lundi 31 mars 2025

Bông Lau - Vinh danh Ukraine

 

Ngày thứ Bảy mây mù vần vũ mưa lâm râm, gió phần phật. Lo ngại phải hủy chuyến bay nên gọi phi trường cách xa hơn 100 km hỏi điều kiện thời tiết ở đó. Họ nói trần mây ở cao độ 12 ngàn bộ. Tức là bay thấp hơn thì OK.

Hì hà hì hục chạy bộ 11 km luyện cặp cẳng rồi tắm qua loa xong thay quần áo đi bay. Ra đến xa lộ thì sực nhớ là quên đem theo lá cờ Ukraine hu hu. Thôi lấy đỡ cái nón có gắn lá cờ của quân đội Ukraine để vinh danh tạm thời zậy.

Một tiếng đồng hồ đầu là thực tập cất cánh và đáp để hâm nóng phản ứng điều khiển con chim sắt sau nhiều tháng hỏng bay. Hai cú đáp đầu xạ thủ cắt ga tối đa đáp ngược gió khá lớn, mà sao thấy chiếc máy bay nó cứ lao xuống vun vút, bánh xe nện phi đạo rồi bồng lên rớt xuống mấy lần làm hết hồn.

Mai Phan Lợi - Tiễn biệt Richard Chamberlain, cánh chim tự do vượt chông gai

 

Ngày 29 tháng 3 năm 2025, tại ngôi nhà yên bình bên bờ biển Hawaii, Richard Chamberlain đã khép lại hành trình 90 năm của mình, nhẹ nhàng như một cánh chim lặng lẽ tan vào gió sau cơn đột quỵ cuối cùng.

Ông ra đi, để lại màn bạc một khoảng trống không lời, nhưng cũng để lại trong tim người hâm mộ những giai điệu tình yêu bất diệt – những tiếng chim hót trong bụi mận gai, vừa đau đớn, vừa rực rỡ.

Richard Chamberlain không chỉ là một diễn viên, ông là một biểu tượng, một linh hồn tự do bị giam cầm trong những thước phim và cả trong chính cuộc đời mình.

Nguyễn Cảnh Bình - Tàn tích xưa của Tự Lực Văn Đoàn

 

Lần đầu đặt chân đến ngôi nhà cũ của Tự Lực Văn Đoàn ở Cẩm Giàng, lòng không khỏi bồi hồi.

Những câu chuyện, cuốn sách, truyện ngắn ngày xưa mẹ tôi đọc và rồi tôi đọc... Cứ tưởng tượng ra cái khung cảnh của Trại Cẩm Giàng trong những câu chuyện của Thạch Lam man mác buồn xưa cũ, thì hôm nay hiện về.

Cánh cổng sắt han gỉ, bức tường gạch thô mộc, bảng tên xanh đơn sơ – tất cả như lặng lẽ giữ gìn một dấu tích vàng son đã lùi xa. Nơi đây, dưới những tán cây rậm rạp và con lối nhỏ phủ rêu, từng là mái nhà tinh thần của những người viết tài hoa đầu thế kỷ XX: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam… Những trang viết khai mở văn chương hiện đại Việt Nam đã từng khởi sinh từ chính vùng đất lặng lẽ này. Vang bóng một thời.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 31.03.2025

 

Tin sáng

1. "Công an mời làm việc người buông hai tay lái mô tô ở Quảng Nam"- là mình tự làm khó... tiếng Việt, chứ nội dung dễ hiểu là công an mời người buông hai tay làm việc thôi ạ. Nhưng nể người viết và cả người biên tập, cứ bắt người đọc phải... lắc não mới chịu cơ.

2. "Liên tiếp 3 trận động đất ở Kon Tum lúc rạng sáng"- Vầng huhu, rất quan, à dân, ngại ạ. Lớp nhà cháu mới Măng Đen về đấy ạ, trên xe nhà cháu có giới thiệu món đặc sản này hihi. Trong khi đó: "Động đất ở Miến Điện : 1.700 người chết, WHO kêu gọi tài trợ khẩn cấp". 

Có mấy người bảo, cụ Minh Tuệ tài, biết trước điều này nên cứ chùng chình rồi cuối cùng là... quay xe sang Mã Lai. Tài thế chứ lại? Nhẽ cũng nên mời "đại qua qua" sang đuổi... động đất giúp dân chứ nhỉ? Ngài trong hang lâu quá, phí tài năng đi.

Lưu Trọng Văn - "Chúng ta cùng nhau trên một dòng chảy"

 

Ngày 30 tháng 3, tròn một tháng nữa tới ngày 30 tháng 4 lịch sử. Tại Sài Gòn diễn ra một cuộc gặp mặt lắng nghe nhau giữa các nhà hoạt động văn hóa xã hội với các nhà hoạt động chính trị.

Người cao tuổi nhất là nhà sử học Nguyễn Đình Tư - 105 tuổi. Người ít tuổi nhất là nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 49 tuổi. Thật thú vị, cả hai đều tên… Tư.

Danh sách các nhà hoạt động văn hóa xã hội ngoài hai người tên Tư còn có: Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, tiến sĩ Mạc Văn Trang, đạo diễn Nguyễn Kim Chi, nhà thơ Hoàng Hưng, nhạc sĩ Trần Tiến, nhà thơ kiêm hoạ sĩ Đỗ Trung Quân, nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng, nghệ sĩ Thành Lộc, các NSND Trần Minh Ngọc, Hoàng Yến, Bạch Tuyết, Thanh Thúy, nhà văn Nguyễn Bình Phương, nhà văn Bích Ngân, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu và gã, một người viết Facebook.

Nguyễn Thông - Chuyện đoàn (3)

Sau khi bản sơ yếu lý lịch ở mục “đảng viên, đoàn viên” được nắn nót chữ “đoàn viên” mà không phải gian dối, sợ sệt, lo lắng gì nữa, tôi yên tâm nộp hồ sơ dự thi, rồi chó ngáp phải ruồi, đậu.

Tháng 10.1972, thằng bé lặn lội lên tận tỉnh Hà Bắc, huyện Yên Phong, xã Yên Trung, thôn Sát Thượng ven sông Cầu, nơi khoa Văn, trường Tổng hợp đang sơ tán ở đó, nộp hồ sơ, giấy báo nhập học.

Người ta cũng chả thèm xem lý lịch để biết cái đứa nhếch nhác nhà quê kia có phải đoàn viên không, chỉ săm soi kỹ cái giấy cắt hộ khẩu và phiếu chuyển lương thực. Khổ, đứa ranh ở nông thôn cả đời chỉ ăn bám thày bu, lấy đâu ra lương thực mà chuyển. Nhưng họ máy móc đặt ra quy định vậy, cứ phải có phiếu chuyển thì mới được cấp tiêu chuẩn lương thực mới, tôi nhớ láng máng 17 kg/tháng. Tiền ăn (học bổng) 18 đồng/tháng.

Chương trình phát thanh RFI ngày 31.03.2025


 

dimanche 30 mars 2025

Huy Nguyễn - Cập nhật tình hình động đất tại Miến Điện


Không có thêm động đất lớn, có 14 dư chấn sau động đất, hơn 1.700 người được xác nhận đã tử vong. Số người thiệt mạng ước tính vượt 10.000 người. Công tác cứu hộ vô cùng khó khăn. Dưới đây là thông tin tôi tổng hợp và cập nhật vào lúc 0 giờ ngày 31/03/2025.

1) Có động đất lớn xảy ra trong ngày 30/03 hay không?

Cách đây mấy tiếng có một số page giật tít về việc Miến Điện tiếp tục có động đất lớn 7,5 độ và người dân chạy trong hoảng loạn. Thực tế không có thêm động đất lớn nhưng có rung chấn.

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 30/03/2025

 

1. Thế là cái phải đến, đã đến

+ Lần thứ nhất tôi viết về vấn đề “càng đáp” (landing gear) của máy bay Nga, là trong bài ngày 18/07/2022 tại đây.

Khi đó tôi viết “Về chiến lược, ngoài hậu cần thì vấn đề lớn nhất của Nga bây giờ là làm sao phục hồi được hiệu lực của không quân – nếu không thì HIMARS còn làm mưa làm gió. Nhiệm vụ này trong hoàn cảnh bị cấm vận và trừng phạt, hoàn toàn không phải là dễ dàng vì như hôm trước tui viết là càng đáp và nhiều động cơ máy bay Nga, đặc biệt là Kamov-52 đang phụ thuộc vào nước ngoài.”

=> Bây giờ đọc lại thì thấy ngớ ngẩn và thiếu hiểu biết vì sự thật đúng là như vậy, tôi không phải chuyên gia quân sự hoặc vũ khí, mù tịt về khí tài… Nhưng đây là một dự đoán hợp lý vì lúc đó tôi chỉ có trong tay thông tin rằng Nga đang phụ thuộc nước ngoài, nhập khẩu rất nhiều cơ phận quan trọng của máy bay.

Lê Xuân Nghĩa - Người sắp làm Thủ tướng Đức muốn chặn đứng sự vĩ cuồng của Trump

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Đức tương lai Merz đã diễn ra vào hôm qua. Nội dung chính của các cuộc đàm phán là Ukraine và "Quân sự hóa nước Đức".

Sau đây là tóm tắt các quan điểm của ông Friedrich Merz:

- Thủ tướng tương lai Merz cho Trump biết rằng không thấy cơ hội nào để đưa các nhà sản xuất vũ khí Mỹ vào hoạt động mua sắm trong khuôn khổ "Sáng kiến ​​Phòng thủ Châu Âu", do "chính sách đối ngoại không ổn định và đôi khi công khai thù địch với lợi ích của Đức và Châu Âu do Tổng thống Hoa Kỳ theo đuổi".

Lưu Trọng Văn - "Đóng góp được cái gì cho đất nước thì mình cố mà đóng góp"

 

Sáng Chủ nhật 30.03, Viện Nghiên cứu Phương Đông và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức cuộc gặp mặt giữa các nhà hoạt động chính trị với một số trí thức tên tuổi.

Tại cuộc gặp này, bí thư Thành ùy Nguyễn Văn Nên và phó Ban Tuyên giáo - Dân vận Trung ương Huỳnh Thành Đạt đã lắng nghe các tâm sự, phát biểu, kiến nghị của giới trí thức.

Gã sẽ lần lượt giới thiệu bạn đọc một số phát biểu, theo đánh giá của bí thư Nguyễn Văn Nên là rất thẳng thắn và xây dựng này. Sau đây là một số nội dung ý kiến của giáo sư Tương Lai thông qua một bức thư mà giáo sư gửi cho gã, gã xin tóm lược một số ý chính.

Nguyễn Thông - Những sơn ca của một thời (1)

 

Hôm qua 29.03.25, hệ thông tin đa dạng ở xứ này đưa tin buồn: Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ qua đời. Ông thuộc dạng cây cao bóng cả của nền âm nhạc cách mạng, được người đời yêu mến, tôn trọng, cả về nhân cách và tác phẩm.

Tôi chỉ được gặp bác Vũ và bác gái - nhà thơ Lê Giang có mỗn lần, nên viết riêng về bác là điều không thể.

Năm xa đó, hình như 1981 - 1982 thì phải, ông bạn đồng nghiệp đồng hương đồng môn Nguyễn Văn Vy dạy cùng trường rủ tôi đi mời hai bác Lư Nhất Vũ - Lê Giang tới nói chuyện về ca dao, dân ca Nam Bộ cho sinh viên nghe. Bác trai là chuyên gia về nhạc dân gian, bác gái là đại chuyên gia về ca dao hò vè. Thầy Vy trước đó đã từng mời hai bác, các thầy cô và sinh viên thích lắm nên lại mời tiếp.

Tuấn Khanh - Khánh Ly, và ít điều chưa kể

 

Nghe tin ca sĩ Khánh Ly có thể sẽ không trình diễn nữa, sau cơn đau gần nhất ở tuổi 80. Những bài tình ca không hạnh phúc của Trịnh Công Sơn chắc rồi cũng sẽ đến lúc vắng lời tri âm của một đời người, giã từ một thế hệ lắng nghe nhiều hơn ý nghĩa thưởng thức.

Cũng giống như vắng tiếng hát Thái Thanh, mất thêm tiếng hát Quỳnh Giao, Lệ Thu… và Khánh Ly, không gian của một nền văn hóa quen thuộc yêu dấu sẽ khép dần cánh cửa đời. Mọi thứ từ đây ắt sẽ vang vọng trên một chiều không gian khác, sâu thẳm và bất diệt trong lòng người miền Nam.

Từ cuối năm 2012, khi Khánh Ly chọn về Việt Nam để nối kết với khán giả, sóng gió của đời ca hát lại nổi lên không biết bao lần.

Thái Vũ - Bánh xèo siêu to để làm gì ?

 

"Bánh xèo siêu to khổng lồ", thì tôi không bàn cái cụm từ bố lếu bố láo đó.

Nhưng cái này hoàn toàn không phải bánh xèo của bất kỳ bộ nào, Nam bộ, Bắc bộ, Huế bộ, Phan Thiết bộ, Miền Tây bộ...không có bộ nào làm cái bánh xèo nham nhở thế này.

Hàn Quốc có Bu-Ju-Cheon, Nhật Bổn có Okonomiyaki, Tàu có Egg Fu Young .. cũng giống y bánh xèo của ta. Cũng cái bột trộn trứng xèo nhanh lên trong chảo rồi cho giá đỗ tôm thịt vào...chỉ khác nước chấm và rau.

Hà Phan - Các tỉnh tự chủ ngân sách mới công bằng và hợp lý

 

"Sắp tới chỉ có 7 tỉnh biên giới là trung ương hỗ trợ ngân sách, các tỉnh còn lại phải tự chủ" - phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nói thế khi làm việc ở Bình Thuận hồi đầu tháng!

Gì chớ tui thấy cái này đúng, công bằng và hợp lý. 

Tôi ủng hộ ngân sách trung ương bơm thêm cho các tỉnh chưa giàu để hỗ trợ đồng bào khó khăn, phát triển y tế giáo dục hay gặp lúc thiên tai, địch họa. Nhưng "đều như vắt tranh", năm nào cũng vậy và kéo dài lâu nay hoàn toàn không nên.

Nguyễn Thông - Thời sự: Sáp nhập tỉnh (1)

 

Hôm nay 30.03.2025 trên báo Tuổi Trẻ có bài về chuyện này, “Vì sao giữ nguyên 11 tỉnh thành khi sáp nhập?”

Cứ như lời một ông “nguyên” (giờ có còn làm gì nữa không thì chả rõ, bởi những từ “nguyên”, “cựu”, “đương” lâu nay bị nhập nhèm) là Bùi Tất Thắng - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch - Đầu tư) thì:

Thành phố Huế không cần sáp nhập với tỉnh nào, bởi nó mới được (trung ương và quốc hội) công nhận là thành phố trực thuộc trung ương. Giời ạ, lý do lý trấu, rất vớ vẩn.

Mai Quốc Ấn - Một thế hệ mất mát ?

 

Động đất, sóng thần, bão lũ, cháy rừng… đã khiến nhiều sinh mệnh, tài sản và cả những di sản mất đi. Rất nhiều.

Nhưng ngay cả khi xảy ra thiên tai và nguyên nhân sâu xa khiến những điều đó diễn ra, thì đôi khi nó vẫn ít được sự chia sẻ, cảm thông hay đồng hành khắc phục.

Hình như có một thế hệ mất mát đang tồn tại? Mất mát kết nối với đồng loại, với những giá trị nguyên bản hay sâu xa hơn là mất mát kết nối với những nguyên lý cơ bản nhất của tự nhiên?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 30.03.2025

Tin sáng

1. "Đề xuất chủ tịch cấp tỉnh chỉ định chủ tịch cấp xã sau sáp nhập"- Thực ra đây là việc đương nhiên của chủ tịch cấp trên, nhưng lâu nay ta cứ rắc rối nó lên nên anh chủ tịch cấp trên không có quyền gì với anh cấp dưới. Cứ chỉ định lên được thì chỉ định xuống được, phỏng ạ?

2. "Cựu giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bị cáo buộc nhận hối lộ 43 tỉ đồng"- Ăn méo gì ăn lắm thế? Tiền nhiều để làm gì, danh dự ở đâu, chết có mang theo được không?

3. "Tổng Bí thư: Dự kiến Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng"- Hì hì là ngài nói chính thức thôi chứ lâu nay dân cũng... xôn xao rồi. Và, thông tin chính thức này để dân khỏi... xôn xao.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.03.2025


 

samedi 29 mars 2025

Phó Đức An - Đi vào sào huyệt của Houthi

Nửa đêm đang chìm trong giấc mộng, bỗng nghe “ting” tin nhắn từ WeChat “Em vừa gửi mail cho huynh”. Đây là Mã Hiểu Lâm, bạn thân sinh năm Giáp Thìn, Giáo sư Viện văn học Thượng Hải và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Địa Trung Hải.

Kỳ này đưa bạn sang Trung Quốc, đã hẹn gặp nhau ăn tối tại Quảng Châu. Lâm gửi cho một bài phóng sự còn nóng bốc hơi và tuyệt đối quý giá: “Khám phá độc quyền trong 48 giờ tại sào huyệt của Houthi, kẻ thù không đội trời chung của Hoa Kỳ và Israel”. Đành mất ngủ để dịch ra bản Việt văn, để các nông hộ cùng thưởng thức bài viết tuyệt vời này.

Vào ngày 28 tháng 3, tôi trở về thủ đô Sanaa của Yemen sau khi "biến mất" khỏi nhóm bạn bè của mình trong gần 48 giờ, ngay khi lực lượng không quân Hoa Kỳ và Anh tiến hành một đợt không kích mới. Bất chấp mối nguy hiểm trước mắt, tư duy của tôi vẫn đắm chìm về 48 giờ qua, về sự phấn khích và những kỷ niệm khi đi đến và rời khỏi thủ phủ tỉnh Saada cùng những ngọn núi cao chót vót ở đó.