vendredi 13 septembre 2019

Chiến tranh công nghệ chống TQ và cuộc chiến giữa các vì sao chống LX

Khuôn silicium để sản xuất chip điện tử bằng công nghệ in nano.

Le Figaro hôm nay 13/09/2019nói về « Giấc mơ Reagan của nước Mỹ và người khổng lồ Trung Quốc ». Tờ báo đặt ra các câu hỏi : Hoa Kỳ sẽ dùng chiến lược nào để đối phó với Trung Quốc ? Liệu Mỹ có thể hành động như tổng thống Reagan trong thập niên 80 đối với Liên bang Xô viết, chú tâm đến công nghệ ? 

Theo Le Figaro, ông Trump rất muốn thế, nhưng Trung Quốc của Tập Cận Bình với vũ khí kỹ thuật số không phải là một con cọp giấy như Liên Xô cũ.

« B Team » và sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô

Năm 1983, ông Ronald Regan đã gây ngạc nhiên cho Liên Xô khi bất ngờ tung ra « Cuộc chiến tranh giữa các vì sao ». Chiến lược này là phát súng ân huệ cho nền kinh tế xô-viết đang bị rối loạn và tê liệt vì nạn tham nhũng.

Việt Nam : Blogger Phạm Đoan Trang được giải tự do báo chí của RSF


Tối qua 12/09/2019 tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris đã trao Giải tự do báo chí 2019 cho ba nhà báo nữ, trong đó có blogger Phạm Đoan Trang ở Việt Nam.

Giải thưởng này lần đầu tiên được trao tại Berlin, ở nhà hát Deutches Theater, với sự hiện diện của nhiều khách mời quan trọng như thị trưởng Berlin (Michael Müller), tổng biên tập The Guardian (Alan Rusbridger) và một số nhà báo từng đoạt giải.

Phạm Đoan Trang được tặng giải « Tác động », dành cho các nhà báo đã giúp cải thiện cụ thể sự tự do, độc lập và đa chiều của nghề báo hoặc đánh động ý thức về vấn đề này. Bà đã thành lập Luật Khoa tạp chí trên mạng và tham gia biên tập trang web thevietnamese, giúp độc giả hiểu thêm về luật pháp để bảo vệ quyền lợi của mình, chống lại sự độc đoán. 

jeudi 12 septembre 2019

Ngô Nhân Dụng - John Bolton là người chót

John Bolton là người sau cùng sẵn sàng nói những ý kiến trái ngược với ý ông chủ. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)

(Người Việt 10/09/2019) Ông John Bolton có “ba tội” đáng bị cất chức. Một: Làm việc cho ông chủ mà không chiều ý chủ, cứ nhất định giữ ý kiến của mình. Hai: Khi ông chủ làm theo điều mình đề nghị thì lại không nhường cho ông làm chủ nhân của ý kiến hay ho đó, mà để báo chí nói ồn lên rằng chính mình là tác giả. Ba: John Bolton làm việc cho Tổng Thống Donald Trump. Nếu làm việc cho một ông chủ khác thì chắc cũng không mất chức cố vấn An Ninh Quốc Gia tại Tòa Bạch Ốc.

John Bolton đã nổi tiếng “diều hâu” gần 40 năm nay, từ khi ông làm việc cho các chính quyền Ronald Reagan, George H.W. Bush (bố), rồi làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc thời Tổng Thống George W. Bush (con). Đúng là một tay diều hâu: Bolton chủ trương nước Mỹ nên dùng sức mạnh của mình, quân sự và kinh tế, khắp thế giới. Và không cần biết đến những chữ như “thỏa hiệp,” hay “nhân nhượng.”

Muốn Iran ngưng làm bom nguyên tử? Bom Iran, đó là giải pháp duy nhất. Còn Bắc Hàn đã có bom nguyên tử rồi thì sao? Đánh phủ đầu trước, không cho nó kịp trở tay. Nicolás Maduro, tổng thống xứ Venezuela, đàn áp dân đói khổ? Đến tận nơi lôi cổ hắn ta xuống, dân chúng Venezuela sẽ tự lo những chuyện tiếp theo. Đối với bất cứ vấn đề ngoại giao nào Mỹ đang phải đối phó, John Bolton đều có một câu trả lời dứt khoát, rất cứng rắn.

Đặng Chương Ngạn - Giận Võ tướng !


Khu mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh báo SGGP.

Sau khi đọc bài của Tạ Duy Anh, Đỗ Ngọc Thống về lăng mộ ông nguyên chủ tịch nước, suy nghĩ vẩn vơ và bỗng thấy giận cụ Võ tướng.

Từ khi nhà nước công nông ra đời, tất cả các vị lãnh đạo cao cấp lúc về thế giới bên kia thì đều quần tụ bên nhau ở nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ở đấy, với tiêu chuẩn đặc biệt các vị cũng chỉ chiếm một không gian 10-20 mét vuông đất ở.

Rồi Võ tướng mất. Cụ muốn về với quê hương Quảng Bình. Dân chúng đau buồn tiễn đưa Võ tướng, mừng vui khi cụ được yên nghỉ tại một địa danh đẹp bên sườn núi nhìn ra hướng biển.

Đỗ Ngọc Thống - Nói thêm về chuyến đi xem mộ Trần Đại Quang !


Như đã viết, hôm chủ nhật vừa rồi (8-09-2019) tôi đã cùng nhà văn Tạ Duy Anh, nhà thơ Dương Thuấn và thêm hai bạn lính nữa đi xem mộ Trần Đại Quang. Cuộc đi ấy Tạ Duy Anh đã kể lại khá đầy đủ, tôi chỉ nói thêm vài chi tiết:

Mọi người có thể thắc mắc, ai cho đo mà biết chiều dài và chiều rộng khu mộ ấy. Tôi hỏi thử hai người ở đây cùng một câu hỏi: Khu mộ này dài rộng bao nhiêu mét? Chú công an gác mộ nói: Cái đó cháu không được phép nói. Hỏi tiếp một ông bán hương hoa gần đấy cũng nhận được câu trả lời: Tôi không biết, và có biết cũng không được nói. 

Hỏi thế để xác minh thêm thôi, chứ tôi đã phải chạy xe dọc và ngang khu ấy và đo bằng công-tơ-mét của ô tô. Tạ Duy Anh đã bắt tôi chạy đi chạy lại ba lần để đo cho chính xác.

Vương Toàn - Chưa to


Nhà văn Tạ Duy Anh, tác giả của cuốn tiểu thuyết " Mối Chúa", cùng mấy người nữa, đã về Ninh Bình để xem một ngôi mộ của ông Trần Đại Quang xem nó có đúng là to như lời đồn không.

Sau khi cẩn thận, đo đi đo lại bằng đồng hồ công-tơ-mét ô tô, thì ông khẳng định là: Chiều dài là 550 mét, chiều rộng là 100 mét. Diện tích là 55.000 mét vuông, tức là 5,5 hecta (đằng sau còn lưu không 50 mét nữa) bên trong, giữa khu đất có cái hình tròn kiểu như cái bánh dầy, đường kính 10 mét.

Mình chưa đến nên cũng chưa biết 5,5 hecta thì nó là tầm thế nào, chỉ liên tưởng đến ba công trình đại diện cho ba miền, cả cổ lẫn kim :

Nguyễn Ngọc Chu - Đất của tổ tiên không phải là vỏ hến !


1. Gần đây quan sát thấy xu hướng rời Mai Dịch và không vào Mai Dịch. Trong nhiều nguyên nhân, có hai điểm chốt: Không muốn nằm ở Mai Dịch vì không chung chí hướng; Và sợ hãi nằm ở Mai Dịch.

Không bàn sâu vào nguyên nhân, mà chỉ nói đến hệ quả. Hệ quả là nhân dân mất quá nhiều đất và phải chi quá nhiều tiền của.

2. Nhớ đến ba đám tang của ông Trần Đại Quang đưa về Ninh Bình, ông Đỗ Mười đưa về Thường Tín, ông Lê Đức Anh đưa về TP HCM mà sợ hãi. Tang lễ ở Hà Nội đã tốn kém, đưa về nơi chôn cất lại càng tốn kém hơn. Tốn kém về tiền bạc, tốn kém về phương tiện, tốn kém về nhân lực, tốn kém về thời gian. Tính tổng lại về tiền bạc, mỗi đám tang tốn hết bao nhiêu tỉ đồng?

Biển Đông : Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay các tàu khỏi bãi Tư Chính

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo, Hà Nội, ngày 25/07/2019.

Theo báo chí trong nước, bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay 12/09/2019 yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) cùng các tàu hải cảnh đi kèm ra khỏi bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng trong cuộc họp báo chiều nay tuyên bố : « Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc tiếp tục vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ». 

Phía Việt Nam « yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu này ra khỏi vùng biển Việt Nam », khẳng định việc vi phạm này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trong quan hệ hữu nghị giữa hai nước. 

Philippines : Trung Quốc muốn hạn chế các lực lượng nước ngoài tại Biển Đông

Ảnh hải quân Mỹ chụp Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông, ngày 21/05/2015 cho thấy các tàu Trung Quốc hoạt động tại đó.

Ngoại trưởng Philippines hôm 11/09/2019 cho biết, Trung Quốc trong quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) muốn hạn chế sự hiện diện của quân đội nước ngoài, cũng như việc các công ty ngoại quốc tham gia vào các dự án dầu khí tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. khi trả lời phỏng vấn kênh ABS-CBN News tiết lộ, việc thương lượng « có lúc đã hết sức gay gắt », vì Bắc Kinh nhất định đòi « không có cường quốc quân sự nước ngoài nào được hiện diện tại Biển Đông », « nếu các vị muốn khai thác dầu khí thì chỉ có thể làm việc với chúng tôi ».

Cũng theo ông Locsin Jr., tuy nhiên hiện nay Trung Quốc tỏ ra hòa hoãn hơn, không còn kiên quyết đòi loại bỏ sự hiện diện quân sự của nước ngoài, và theo ông, chủ yếu chỉ nhắm vào « các địch thủ của Trung Quốc và một số đồng minh của Philippines ». Ông bày tỏ hy vọng những trở ngại có thể được tháo gỡ trong thời gian tới.

Tin vắn 12.09.2019


Ông Richard Ferrand, chủ tịch Hạ viện Pháp, 25/03/2019.

(AFP)Chủ tịch Hạ viện Pháp bị điều tra 

Ông Richard Ferrand, chủ tịch Hạ viện Pháp, một nhân vật thân cận với tổng thống Emmanuel Macron ngay từ thời kỳ đầu, tối qua rạng sáng nay 12/09/2019 đã bị chính thức đặt trong vòng điều tra tại Lille vì « thủ lợi bất chính ». Vụ này gây bối rối cho đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước (LREM) của tổng thống. 

Cơ quan Mutuelles de Bretagne do ông Ferrand lãnh đạo năm 2011 đã ký hợp đồng thuê trụ sở từ người phụ nữ chung sống với ông, với hợp đồng trên bà này đã đi vay ngân hàng để mua tòa nhà đem cho thuê và nghiễm nhiên trở thành sở hữu chủ. 

Mỹ bán 32 chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Ba Lan

F-35 của Mỹ bay biểu diễn với các chiến đấu cơ Anh tại New York ngày 22/08/2019.

Hoa Kỳ ngày 11/09/2019 loan báo đã chấp nhận bán cho Ba Lan 32 chiến đấu cơ tàng hình F-35 hiện đại có tổng trị giá 6,5 tỉ đô la, bất chấp việc thương vụ này có thể gây thêm căng thẳng với Nga.

Trong hợp đồng, ngoài 32 chiếc phi cơ tiêm kích do Lockheed Martin sản xuất, còn có 33 động cơ Pratt and Whitney, cùng với vũ khí và các thiết bị cần thiết. Thông cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Washington muốn « trang bị cho một đồng minh quan trọng của NATO loại tiêm kích hiện đại nhất thế giới, giảm lệ thuộc vào các loại vũ khí lỗi thời của Nga ». 

Bộ Ngoại giao đã chính thức thông báo cho Hạ viện Mỹ về thương vụ trên. Các dân biểu có 30 ngày để phản đối, nhưng đây là điều chưa từng xảy ra từ nhiều thập niên qua. 

Tư pháp Mỹ chấp thuận cho áp dụng quy định mới về nhập cư

Di dân Trung Mỹ phải quay lại Mêhicô xin tị nạn, đang ăn sáng tại một trại tạm cư ở Ciudad Juarez, 12/09/2019.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hôm 11/09/2019 đã cho phép chính quyền áp dụng các biện pháp mới nhằm hạn chế di dân Trung Mỹ xin tị nạn. Đây là một chiến thắng cho tổng thống Donald Trump, vốn đặt vấn đề nhập cư làm trung tâm chiến dịch tranh cử năm 2020.

Có 7/9 thẩm phán cho rằng các quy định mới có thể tạm thời được áp dụng trong khi chờ đợi tòa án giải quyết những vụ kiện. Quy định buộc phải đăng ký tại một nước thứ ba trước khi đến biên giới Hoa Kỳ, sẽ gây nhiều khó khăn cho các di dân hầu hết đến từ Trung Mỹ. Khoảng mấy chục ngàn người đa số là các gia đình có trẻ em đi chung sẽ bị ảnh hưởng.

Đây là thắng lợi đối với tổng thống Donald Trump, vào lúc chính sách nhập cư của ông đang bị kiện tại nhiều tiểu bang. Trên Twitter, Trump hoan nghênh quyết định trên với chữ « chiến thắng » được viết hoa. Một phát ngôn viên Nhà Trắng tuyến bố chính quyền rất hài lòng khi Tòa án Tối cao bác bỏ các phán quyết « sai lạc » của tòa cấp dưới.

mercredi 11 septembre 2019

Đoàn Bảo Châu - Ngu không thuốc chữa


Nhà hoạt động Hồng Kông Hoàng Chi Phong nói chuyện với ngoại trưởng Đức Heiko Maas tại Berlin ngày 09/09/2019.

Cả cộng đồng mạng ngỡ ngàng bởi nhận thức của cậu thượng tá quân đội, được gọi là "Nhà báo áo lính trên mặt trận không khói súng”.
 
Cậu bảo Hoàng Chi Phong là thằng nhóc mặt dơi, mõm chuột, sỉ vả biểu tượng của giới trẻ Hồng Kông, biểu tượng của tự do dân chủ, biểu tượng của tinh thần chống độc tài Trung Cộng. 

Người có văn hóa không bao giờ mang hình thức người khác ra để sỉ nhục. Hình thức là trời sinh, mỗi người không làm gì để thay đổi được, điều quan trọng là tư tưởng của họ thế nào. 

Tạ Duy Anh - Đi xem mộ Trần Đại Quang


Tôi phải xin lỗi người quá cố là tôi không có ý định đi viếng ông, nên dùng từ xem mộ. Tôi chỉ có nhu cầu xác minh một sự thật.

Khi ông Trần Đại Quang từ trần, rộ lên vô số tin đồn khác nhau về khu mộ được ông chuẩn bị trước ở quê là xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Một tờ báo chính thống hé lộ nó rộng hơn 3 ha, nhưng ngay sau đó phải rút xuống. Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha.

Ngồi ăn trưa tại một nhà hàng gần Bộ Giáo dục, giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, phó giáo sư Đỗ Ngọc Thống, nhà thơ Dương Thuấn và tôi cùng cho rằng chuyện này không thể cứ nói lấy được, mà cần một sự chính xác tuyệt đối trước khi đưa ra bất cứ đánh giá nào. 

Trần Trung Đạo - CHINAZI là gì ?


Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng Chinazi. Chinazi, một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018, và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hồng Kông hiên nay. 

Việc tố cáo chế độ cộng sản (CS) dưới thời Tập Cận Bình tương tự như Đức Quốc Xã Hitler cũng không phải chỉ phát xuất từ sự “nổi giận” của tuổi trẻ Hồng Kông, mà còn là nhận xét của nhiều lãnh đạo quốc gia, chính trị gia trên thế giới. 

Thế giới còn khá nhiều nước độc tài như Bắc Hàn, CS Việt Nam, Cuba, Lào, Uzbekistan, Turkmenistan v.v…nhưng chỉ có Trung Cộng là được đem ra so sánh với Đức Quốc Xã, vì cả hai có nhiều đặc điểm giống nhau.

Donald Trump rảnh tay sau khi « diều hâu » John Bolton ra đi

Nguyên cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh chụp ngày 13/08/2019.

Theo Le Monde hôm nay 11/09/2019, sự ra đi của ông John Bolton là khó thể tránh khỏi, khi giữa cố vấn an ninh quốc gia và tổng thống Mỹ Donald Trump có quá nhiều quan điểm khác biệt.

Sáng thứ Ba 10/9, vào lúc gần 11 giờ, Nhà Trắng bỗng đột ngột thay đổi lịch trình trong ngày, thêm vào một buổi báo cáo ngắn về đấu tranh chống khủng bố. Sự kiện này sẽ diễn ra vào đầu giờ chiều, do ngoại trưởng Mike Pompeo, bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin và cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đảm nhiệm. Thế nhưng lúc 12 giờ trưa, Donald Trump bỗng cho biết ông Bolton sẽ không còn phục vụ tại Nhà Trắng.

Sự ra đi của cố vấn John Bolton, như thường lệ, được tổng thống Mỹ thông báo trên Twitter. Điều này khó thể tránh khỏi với những bất đồng chồng chất giữa hai người, và ông tổng thống không hề giấu diếm khi loan báo việc cách chức John Bolton.

mardi 10 septembre 2019

Biển Đông : Trung Quốc quấy nhiễu, Mỹ rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ?

Một cơ sở của tập đoàn dầu khí Exxon Mobil tại Texas.

Hôm nay 10/09/2019 tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vẫn đang hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam, sau khi quay về từ Đá Chữ Thập cách đây hai ngày. Trong khi đó rộ lên thông tin tập đoàn ExxonMobil của Mỹ rút lui khỏi mỏ khí đốt Cá Voi Xanh (Blue Whale) nằm gần Quảng Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 55 hải lý.

Nhà báo Huy Đức hôm qua 09/09/2019 viết trên Facebook : « ExxonMobil (US) bỏ cuộc ! Trước sức ép của Tập các siêu cường đều bỏ mặc : UK (BP 2007), Nga (2016), Tây Ban Nha (2018)…Xoay trục về đâu ? »

Một nguồn tin khác nói rằng ExxonMobil hôm 28/8 đã thông báo cho phía Việt Nam ý định bán lại toàn bộ cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh.

Trung Quốc « giết gà » Repsol để « dọa khỉ » Exxon ?

Hồng Kông và những « ông già đi chiến đấu »

"Papy Wong" (G), 85 tuổi, dùng gậy che chắn người biểu tình trước cảnh sát, cùng với đội quân "tóc bạc" ở quận Đông Dũng (Tung Chung), Hồng Kông ngày 07/09/2019.

« Papy Wong » giơ cao chiếc gậy lên khỏi đầu, năn nỉ các cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đừng bắn hơi cay nữa. Ở tuổi 85, ông luôn trên tuyến đầu để bảo vệ những người biểu tình đòi dân chủ.
Ông khập khiễng đi về phía hàng rào cảnh sát để cố làm dịu đi tình hình, tránh các vụ đụng độ nhiều khi rất dữ dội, thường xuyên xảy ra trong các cuộc biểu tình đang làm rung chuyển Hồng Kông từ ba tháng qua.

« Papy Wong » với chiếc mặt nạ phòng hơi cay đeo trễ xuống cằm giải thích với AFP : « Thà họ giết người già chúng tôi còn hơn đánh đập đám trẻ » trong các vụ bạo lực đặc biệt thô bạo tại khu thương mại Đồng La Loan (Causeway Bay). Người biểu tình đặc biệt này nhấn mạnh : « Chúng tôi già cả rồi, nhưng lớp trẻ là tương lai của Hồng Kông ».

CPJ : Việt Nam trong số 10 nước kiểm duyệt báo chí nhiều nhất thế giới

Blogger Anh Ba Sàm ( Nguyễn Hữu Vinh ) và trợ lý Nguyễn Thi Minh Thúy tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 22/09/2016.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), trụ sở ở Mỹ, hôm nay, 10/09/2019, công bố danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đứng đầu danh sách kiểm duyệt tệ hại nhất là Eritrea, tiếp theo là Bắc Triều Tiên và Turkmenistan. Tại ba nước này « truyền thông chỉ là cái loa tuyên truyền của nhà nước, và tất cả các nhà báo độc lập đều phải ra nước ngoài tị nạn ».

Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Iran bị cáo buộc « bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo cũng như gia đình họ, đồng thời giám sát công nghệ số, kiểm duyệt internet và mạng xã hội ».

Báo Mỹ : Sợ Trump bép xép, CIA rút một gián điệp thân cận Putin

Oleg Smolenkov, người được cho là điệp viên CIA nằm vùng ở điện Kremlin.

Hoa Kỳ hồi năm 2017 đã rút khỏi Nga một điệp viên là quan chức cao cấp, nhân vật đã khẳng định rằng tổng thống Vladimir Putin đã đích thân tổ chức chiến dịch can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Hãng tin Pháp AFP hôm nay 10/09/2019 dẫn lại báo chí Mỹ cho biết như trên.

Theo CNN, điệp viên này làm việc cho người Mỹ từ nhiều thập niên qua, có thể tiếp xúc trực tiếp với ông Putin, và đã cung cấp nhiều hình ảnh văn bản được chụp lén ngay lại văn phòng tổng thống. Cũng theo đài truyền hình Mỹ,  nhân viên tình báo trên đã được đưa ra khỏi nước Nga năm 2017, vì lo sợ bị tổng thống Donald Trump hoặc chính quyền của ông tiết lộ.

Còn theo New York Times, CIA đã đề nghị đưa ra khỏi nước Nga từ cuối năm 2016, nhưng điệp viên này đã từ chối với lý do gia đình. Thế nên cơ quan tình báo Mỹ bắt đầu lo sợ đó là « điệp viên hai mang ». Nỗi lo này rốt cuộc cho thấy không có cơ sở, khi nhiều tháng sau, nhân viên tình báo trên chấp nhận ra đi.