vendredi 4 février 2022

Võ Khánh Tuyên - Ngẫm...

 

Cắn một góc bánh chưng, bạn không nuốt nổi.... Ấy là NGÁN.

Xì xụp bát Phở Chó quán ven đường.... Bạn bảo NGON.

Nhưng đó là bạn, người phàm phu tục tử, người chỉ biết ăn là ăn. Còn nếu là người có học, đặc biệt là Tây học. Khi chê bai, chửi rủa bánh chưng, bánh dầy, bánh tét...Bạn phải rối rắm tầm chương trích cú, điển này tích kia, nhồi kiến thức y khoa một chút, triết lý một chút, rê dắt cho đối phương hoa mắt mà tưởng bạn hoa mỹ lung linh.

Với món Phở Chó huyền diệu cũng vậy... phải nâng tầm lên thành "hoài niệm".

Tất cả hổ lốn trong một thứ Tây học tả pí lù... dẫn dắt vào Mê lộ mà chỉ có Thiên sứ cháu của Phạm Quỳnh mới có khả năng phi thường làm được.

Nếu bạn rảnh rỗi dịp Tết, muốn nâng cấp tầm hiểu biết của mình.. xin đọc toàn văn ở đây vậy.

VÕ KHÁNH TUYÊN 04.02.2022

Trích vài bình luận được nhiều "like" trong số rất nhiều lời bình cả khen lẫn chê dưới bài viết.

Lê Sáng : Bài viết điển hình cho chứng ngộ chữ của các "trí thức cấp tiến", vong bản lại nghĩ là mình tiến bộ. Ra vẻ lập luận lớp lang nhưng ý nào ý đấy đầy sự cay đắng cá nhân, chắc tuổi thơ của người viết không có nhiều điều vui.

Người Việt bình thường không có ai khoác cho bánh chưng một đống thứ to tát như vậy cả, chỉ từ mồm mấy ông bà ngộ chữ mà ra. Cũng đâu có ai bắt nó đại diện cho ẩm thực dân tộc? Đi bắt một món ăn truyền thống thời sơ khai phải có sự phức tạp như món Michelin thì quả thật kỳ khôi.

Mà cái bánh nó thô sơ giản dị vậy nhưng đâu phải ai gói cũng ngon. Người viết có lẽ không có cái may mắn được biết tới một chiếc bánh chưng ngon là thế nào. Và mặc định ai gói cũng như nhau.

Sẵn trong bài có nhắc tới ẩm thực Nhật, vậy người viết có biết tục lệ ăn bánh dày vào năm mới của người Nhật không? Người Nhật phát triển khoa học công nghệ bậc nhất mà gìn giữ truyền thống cũng vào hàng bậc nhất. Cực đoan vậy mới có dấu ấn và chỗ đứng, ganh đua ngang ngửa với phương Tây. Chứ cái loại nửa nạc nửa mỡ, không biết mình là ai, không có gì đặc biệt thì hòng tiến bộ với ai.

Thêm nữa, huyền sử tồn tại ở bất cứ cộng đồng nào trên Trái Đất này. Nếu phỉ nhổ hết thì phải chăng người viết mong tiến hóa thành một giống ưu việt nào đó ngoài hành tinh?

*P/s: Cho hỏi là cái bánh ga tô của phương Tây văn minh, khi người ta ăn xong thì có phải một khối 'xám xịt lạnh lẽo' không, hay là một thứ gì đó nhiệm màu?

Bao Tran Thai: Mỗi người một quan điểm thôi mà. Tôi đoán tác giả thích ăn bánh ngọt vào đêm giao thừa, cúng ông bà bằng con gà tây ngậm hoa oải hương và Tết ở nhà có chưng cây thông. Chắc khấn ông bà phải bẳng tiếng Pháp cho tinh tế.

Genie Nguyen: Mùng Ba Tết mà đã dửng dừng dưng với Bánh Chưng thì cũng đúng. Thôi ngày Tây ngày Tết, cũng đùa với Phạm Thị Hoài một chút, xem tác giả Ám Thị có bị Covid làm mất khẩu vị không nhé. Những gì viết ra chỉ để đùa vui, như xúc xắc xúc xẻ hay bầu cua cá cọp, xem có mua vui được vài trống canh không, chứ không hề có ý định tranh cãi sâu sắc nhé. Thứ Nhất, Hoài viết "bánh chưng là một thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng"... thì tội cho Vua Hùng và văn chương Việt, vì Việt từ ngàn xưa chẳng hề dùng "văn xuôi". 

Chúng ta dùng ca dao, tục ngữ, văn vần, hát nói, âm điệu lảnh lót mặn mòi, thấm vào tai trẻ từ trong bụng mẹ, đẫm vào tim cô gái chưa chồng, đau đáu khiến Trần Dần tự cứa cổ mình bằng lưỡi dao cùn không chết. Mãi đến gần đây, nhân loại văn minh mới hiểu được "thanh âm" là luồng sóng điện thuộc loại văn hóa truyền cảm hạng cao cấp để chuyển hóa tình cảm, "rung động" trái tim con người, hơn là chữ viết. Chữ Nôm hơn chữ Hán ở chỗ có tượng thanh bên cạnh tượng hình. Chữ quốc ngữ lại hơn hẳn chữ Nôm vì chỉ là "phiên âm" chứ không hễ tượng hình chi cả. Tượng hình và văn vần là văn hóa Hán, áp đặt lên Việt. Thế thì đừng vội nói "bánh chưng là thứ văn xuôi thô, nặng, dềnh dàng"... vì gắn bánh chưng với văn xuôi là hoàn toàn khập khiễng (ngừng tạm tại đây nhé).

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.