Một nữ tu trong cuộc biểu tình trước Formosa Hà Tĩnh ngày 02/10/2016. |
(FB
Nguyen Tieu Quoc Dat) Nhân đọc cmt của một bạn trên fanpage của nhà văn
được giải Pulitzer - anh Thanh Việt - về vai trò của Giáo hội Công giáo (khu
vực miền Trung) với nỗi hoài nghi. Tác giả cũng có câu trả lời đơn giản của một
người quan sát mà mình cho là không thể đơn giản hơn thế.
- Đây là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của cái được gọi là "sự cố" biển miền Trung nhưng mức độ tàn khốc ở tầm thảm họa biển. (1)
- Đây là khu vực ngư dân và cũng là giáo dân đông đảo vốn chịu ảnh hưởng kinh tế từ đặc khu Formosa và nay đã tràn ly phẫn nộ khi họ tự nhận vai trò nạn nhân (2)
(2) chính là lực lượng nòng cốt để tạo nên cơn lốc bày
tỏ chính kiến bằng hành động. Thế lực đó có địa chỉ cụ thể và luôn tồn tại như
một đối trọng với một thế lực chính danh là đảng CSVN.
Nếu lùi sự kiện này hơn 80 năm, tiền thân của đảng này
là Việt Minh cũng là một thế lực không chính danh nhưng cũng nhờ có được (1) và
hẳn là trong số những con người tham gia phong trào phá kho thóc ngày đấy cũng
là giáo dân tạo nên phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Để tạo được sự kiện đấy, họ
đều cần có lãnh đạo, có các cá nhân nòng cốt và đương nhiên cũng nhận các khoản
tiền tài trợ của tư sản trong và ngoài nước, tài trợ của ngoại quốc. Cái thế
lực đấy, nếu bê nguyên về thời điểm hiện tại, nó hoàn toàn có đủ phẩm chất để
trở thành phản động.
Hoặc như, chỉ cần lùi lại hai năm, các tuyên truyền
viên VN cũng đã phải nỗ lực thế nào để uốn nắn dân Việt trong cách nhìn nhận sự
kiện Maidan 2014 - rằng những con người phẫn nộ đứng lên chống lại nhà nước 4'
Nga của Yanukovych được dẫn dắt, kích động bởi Mỹ và EU. Bằng cách này, họ kích
hoạt một chế độ tự kiểm duyệt trong não chúng ta vốn được dạy dỗ từ tấm bé:
- Cứ
chống lại chính phủ là phản động phá hoại- Cứ nhận tiền nước ngoài là bọn xấu
(Kết luận: Làm cách mạng phải nghèo trong sáng cơ,
không ai ngửa tay xin $. Giờ tua nhanh cái, thì nhận ra, con cháu các nhà cách
mạng ngày ấy, có mấy ai nghèo?)
Thực tế cho thấy, trong một đoàn người biểu tình dù ở
cấp độ mini (10 người trở xuống), 100 người, 1.000 người hay 10.000 người luôn
cần có tổ chức. Luận điểm và tôn chỉ hành động càng rõ ràng thì sự kiện xuống
đường càng thành công.
Cá nhân tôi cho rằng, sự kiện 2/10 tại Formosa Hà Tĩnh
là thành công khi những phẫn nộ gạch đá của người dân giáng xuống CSCĐ và quân
đội không dẫn đến tổn thất về người và của, đồng thời rút đi rất nhanh đủ để
tạo nên thông điệp rõ nghĩa cho chính quyền Hà Tĩnh. Tuy nhiên hình ảnh này
đang và sẽ được dlv dùng làm bằng chứng tố cáo "thế lực kích động, quấy phá" tại Hà Tĩnh. Hệ thống tuyên
truyền sẽ lờ đi những biến cố trước đó khi CSCĐ dùng dùi cui "va vào mặt dân".
Các thuyết âm mưu đều có thể đặt vào sự kiện này,
giống như câu hỏi thế lực nào đã làm Hà Thành văn vật thối khắm trong ngày qua?
Bọn nào thả thuốc độc khi cá đột nhiên chết bất thường dù hàng ngày vẫn thải ra
4,000m3 nước bẩn chưa qua xử lý?
Nhưng có một thực tế trên tất cả các thuyết âm mưu
rằng, khi một thế lực chính danh, hàng năm nhận viện trợ từ kiều hối, vay ưu
đãi ODA vung tiền tiêu pha hoang phí, bán rẻ tài nguyên đất nước, huỷ hoại môi
trường, tàn phá văn hóa cha ông thì chỉ cần một thế lực đứng lên hành hiệp là
quần chúng trong sáng sẽ đứng lên. Hôm nay họ có thể là phản động nhưng ngày
mai họ hoàn toàn có cơ hội để trở thành thế lực chính danh. Bởi lịch sử trong
80 năm ngắn ngủi hay thêm vài ngàn năm trước nữa đều cho thấy quy luật như vậy.
Một quốc gia có hoang quân thèm khát ngai vàng, bầy
tôi đâm chém tranh giành nhau ngân khố luôn là chỉ dấu cảnh báo của sự lụi làn.
Ở thời đại thông tin này, lịch sử của nhân quả còn có thể rút ngắn đi nhiều hơn
thế nữa.
Những người công
giáo, lương dân là tín hiệu tốt hơn những công dân xhcn, khi họ xuống đường với
một niềm tin lương thiện cho sự thay đổi. Họ đã bước ra ánh sáng, thậm chí đã
vượt xa những con nhang đệ tử cuồng si đang bị tha hóa tay sai cho quyền lực,
hàng tháng dâng sao giải hạn, lên chùa lễ bái nhưng lại quay lưng lại với những
vấn đề cốt lõi đang ảnh hưởng đến tương lai của con cái họ. Đây cũng là một chỉ
dấu cho sự thay đổi cần chuyển từ lượng sang chất.
Bởi vậy, dù có
thế lực nào đi nữa, thì nó đều sinh ra từ những dòng chảy, đến ngày rẽ nhánh để
tự thanh lọc, chia sẻ nguồn sống cho các cộng đồng dân cư. Không có một ao tù
nào duy trì quyền lực vĩnh cửu.
Khai thông, vớt
cá chết chỉ là biện pháp tạm thời. Làm sạch nước cần một cuộc cải cách hệ thống
lọc thải hoặc sẽ bị cuốn phăng đi trong cơn lũ sự kiện.
Tại Việt Nam,
không chỉ có Formosa tại Hà Tĩnh. Tương lai gần là Cà Ná và rất nhiều các đặc
khu kinh tế, các doanh nghiệp công nghệ bẩn, các khu tàn phá tài nguyên đang
chờ đợi để trở thành những dẫn chứng lịch sử.
Bonus lời sấm của trạng Tố Hữu :
“...Kìa Bến Thủy đứng đầu dậy trước,
Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên.
Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,
Anh Sơn, Hà Tĩnh... một phen dậy rồi.
Không có lẽ ta ngồi chịu chết?
Phải cùng nhau cương quyết một phen.
Tổng này, xã nọ kết liên,
Ta hò, ta hét, thét lên mau nào...”
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.