Trong chính trị, có khái niệm "quần
chúng ủng hộ", tiếng Anh gọi là support base, còn đảng gọi là "quần
chúng cách mạng".
Tiền đề để giữ sức mạnh chính trị là mỗi
đảng đều phải chăm lo cho quần chúng ủng hộ của mình.
Như đảng Cộng Sản, thì việc duy trì một hệ
thống chính quyền hội đoàn cồng kềnh, ba người ngồi chơi một người làm, thực chất
là để rải ban phát nhằm nuôi một nhóm quần chúng ủng hộ đủ lớn.
Các đặc quyền như người có công với cách
mạng, ưu tiên tuyển quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan công an, xét lý lịch cơ cấu...
đều là các chính sách nuôi quần chúng của đảng.
Những chính sách này có bản chất phân biệt
xã hội. Lẽ ra cần xóa sổ, nhưng sự tồn tại của nó là nhằm đổi lấy sự ủng hộ của
quần chúng cách mạng.
Sự tuân phục của nhóm quần chúng này
không những đem đến chính danh cầm quyền cho đảng, mà còn giúp chống lại ý nguyện
của nhóm chống đối trong các chính sách và vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, trong sự kiện Đồng Tâm, đảng
đã hành động trái nguyên tắc.
Bởi lẽ dân xã Đồng Tâm là quần chúng cách
mạng truyền thống của đảng, nên lẽ ra đảng phải tránh tranh chấp bằng mọi giá.
Việc đảng lựa chọn biện pháp trấn áp thay
vì đối thoại có ý nghĩa là một hành động phản bội lại quần chúng của mình.
Vì đất.
Cho dù đảng đang mở cuộc chiến tuyên truyền
nhằm cô lập Đồng Tâm như một trường hợp cá biệt, nhưng khó có thể ngăn các làng
xã trung kiên của đảng nhận thức đúng bản chất sự việc.
Là đảng cần đất chứ không cần quần chúng
nữa.
Câu hỏi từ Đồng Tâm là một mai đây, nếu
không còn quần chúng cách mạng, thì liệu có còn đảng hay không?
PHẠM NGỌC HƯNG
15.01.2020 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.