Trước văn phòng thường trực bầu cử, bức tượng bán
thân Stalin đã nhiều lần bị phá hoại. Ứng cử viên cộng sản trong kỳ bầu
cử Quốc hội Ukraina, Olexii Babourine tự cho là nạn nhân của việc « truy
bức », với hình ảnh của một Đảng Cộng sản có nguy cơ biến mất khỏi Quốc
hội.
Gian hàng bị tấn công, truyền đơn
bị xé bỏ… « Tất cả các nỗ lực vận động tranh cử của chúng tôi đều vấp
phải các vụ tấn công ». Nhà hoạt động chính trị lão luyện thở dài. Xung
quanh ông là những lá cờ Liên Xô, trong văn phòng tại Zaporijia, thành
phố công nghiệp miền Nam Ukraina nói tiếng Nga, nổi tiếng với nhà máy
sản xuất xe hơi.
Người cộng sản 65 tuổi lên án bọn hooligan, các cổ động viên những
câu lạc bộ bóng đá và những người dân tộc chủ nghĩa. Nói chung là chủ
nghĩa « chống cộng » hiện đang tăng lên ở Ukraina và « dân tộc chủ nghĩa tràn lan ». Và do không thể tiến hành chiến dịch tranh cử trong các điều kiện tốt đẹp, ông phải tập trung vận động từng nhà.
Gần đến kỳ bầu cử Quốc hội trước thời hạn, 26/10/2014, theo các cuộc
thăm dò, Đảng Cộng sản chỉ nhận được khoảng 4% số phiếu bầu so với năm
2012 là 15%. Nói cách khác, ở dưới ngưỡng 5% cần thiết để vào được Rada -
Quốc hội Ukraina. Như vậy Quốc hội lần đầu tiên có thể không có đại
biểu cộng sản, kể từ năm 1993 đến nay.
Bị lên án là đã ủng hộ phe ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraina,
những người cộng sản đang là trung tâm của tâm trạng thù địch ngày càng
tăng tại những nơi khác trên toàn quốc, và nhóm nghị sĩ cộng sản trong
Quốc hội đã bị giải tán từ mùa hè.
Với việc sáp nhập Crimée vào Nga và cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina
đã ngăn trở một bộ phận dân chúng trong vùng đi bầu, phe cộng sản lại
còn mất đi một số lượng cử tri quan trọng, có thể đến 680.000 lá phiếu.
Nhà chính trị học Vadim Karassev, thuộc Viện Chiến lược Quốc tế ở Kiev,
khẳng định : « Cơ hội để các đại biểu cộng sản vào được Quốc hội là không nhiều ».
Tại Zaporijia, thành phố công nghiệp nói tiếng Nga, nơi đảng Cộng sản
có số cử tri lớn, ông Babourine muốn tin vào may mắn của mình và bác bỏ
kết quả thăm dò. Ông nói : « Với tình trạng truy bức và xu thế chống cộng tại Ukraina hiện nay, người dân sợ không dám nói sẽ bầu cho ai ».
Babourine kể lại sự khốn khổ mà bức tượng bán thân bằng đồng của
Stalin đang ngự trị trên bậc thềm bên ngoài văn phòng ông, phải chịu
đựng: « Trước hết họ chặt đầu bức tượng, rồi họ đặt chất nổ làm nổ tung chiếc đầu ». Rốt cuộc ông phải đem giấu bức tượng phía sau các pa-nô kim loại.
Đối với ông Karassev, đảng Cộng sản nếu muốn tiếp tục hiện diện trong
một Ukraina mà dân tộc chủ nghĩa đang bùng phát, cần phải giữ khoảng
cách với Lênin và Stalin. Ông giải thích : « Đảng Cộng sản bị chỉ trích chủ yếu ở việc thân Nga hơn là thân Ukraina
», chứ không phải vì những tư tưởng cánh tả. Những người cộng sản phải
đối mặt trước gió bão : rất nhiều người Ukraina quay lưng lại với quá
khứ Xô viết có chung với Nga, mà theo họ đang đe dọa sự toàn vẹn lãnh
thổ của đất nước với sự hỗ trợ của quân nổi dậy.
Các biểu tượng của Liên Xô cũ đặc biệt nằm trong tầm ngắm. Đất nước
Ukraina vốn mừng ngày thành lập quân đội cùng lúc với Nga, vào một thời
điểm thừa hưởng từ thời Xô viết, nay vừa mới thay đổi. Từ nay người
Ukraina sẽ mừng riêng ngày thành lập quân đội quốc gia (UPA) – đã chiến
đấu giành độc lập cho đến thập niên 50, và theo các nhà sử học, đã hợp
tác với Đức quốc xã.
Các bức tượng Lênin, hiện diện trên nhiều quảng trường ở Ukraina, đã
bị hạ bệ. Tại Kharkov, thành phố lớn nói tiếng Nga nằm gần biên giới
nước Nga, bị những cuộc biểu tình của phe ly khai khuấy động hồi mùa
xuân, những tượng Lênin lớn nhất đã gục ngã vào cuối tháng 09/2014, do
những người biểu tình dân tộc chủ nghĩa tấn công.
Thế nên bức tượng lớn nhất của nhà lãnh đạo Xô viết tại Ukraina, bây
giờ nằm ở Zaporijia, nhìn xuống Dniepr. Trong tháng này, các nhà tranh
đấu đã mặc cho tượng một chiếc áo sơ-mi thêu kiểu truyền thống Ukraina
(vychivanka), đang lại trở thành mốt.
Tại chỗ, những người đi dạo quan sát cảnh tượng một cách thú vị, và
chụp hình trước tác phẩm điêu khắc này. Antonina, đôi má có vẽ lá cờ
Ukraina, mỉm cười : « Một số người muốn hạ bệ Lênin, số khác muốn tượng này vẫn ở chỗ cũ. Đây là một thỏa thuận ». Còn đảng Cộng sản ? Người phụ nữ trung niên dứt khoát : « Chẳng còn ai cần đến cái đảng ấy nữa, đã tuyệt chủng rồi. Cứ để những ông già, bà già bầu cho họ ».
http://vi.rfi.fr/goodbye-lenin/
Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimerCe commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimer