Đôi lời : Thượng tọa Thích Trí Quang, một nhân vật gây tranh cãi vừa qua đời. Có bài viết ca ngợi ông hết lời đã được đăng trên nhiều trang, bài khác lại đả kích dữ dội ; bạn đọc có thể tham khảo theo đường link nếu muốn. Thụy My chỉ giới thiệu hai bài mang tính chừng mực, trước hết là bài viết của một nạn nhân cực đoan tôn giáo thời đó.
Sau tháng 11.1963, chỉ một thời gian sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu bị sát hại. Tại Quy Nhơn, tổ chức Phật Giáo Cứu Quốc của ông ta đi dọc đường Gia Long với sự chỉ điểm của vài người địa phương, xông vào nhà các người công giáo truy sát để ...trả thù.
Anh tôi, Lê Xuân Điềm bị vây hãm và bị
đâm. May là sức trẻ nên thoát được, chỉ bị một nhát sâu vào bắp vế, máu tuôn
lênh láng. Anh Ba tôi cũng bị rượt đuổi, sau đó phải trốn cùng với cha tôi. Các
anh khác còn nhỏ, bà nội phải dắt đi trốn.
Nhà tôi là tiệm đóng đàn Kim Thinh, số 99 đường Gia Long. Không làm được gì hơn, họ lôi hết đồ đạc của cải trong nhà ra chất đống giữa đường rồi phóng hỏa. Xe cứu hỏa không tiếp cận được vì bị họ chọi đá. Cha tôi giấu hai anh trai người đầy máu me trong thùng một chiếc xe hơi cả ngày hôm sau. Vượt qua các trạm gác tại Cầu Đôi trong đêm để trốn lên Kontum. Từ đó mua vé máy bay cùng con bay về Sài Gòn...
Tiệm đàn Kim Thinh sạt nghiệp.
Gia đình sau đó chuyển nghề chuyên chở vật
liệu xây dựng, và mua thêm chiếc xe đưa rước học sinh, nhờ vào một chút vốn liếng
hỗ trợ của Tòa Giám Mục Quy Nhơn dành cho các gia đình công giáo bị bách hại.
Tôi còn nhỏ, nhưng vẫn còn trong ký ức tiếng
dộng phá nát cửa đang giữa giờ ăn trưa của một lũ người hung hãn. Bà tôi ôm thằng
cháu út chạy qua hàng xóm thụp xuống một góc tường che cho cháu. Họ tự xưng mình
là hội Phật Giáo Cứu Quốc. Cầm đầu là ông Thích Trí Quang.
Rồi cũng về với đất...
XUÂN HOÀNG 08.11.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.