samedi 8 mai 2021

Nguyễn Đình Bổn - Gia đình cũng cần giáo dục về tai họa bất ngờ !


Dư âm vụ cháy chết đến 8 người vẫn làm tôi bàng hoàng.

Tôi cũng thường viết, nhấn mạnh về giáo dục gia đình để bù trừ vào những khiếm khuyết của giáo dục nhà trường, xã hội. Tôi cũng từng đề cập về cháy nhà, xin nhắc lại một cách ngắn gọn.

Nhiều người Việt sợ "xui" khi công khai nói về việc có thể lúc nào đó nhà mình bị cháy, vì vậy họ thường bỏ qua không nhắc đến trong gia đình. Trong khi đó với điều kiện sống eo hẹp, chật chội và thiếu kiến thức về phòng tránh hỏa hoạn hiện nay, các khu dân cư bình dân tại các thành phố Việt Nam nguy cơ đó cực kỳ cao.

Lưu Trọng Văn - Triết lý « dân tộc, nhân bản, khai phóng » của VNCH và cách mạng giáo dục Việt Nam


Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thừa nhận sự thực quan trọng nhất của ngành giáo dục hiện nay đó là: ‘’chưa hoàn thiện thể chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo...".

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn không né tránh ngành giáo dục hiện nay "phải đổi mới căn bản, toàn diện". Thực chất của "đổi mới căn bản toàn diện" không thể bằng các cuộc Cải cách giáo dục như tít mù vòng quanh bấy lâu nay nữa mà phải bằng cuộc Cách mạng giáo dục triệt để.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tỏ ra đồng tình với cách nhìn mang tính thực chất này, nên ông nhấn mạnh 5 điểm mấu chốt làm trụ cho cuộc Cách mạng giáo dục cần có.

Hoa Nguyễn - Bàn về khía cạnh giáo dục và thấy gì qua việc du học sinh giật cờ vàng VNCH ở Sydney


Làm Đại diện giáo dục và đại diện di trú cho Úc 13 năm, đây không phải lần đầu tiên tôi chứng kiến du học sinh từ Việt Nam sang xúc phạm cờ vàng và những giá trị thuộc về Việt Nam Cộng Hòa.

Trong phạm vi hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, tôi xin chia sẻ dưới đây để giúp mọi người có cái nhìn khách quan với sự việc, và cùng nhau tìm cách giúp thế hệ trẻ từ Việt Nam sang có được sự giáo dục tử tế hơn. Đồng thời cùng nhau tìm giải pháp chấm dứt những chuyện như thế này.

1. Bị tẩy não bởi hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa, sốc văn hóa với phương Tây và những đụng độ cá nhân có thể xảy ra trước đây với cộng đồng người Việt :

Lê Hoàng Hải -Thực sự khó hiểu !


Tôi tiếp xúc với cộng đồng tị nạn lần đầu là ở Nhật. Ở đây khởi đầu chỉ có 10.000 người được chính phủ Nhật chấp nhận quy chế này, nên cộng đồng ở Nhật không lớn như Úc hay Mỹ.

Ấn tượng của tôi là tất cả đều là những người tôn trọng pháp luật nước bản xứ và có hiểu biết. Với cộng đồng người Việt tự do ở Nhật hay bất cứ nơi nào trên thế giới, lá quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hòa là một thánh vật, không khác gì ngôi sao David với dân Do Thái hay biểu tượng Hinomaru với dân Nhật Bản.

Không thể tưởng tượng nổi có chuyện gì xảy ra nếu có ai tới chỗ hội đoàn của người Nhật mà giật lá cờ Nhật Chương Kỳ xuống chà đạp rồi quay clip thách thức. Chắc chắn chuyện đó sẽ gây ra một cơn phẫn nộ khủng khiếp cho người Nhật khắp thế giới và thủ phạm sẽ bị pháp luật trừng trị.

Nguyễn Hồng Vũ – Anaphylaxis, sốc phản vệ sau khi chích vaccine Covid-19


Theo thông tin báo chí, Việt Nam vừa có một ca sốc phản vệ là nữ nhân viên y tế 35 tuổi sau khi chích vaccine Covid-19 của AstraZeneca, và đã qua đời một ngày sau đó!

Cho đến nay, Việt Nam đã thực hiện chích ngừa loại vaccine này cho khoảng 750 ngàn nhân viên y tế, và đây là trường hợp chết người đầu tiên. Vậy chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như thế nào?

Hiện nay, Anh là nước có nhiều người nhất đã chích vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca. Dựa trên số liệu từ ngày 9 tháng 12 năm ngoái cho đến ngày 28 tháng 4 vừa rồi, thì ở Anh đã có 22,6 triệu người được chích liều đầu tiên, và 5,9 triệu người được chích liều thứ 2 của vắc xin vaccine này.

Tăng Quốc Kiệt - Ocean Vuong, một nhà thơ lớn gốc Việt


“Có những người con làm rạng danh cha mẹ

Có những con dân làm rạng danh Tổ quốc”

Tôi hỏi 8 người bạn thích đọc sách, có biết Ocean Vuong là ai không? Tất cả đều trả lời là không. Vậy là tôi nằm trong khối đa số hơi hổ thẹn, vì không biết đến một nhân tài gốc Việt, sống ở Mỹ, một thi sĩ mà người bản xứ không tiếc lời ca tụng, cho giải thưởng về thơ (genius prize) trị giá 625.000 đô la.

Thơ của em, Night sky with exit wound (Trời đêm với những vết thương xuyên thấu) và quyển tiểu thuyết Trên trái đất chúng ta một thoáng huy hoàng (On the earth, we’re gorgeous) được dịch ra 30 thứ tiếng kể cả tiếng Việt ở Việt Nam. Quyển tiểu thuyết được báo New York Times cho là “biến cố văn chương” của năm 2019, và nằm trong danh sách best sellers trong 6 tuần liên tiếp. Đó là lý do vì sao tôi viết bài này.

Jimmy Nguyen Nguyen - Trường Sơn đông...


Sau cái ngày 30/4 mấy chục năm trước đó, bà con lục tục lo đi kiếm cơm ăn trước đã. Bây giờ rảnh rỗi thì nhìn lại lịch sử rồi phê phán, chớ hồi đó những người sống nhờ đồng lương của ông già đi lính thì tháng trước tháng sau là thấy khủng hoảng rồi.

Phải công nhận dân ta có câu "trời sanh voi trời sanh cỏ" thật đúng. Từ những người chỉ biết cầm cây bút, tui và mấy đứa em xuống lòng lề đường gia nhập đoàn quân bán chợ trời.

Tưởng làm cái gì khó chớ bán chợ trời cũng dễ. Đứng xớ rớ đầu đường, gặp ai cũng hỏi "có gì bán không?". Những người cùng hoàn cảnh như mình, phải bán những vật dụng trong nhà để mua đồ ăn qua ngày. Ai mua? Đó là đoàn quân chiến thắng.

Trần Công Bình - Chân dung một người bạn học Petrus Ký


Tình cờ trong những lần uống cà phê với nhóm bạn già Petrus Ký, tôi và Ngọc lại nhận ra hai gia đình chúng tôi đã quen biết nhau từ thuở nhỏ.

Nhà Ngọc ở con hẻm cạnh chùa Hưng Long đường Minh Mạng khi xưa (bây giờ tên mới là Ngô Gia Tự).

Mẹ Ngọc mua gạo của tiệm Công Tâm do ba tôi làm chủ. Nếu chỉ là khách hàng đơn thuần như vậy thì không có gì đáng để nói. Đàng này, mẹ Ngọc hay làm ơn, làm phước với những người nghèo trong xóm. Thay vì chỉ mua gạo để dùng trong gia đình, bà đứng ra làm đầu mối mua cho cả chục người.

Chương trinh phát thanh RFI ngày 08.05.2021


 

Nguyễn Văn Tuấn - Nhập gia tùy tục


Mấy hôm nay, Cộng đồng người Việt ở Úc (và cả trên thế giới) tỏ ra bất bình trước hành động của một thiếu niên (du học sinh từ Việt Nam) xúc phạm lá cờ biểu tượng cho Cộng đồng ngay tại khu phố có đông người Việt cư ngụ. Hành động này nếu nhìn xa một chút sẽ thấy có nhiều ý nghĩa, và con đường hòa hợp - hòa giải dân tộc còn rất xa.

Thiếu niên đó chưa đầy 18 tuổi, nhưng đã tỏ ra là một người hung hăng và bất kính. Mới có 18 tuổi mà đã chửi thề như bắp rang. Mỗi lời thốt ra là kèm theo một tiếng chửi thề tục tĩu đặc thù cách nói của người miền Bắc [1]. Mới 18 tuổi mà đầu óc đã bị tiêm nhiễm ý tưởng hận thù, hận thù một cách vô cớ. Ngôn ngữ chửi thề và xấc láo của người thiếu niên đó sử dụng thì chỉ có thể mô tả bằng ba chữ "vô giáo dục".

Thiếu niên đó rất may mắn đến Úc vào thế kỷ 21, chớ nếu vào những năm trong thập kỷ 1980 thì chưa biết chuyện gì xảy ra. 

Đỗ Trung Quân - Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ ?


Cuối cuộc đời, một ngày nọ tôi bỗng nghe lời khen ngợi “phải độc tài như cộng sản mới chống được con Covid, dân chủ quá hỏng !“.

Lời khen ngợi trong ngoặc kép ấy không chỉ ở đây, nó đến nhiều từ người quen, bạn bè ở Châu Âu, ở Mỹ, xứ sở đã trải qua điêu đứng với bùng nổ lây nhiễm của đại dịch thời gian qua.

Độc tài quả nhiên rất được việc. Đeo ngay khẩu trang vào, bịt ngay cái mồm vào,  bất tuân a lê hấp phạt ngay tắp lự không ong đơ chi sất. Quả thật suốt hai năm đối đầu với dịch bệnh, con số, tỉ lệ lây nhiễm ở Việt Nam so với các quốc gia gần kề trong khu vực là thấp.

Nguyễn Thông - Giải phóng


Thôi thì với miền Nam nói chung, những nhà lý luận cổ hủ, những tư duy bê tông của bên thắng cuộc cứ thích gọi là "giải phóng miền Nam" thì cũng đành chịu họ, chứ biết làm sao.

Định kiến tưởng như chắc khừ ấy sẽ tự mất sau khoảng hai chục năm nữa.

Nhưng với quần đảo Trường Sa chơi vơi giữa Biển Đông, thì phải khác.

vendredi 7 mai 2021

LS Nguyễn Khả Thành - Nỗi lòng người mẹ


Sau khi tòa tuyên nguyên nhà báo Trần Thị Tuyết Diệu 8 năm tù, gặp tôi trước cổng, chị Huỳnh Thị Ngân nghẹn ngào. Con gái tôi nhỏ nhoi chỉ ba mươi mấy ký một mình nó chống một cậu dân phòng còn chưa nổi, làm sao chống được Nhà Nước có đầy đủ các ban ngành, có hỏa tiễn, máy bay tàu ngầm xe tăng súng đạn.

Cách lúc bị bắt ba tháng vợ chồng tôi khóc lóc năn nỉ con đừng viết gì nữa, nó cũng nghe lời, vào Sài gòn xin việc, nhưng rồi cũng bị bắt (là nông dân, làm sao chị hiểu được những khúc mắc của pháp luật).

Chị kể tiếp: Ở vùng xa xôi hẻo lánh tôi làm ruộng, nhờ ba cháu có thêm nghề thợ mộc nên cũng kiếm được mấy đồng nuôi con học mấy năm đại học.

Hoàng Nguyên Vũ – Các bạn « cứ đi » Tam Chúc giờ đang ở đâu ?


Tìm người đến chùa Tam Chúc vì có ca dương tính. Còn tôi, tìm những người hôm trước chửi tôi vì tôi cảnh báo việc tụ tập đông đúc ở ngôi chùa này!

Bệnh nhân cô-vít tại xã Đức Chính, Cẩm Giàng, Hải Dương, vào ngày 26 và 27/4 tham quan chùa Tam Chúc, Hà Nam cùng bệnh nhân 3501.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã ra thông báo tìm người đến chùa Tam Chúc. Đây là một địa điểm từ Tết đến nay, từ nhà chùa đến người đi chùa, phớt lờ dịch bệnh, bất chấp an toàn cho cộng đồng, vẫn chen chúc lễ lạt.

Đặng Sơn Duân - Đã đến lúc BOT nên chia sẻ


Dịch bệnh hết đợt này đến đợt khác, tinh thần người dân càng ngày càng xuống, doanh nghiệp càng ngày càng túng quẫn, tiêu điều.

Chính phủ chắc cũng muốn hỗ trợ người dân, doanh nghiệp oằn mình vì dịch mà chưa có giải pháp vẹn toàn.

Nay tôi có sáng kiến này. Chính phủ tuyên bố xả trạm BOT trên toàn quốc trong 3 tháng lúc này hoặc sau khi hết đợt dịch. Vừa xốc lại tinh thần cho người dân, vừa hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Võ Xuân Sơn - Tỉnh táo, khéo léo, khiêm tốn


Diễn tiến của dịch cúm Tàu gần đây trên thế giới đang hết sức căng thẳng. Trong cái thế giới phẳng hiện nay, Việt Nam không thể là một ốc đảo cô lập với thế giới được. Chắc chắn, dịch sẽ bùng phát tại Việt Nam. Chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Vấn đề bây giờ là làm sao để hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất. Thiệt hại do cúm Tàu gây ra không đơn thuần là số người nhiễm, số người tử vong, mà còn là ảnh hưởng của nó lên nền kinh tế, số doanh nghiệp phải đóng cửa, số người thất nghiệp, mức tăng trưởng kinh tế...

Để hạn chế thiệt hại về người, chúng ta phải làm sao để hệ thống y tế không bị quá tải. Muốn vậy, chúng ta phải khống chế con số, và tốc độ lây nhiễm trong tầm kiểm soát. Và quan trọng nhất, chúng ta phải có phương án bảo vệ hệ thống y tế. Nếu hệ thống y tế bị sụp đổ, có nghĩa là chúng ta bị "vỡ trận". Khi đó, mọi con số khác đều không còn ý nghĩa gì.

Nguyễn Tiến Tường – Tên lửa kêu ai nấy dạ !


Tin quốc tế bạn nên quan tâm:

Mấy hôm trước, Trung Quốc dùng các tên lửa đẩy vệ tinh ra ngoài trái đất. Các tên lửa sau khi hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tự bốc cháy khi ma sát với khí quyển hoặc rơi xuống biển theo tọa độ đặt trước, đại khái vậy.

Trong vụ đẩy này, tên lửa chính của anh Tàu méo cháy cũng méo ôm phản lao ra biển. Nó đang bay xà quần quanh trái đất và có thể rơi xuống bất cứ nơi đâu. 20 tấn vật liệu siêu bền sẽ có thể dội vào đầu bất kỳ ai trên 8 tỉ con người. Một trò xổ số máu me và rất công bằng về xác suất !

Đỗ Duy Ngọc - Treo tranh


Mấy lần đến Hồ Tràm, ở trong khách sạn đẹp và khá hiện đại nhưng vắng khách.

Những lần ở đây tui phát hiện ra một việc rất đau lòng cho các họa sĩ Việt Nam. Đó là rất nhiều tranh của các họa sĩ được gọi là cây đa cây đề, là họa sĩ nổi tiếng bị treo trong phòng vệ sinh. Có tranh treo ngay trên bồn cầu. Cảm giác đầu tiên là buồn.

Vẫn biết khi khách đã mua tranh, treo ở đâu và sử dụng như thế nào là quyền của họ. Tuy nhiên, người khách sở hữu tranh cũng nên xử sự cho có chút văn hóa. Ai lại đem tranh của người có tên tuổi vào trong phòng vệ sinh, nhìn đau lòng và cảm thấy bị xem thường, xúc phạm quá. Để trang trí cho phòng có màu sắc thì thiếu gì cách để chọn.

Đặng Đình Mạnh - Người viết chịu trách nhiệm về lời bình luận của người xem ?


"Ai làm nấy chịu" như là một nguyên tắc ứng xử trong quan hệ giữa cá nhân với xã hội.

Sự chế tài của luật pháp cũng khởi nguồn từ nguyên tắc ấy. Ai vi phạm pháp luật thì người đó phải chịu sự chế tài và đương nhiên, chỉ trong giới hạn phạm vi đối với người ấy mà thôi.

Tuy vậy, hiện nay, cơ quan điều tra có quan điểm rất khác về vấn đề này. Rất may, chỉ phát sinh trong phạm vi kiểm soát các trang mạng xã hội mà thôi. Nhưng chỉ nhiêu đó cũng đã đủ đưa đẩy các Facebooker, Youtuber ... dễ vướng vào các rắc rối pháp lý không hề mong muốn, thậm chí, cả về lao lý.

Chương trình phát thanh RFI ngày 07.05.2021