Đăng ngày:
Thông cáo cho biết trong tuần qua đã có ba nhà đấu tranh bị bắt vì
đăng lên mạng xã hội những thông tin về vụ Đồng Tâm, và khoảng mấy chục
người sử dụng Facebook bị hạn chế đăng bài.
Ông Nicholas Bequelin, giám đốc khu vực của Ân xá Quốc tế nhấn mạnh : « Mạng
xã hội, đặc biệt là Facebook ngày càng trở thành vũ khí của Việt Nam để
chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đây là việc vi phạm
tự do ngôn luận, và rõ ràng là mưu toan dập tắt những tiếng nói bất đồng ».
Amnesty
International nhắc lại, vào lúc bốn giờ sáng ngày 09/01/2020, công an
mở chiến dịch huy động hàng ngàn người tiến vào làng Đồng Tâm, khu vực
từ nhiều năm qua dân làng vẫn phản đối việc giao đất cho tập đoàn viễn
thông Viettel của quân đội. Vụ tranh chấp ở Đồng Tâm từng được công luận
trong và ngoài nước chú ý hồi tháng 4/2017, khi dân làng bắt giữ 38
công an trong nhiều ngày.
Theo chính quyền, thì dân làng đã dùng
bạo lực để chống lại, tổng cộng có bốn người chết trong vụ đụng độ gồm
ba công an và thủ lãnh của làng là ông Lê Đình Kình, 85 tuổi. Có 30
người bị bắt vì « phá rối trật tự an ninh », và đến ngày 14/1, chính quyền loan báo khởi tố 22 người vì cáo buộc sát nhân và « chống người thi hành công vụ ».
Tình hình Đồng Tâm luôn được cư dân mạng Việt Nam chú ý vì dân làng
thường xuyên cập nhật lên Facebook. Hôm 13/1, một video cho thấy bà Dư
Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình tố cáo đã bị công an đánh đập để ép cung.
Amnesty tỏ ra lo ngại cho tình cảnh các dân làng đang bị giam,
đòi hỏi chính quyền Việt Nam khẩn cấp giảm đi tình trạng những người tù
bị tra tấn, ngược đãi, biệt giam. Đồng thời « phải làm rõ những gì
đã xảy ra hôm 9/1, đặc biệt là về cáo buộc đánh đập một phụ nữ lớn tuổi.
Bất kỳ ai bị nghi là dùng đến bạo lực, dù là công an hay dân Đồng Tâm,
đều phải được đưa ra trước công lý ».
Amnesty International
cảnh báo về việc chính quyền tăng cường trấn áp trên mạng xã hội sau sự
kiện Đồng Tâm. Nhiều người dùng Facebook nhận được thông báo là tài
khoản của mình bị hạn chế, không tương tác được với những người khác,
chứng tỏ lực lượng dư luận viên – được cho là có khoảng 10.000 người -
đã được huy động hùng hậu để ngăn chận những thông tin bất lợi.
Thông
cáo nhắc đến một bài viết trên tờ Hà Nội Mới ngày 11/1, hoan nghênh
Google và YouTube đã nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của chính quyền sau
vụ Đồng Tâm, nhưng chỉ trích Facebook « phản ứng chậm chạp, quan liêu ». Ông Nicholas Bequelin nhấn mạnh : « Silicon Valley không thể trở thành đồng lõa » trong việc làm cho cư dân mạng Việt Nam bị mù thông tin về các vụ vi phạm nhân quyền.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.