1. Chuyện Trần
Long Ẩn đang chạy chọt giải thưởng Hồ Chí Minh, cũng nghe râm ran trong giới.
Nay trong cuộc họp giao ban quý III/2019 của Hội
đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật TP.HCM ngày 10/11, nhạc sĩ Trần Long
Ẩn phát biểu: “Chúng tôi đề xuất phải hết
sức thận trọng với trang sử đen tối của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là bị xâm
lược. Văn học, nghệ thuật độc hại của nó xuyên tạc đường lối cách mạng đúng đắn
của Đảng ở miền Nam và hiện nay không thể tẩy xóa”.
2. Biết anh nổi
danh trong giới vì nghệ thuật chuyên đi dưới gầm bàn, nên khá bất ngờ vì công
khai phát ngôn phi logic. Nếu trước đây vài chục năm, anh Ẩn phát ngôn thời Lê
Duẩn thì phù hợp. Bất kỳ phát ngôn nào cũng phải phù hợp với ngữ cảnh, với điều
kiện kinh tế xã hội. Mà anh lại phát ngôn ngay trước Bí thư thành ủy Nguyễn
Thiện Nhân chớ.
3. “Gừng già gừng
càng cay” nhưng đó là gừng và anh không phải gừng. Với con người, tuổi tác càng
cao, sức khỏe càng thấp và tư duy càng phân liệt. Năm nay, anh đã trên 75 hay
77 gì đó, bởi anh nhiều giấy khai sinh. Nhưng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”,
anh đã qua thất thập rồi.
4. Nếu sống ở bên
Mỹ, người trên 75 mùa kháng chiến, vẫn còn lái xe ào ào, đi phượt ầm ầm và rất
minh mẫn, phát minh khoa học, ăn nói cẩn trọng. Còn anh, dân phương Đông, phung
phí tuổi trẻ, về già ngồi phát tướng trên thiên đường mù sương, nên nhìn phương
phi phốp pháp nhưng thần kinh đã sao sao đó. Có khi cần chữa trị.
5. Ngồi trên mái
nhà thượng giới quá lâu, nào chức vụ chủ tịch nọ, chủ tịch kia. Đúng ra, không
nên quá hai nhiệm kỳ, theo tinh thần tiến bộ.
6. “Sóng trường giang sóng sau đè sóng trước” và
lịch sử là những quá khứ cần trân trọng. Muốn sáng tác nhạc hay hơn thì lớp trẻ
phải được cởi trói để chúng sáng tác hay hơn. Văn học cũng vậy.
7. Nhiệm vụ của
anh, vai trò chủ tịch Liên hiệp Hội VHNT Tp.HCM, là tôn trọng những cái đã qua
và hỗ trợ cho văn nghệ sĩ trẻ phát triển. Các Hội mà anh phụ trách, ăn lương để
làm công việc phát triển Văn Học Nghệ Thuật. Muốn phát triển, phải có nền móng
là những gì đã trải qua. Dù hay dở, anh ăn lương của dân thì không có quyền xóa
bỏ lịch sử văn học nghệ thuật của những nhà văn, nghệ sĩ đã khuất, đã đi vào
lịch sử quê hương dân tộc Việt Nam. Có vấn đề thần kinh chăng khi muốn anh muốn
xóa bỏ nền móng, cắt đứt sự logic của phát triển.
8. Nhớ bài hát mà
lúc nhậu, tôi thường hát cho hả hơi. Bài “Xin
làm người hát rong”. Bài rất hay về ca từ.
Chỉ mong đời không chê trách
Chỉ mong chuyến xe muộn màng
Không dừng sớm khi đang rong chơi…”
Ai cũng tưởng bài
hát này của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, song không mấy ai biết lời bài thơ của anh Lê
Văn Duy. Lúc anh Duy đang làm Giám đốc hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, có tổ chức
làm phim “Đời người hát rong”. Phim
này được anh Duy chuyển thể từ một truyện hài “Đêm hoa đăng” của Mạc Can viết về những nghệ sĩ già trong một gánh
hát hoạt động theo kiểu nay đây mai đó. Kịch bản ghi tên Lê Văn Duy và Mạc Can,
đạo diễn phim là anh Nguyễn Mộng Long.
9. Anh Duy nói có
làm một bài thơ và nhờ nhạc sĩ Trần Long Ẩn phổ nhạc cho diễn viên hát khi quay
cảnh thả đèn hoa đăng. Trần Long Ẩn viết nhạc. Anh Duy đã ứng tiền cho anh Trần
Long Ẩn 3 triệu đồng theo thời giá khi đó, có biên nhận đàng hoàng. Sau khi
phim ra rạp và phát hành video, bên làm phim còn trả nhuận bút thêm cho anh
Trần Long Ẩn. Cũng khá bộn khi anh dùng tiền này mua đất.
10. Nghe giới văn
nghệ nói, phim "Đời người hát
rong" làm gần xong, chưa phát hành thì Trần Long Ẩn đem bài hát trong
phim dự thi và hình như đoạt giải của Hội Âm nhạc, lúc anh Ẩn sắp là chủ tịch
bên Âm nhạc, chú Ca Lê Thuần (tôi gọi bằng chú) làm chủ tịch. Anh còn phát trên
đài. Ăn tiền đúp lũy thừa. Đúng ra bản quyền của hãng phim, anh chiếm đoạt đem
bán nhiều chỗ. Và đặc biệt, anh không ghi phổ thơ, vì ca từ của anh lừa hãng
phim, lừa tác giả nhà thơ Lê Văn Duy.
11. Phim phát
hành ghi rõ tên đạo diễn, biên kịch từ truyện nào, nhuận bút chia đôi. Còn Trần
Long Ẩn không ghi tên nhà thơ sáng tác lời bài hát. Ẵm trọn tiền đúp lũy thừa,
nhận tiền nhiều lần từ tác phẩm mà hãng phim thuê anh phần nhạc, và chủ sở hữu
đã trả tiền cho Ẩn.
12. Chiếm đoạt
quyền sở hữu của hãng phim, còn tự nhận phần ca từ của mình làm tác giả. Anh
Trần Long Ẩn quả thực có nội lực thâm hậu đưa lên da mặt cứng như da tê giác.
Đám đạo chích giang hồ cũng bái phục về anh bán tài sản ăn cắp mà bán được
nhiều lần. Bán rất xỏ lá.
13. Đạt đỉnh cao
hơn nữa, lúc anh về làm chủ tịch Liên Hiệp hội VHNT Tp.HCM, Trần Long Ẩn tự
trao cho mình phần thưởng cao nhất của Giải thưởng VHNT TPHCM, tự mình đề bạt,
tự mình trao giải thưởng cho mình vì chính anh làm hội đồng giám khảo. Da mặt
anh dày hơn thép xe tăng, khi hớn hở ẵm 100 triệu tiền thưởng của trò gian
manh.
14. Làm người,
sống phải có đạo lý. Thích danh hão mà bất chấp đạo lý, thà vào bệnh viện tâm
thần để còn được chút đính chính cho mai sau. Tại già nên phát ngôn lú lẫn, để
con cháu tha thứ bằng những hoài niệm một số bài mà anh đã sáng tác.
15. Nên về rừng
cây thôi, cho cỏ mọc vàng úa trên nấm đất. Còn hơn vào bệnh viện Biên Hòa dưỡng
lão.
16. Thương anh,
buồn vì những phát ngôn của anh. "Kiếp nhân sinh, cõi vô thường". Ham
hố giải HCM làm gì nữa. Về đi cho con cháu nó còn thương. Ham hố quá là tụi nhỏ
nó ị lên cái đầu bạc đó.
LÊ HỌC LÂM
16.11.2019
ngu
RépondreSupprimerngu
RépondreSupprimerngu
RépondreSupprimerngu
RépondreSupprimer