp dẫn của phở đã có các nhà… văn, như các cụ Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài, ai muốn biết cứ tìm đọc.

Phải công nhận, thời xưa, cái thời mà ta gọi là tiền chiến ấy, các bác văn nghệ sĩ rành ăn chơi nhất hạng. Cũng phải thôi, nghề nghiệp văn chương cho họ đồng ra đồng vào dễ hơn những hạng dân thường khác. Vả lại ngoài tiền thì họ lại sẵn máu nghệ sĩ, “trăm nghìn đổ một trận cười như không” nên các cụ nhà ta thông thạo các ngón ăn chơi là phải rồi.

Tôi ít được ăn phở bởi nhà nghèo, bản thân cũng nghèo. Giờ bần thần điểm lại, từ lúc biết ăn dặm tới khi 40 tuổi, gom tất tần tật cũng chỉ vài chục bát. Phần lớn phở vỉa hè dạng bình dân, bình quân mỗi năm đạt gần một bát. Về sau đi làm báo, đời sống khá hơn, dám mạnh mồm “xì xụp” hơn. Nói chung là không rành về phở nên chỉ kể lại những chuyện “phở ngoài phở”.

dimanche 17 octobre 2021

Đỗ Duy Ngọc - Ăn mà không chơi sau cơn đại dịch (4)

 

ĂN TỐI

Thế là xong chuyện ăn vặt, giờ tính chuyện ăn tối. Người ta thường bảo: Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng đế và ăn tối như một kẻ ăn mày. Tui không nghĩ thế, có thể ăn tối nhẹ nhàng hơn một chút nhưng cũng nên chọn món ngon mà ăn chứ, tội gì ăn như hành khất nhỉ!

Mình lên đường đi ăn tối nhé! Buổi trưa ta đã ghé Bà Béo, giờ ta đến Cơm Tấm Bà Ròm cho nó đều nha.

Đây là quán cơm tấm bình dân, chỉ cần trong túi 50.000 đồng là có dĩa cơm đủ món sườn, bì chả lại thêm chén soup có thịt. Sang hơn một chút thì gọi thêm chén canh khổ qua dồn thịt cũng ngọt ngào.

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (2)

 

Nói phở là quý phái, hẳn phải có lý do. Người nhớn kể rằng bánh phở cũng chỉ làm từ gạo thôi, nhưng thứ khiến nó (phở) trở thành “cao lương mỹ vị” là thịt bò, là nước dùng (miền Nam gọi bằng nước lèo) hầm từ xương bò. Mà con bò thuộc đối tượng sức kéo, phục vụ sản xuất, do nhà nước quản lý triệt để.

Ở miền Bắc thập niên 80 trở về trước, anh nào cố tình giết trâu giết bò khi chưa được chính quyền cho phép chẳng những bị phạt, tịch thu thịt mà có khi còn phải đi tù, khép vào tội “phá hoại sản xuất”. Nói không quá đáng, miếng thịt lợn trong năm còn thỉnh thoảng được ăn, chứ thịt bò có khi bao nhiêu năm cũng chả biết “mặt mũi” nó thế nào.

Mấy người anh họ tôi, thời Pháp chưa rút khỏi miền Bắc, từng đi đây đi đó, sống ngoài phố nên cũng hiểu biết ít nhiều về phở. Các anh nói chuyện với nhau rằng phở vốn gốc Nam Định, hộ khẩu thường trú của nó ở Nam Định. Những người thành Nam bán phở đã gánh quốc hồn quốc túy đi khắp nơi, ra Hà thành và những đô thị lớn.

samedi 16 octobre 2021

Nguyễn Thông - Chuyện ăn phở (1)

 

Một tờ báo, tờ Lao Động, hôm trước đăng bài nói chuyện ăn phở bị thiên hạ mắng té tát. Là người trong nghề, tôi đọc cái tít bài ấy là biết ngay tác giả mượn phở để nói điều khác.

Tuy nhiên tít ẩn ý thường dễ bị hiểu lầm, nhất là ở thời điểm nhạy cảm, với đối tượng nhạy cảm. Giá thay “Sài Gòn” thành “Thành phố Hồ Chí Minh” thì biết đâu lại được khen.

Xì xụp hay không xì xụp, không thành vấn đề, nhưng vô hình trung tự dưng tạo ra hình ảnh người Sài Gòn đứng nhìn, thèm thuồng khi thấy người Hà Nội ăn. Giống như đứa trẻ con ăn mày ăn xin nuốt nước miếng ừng ực đứng chờ người khác ăn để được… ăn thừa. Rất tội nghiệp. Và tai hại.

vendredi 15 octobre 2021

Mai Bá Kiếm - Báo chí đang làm tăm tối tiếng Việt!

 

Mục Sự Kiện Bình Luận trên Báo Lao Động có tựa bài bằng từ ngữ rất tượng thanh và thô thiển trong văn hóa ẩm thực của dân thủ đô ngàn năm văn hiến: “Thực khách Hà Nội xì xụp bát phở, dân Sài Gòn … “thèm”.

“Xì xụp” là trạng từ - mô phỏng tiếng như tiếng húp mạnh liên tiếp, bổ nghĩa cho động từ “húp”. Nhưng tác giả dùng nó như động từ, khiến người đọc hình dung “thực khách Hà Nội húp nước phở rột rột, dân Sài Gòn nghe chảy nước miếng"!

Tác giả có lẽ thỏa mãn với cách “chơi chữ” của mình nên bỏ ba dấu chấm trước chữ ... "thèm" - nằm trong ngoặc kép. Không ngờ, tác giả bị chữ chơi lại, tựa bài trở thành phép “quy đồng sở thích ăn phở” của người Hà Nội cho dân Sài Gòn. Nói theo nhà báo Cù Mai Công “Mang món vùng này nhấn vô miệng miền khác là 'dzô dziên'".

Cù Mai Công - Mang món vùng này nhấn vô miệng vùng khác là "dzô dziên"

 

Hồi học tiểu học trường dòng, các linh mục đã dạy chúng tôi: “Có bốn chuyện không nên tranh cãi với người mới quen, trên bàn tiệc: chính trị, tôn giáo, văn hóa - ẩm thực địa phương và giới tính, vì nó thuộc quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Nếu không, cuộc tranh luận sẽ không bao giờ có hồi kết”.

Mẹ tôi, người Bắc gốc dạy: “Ăn chơi mỗi người mỗi ý – Lịch sự mỗi người mỗi mùi”.

Người thích phở không dính líu gì người mê hủ tíu. Người khoái  áo đỏ không chống lại người ưa áo xanh… “Quyền của mỗi người – các cha dạy - buộc phải tôn trọng".