Affichage des articles dont le libellé est Gạc Ma. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Gạc Ma. Afficher tous les articles

dimanche 19 janvier 2020

Lưu Trọng Văn - Hoàng Sa... Những hình ảnh sẽ nhớ mãi



Đôi lời : Ngày 19/01/2020, kỷ niệm 46 năm ngày giặc Tàu xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chỉ có lác đác vài bài báo về Hoàng Sa trên báo nhà nước (và Thụy My đã đăng lại). Một số nhà hoạt động như nghệ sĩ Kim Chi, blogger Nguyễn Tường Thụy cho biết bị canh không cho ra khỏi nhà. Nhưng trên Facebook vẫn có không ít những status kỷ niệm sự kiện bi hùng này. Người Việt không bao giờ quên Hoàng Sa, mảnh đất thấm máu của cha ông…

Nhà báo Lưu Trọng Văn qua những tấm ảnh, tường thuật về một cuộc họp mặt thú vị giữa thân nhân các anh hùng hy sinh ở Hoàng Sa và Gạc Ma, giữa những người cựu binh hai chiến tuyến.

jeudi 1 août 2019

Tuấn Khanh - Bãi Tư Chính sẽ có số phận như Gạc Ma ?



Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. 

Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

Nhưng Bắc Kinh rõ ràng không dừng lại, và bộc lộ rõ việc muốn chiếm lấy bãi Tư Chính. Ngày 26/7, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng Việt Nam “vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Tư Chính kể từ tháng Năm”, cho thấy cuộc tranh chấp có nội dung lớn hơn: Bắc Kinh muốn hoàn thành đại nghiệp đường 9 đoạn trên Biển Đông, mà Việt Nam là kẻ gây khó trước mắt.

samedi 27 juillet 2019

Hoàng Nguyên Vũ - Quên lãng những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc là tội ác



Quên lãng, lạnh nhạt với những người ngã xuống vì chiến đấu với Trung Quốc: là tội ác dù bất cứ lý do gì !

Bảy mươi bốn người ngã xuống trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. Mười nghìn người ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía Bắc 1979 và 64 người ngã xuống trong cuộc bảo vệ đảo Gạc Ma (Trường Sa) năm 1988.

Bảy mươi bốn người lính khoác áo Việt Nam Cộng Hòa và hơn mười nghìn người lính Việt Nam ngã xuống, họ đều có một điểm chung: Họ là người Việt, họ bảo vệ từng tấc đất cha ông để lại và họ cùng hy sinh bởi một kẻ thù duy nhất: Trung Quốc, cùng một âm mưu duy nhất: bành trướng và cướp đất.

lundi 6 mai 2019

Biển Đông : Chiến hạm Mỹ lại đi vào trong vùng 12 hải lý ở Trường Sa

Chiến hạm Mỹ đi vào bên trong vùng 12 hải lý Đá Gaven và Đá Gạc Ma. Ảnh minh họa.

Quân đội Hoa Kỳ hôm nay 06/05/2019 thông báo đã điều hai chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý xung quanh hai đảo đá ngầm tại Trường Sa. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng về thương mại. Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối.

Hai khu trục hạm tên lửa dẫn đường Preble và Chung Hoon đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Gaven (Gaven Reefs) thuộc cụm Nam Yết và Đá Gạc Ma (Johnson Reefs) thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa. Đây là các đảo đá ngầm bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. Riêng Đá Gạc Ma là một trong ba địa điểm diễn ra trận hải chiến Trường Sa, quân Trung Quốc đã tàn sát 64 lính hải quân Việt Nam tại đây.

Trung tá Clay Doss, phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội nói với hãng tin Reuters, việc « đi qua vô hại » này là nhằm « thách thức các yêu sách phi lý về chủ quyền trên biển, và bảo đảm quyền đi vào các tuyến đường hàng hải theo luật pháp quốc tế ».

samedi 2 février 2019

Giọt nước mắt cuối năm của cụ Hoàng Nhỏ



Cha của liệt sĩ Gạc Ma Hoàng Văn Túy, cụ Hoàng Nhỏ, bật khóc khi thấy chúng tôi. Nhà vẫn chưa có dấu hiệu nào của Tết. Cụ nằm lắc võng nhè nhẹ. Người con trai, em anh Túy, đi đánh cá thuê, vừa từ Ninh Thuận về, tay không. Năm nay thất mùa. 

Cụ Hoàng Nhỏ - các báo trước đây nhầm gọi là Hoàng Dỏ - đã ngoài 90, hàng năm vẫn làm giỗ chung cho 64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma, trong đó có con trai mình. Năm 2017, một nữ doanh nhân từ Sài Gòn ra thăm và từ đó - thông qua Nhịp Cầu Hoàng Sa - gửi tặng cụ mỗi tháng một khoản tiền. 

dimanche 20 janvier 2019

Ngô Nhân Dụng - Dám viết Trung Cộng ‘cưỡng chiếm,’ chưa đủ



(Người Việt 18/01/2019) Hôm nay là đúng 45 năm sau Ngày Tang Hoàng Sa, 19 Tháng Giêng, 1974. Hôm qua, mấy tờ báo của đảng Cộng Sản, Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Sài Gòn Giải Phóng, đã dám nói thẳng rằng Hoàng Sa bị quân Trung Cộng “cưỡng chiếm;” hoặc “dùng vũ lực cưỡng chiếm….”

Những tờ báo nêu trên đều nằm ở Sài Gòn. Mặc dù khắp nước có thể đọc những trang mạng của ba tờ báo trên nhưng các bức thư phản ứng được đăng tải với lời khen tờ báo Thanh Niên cũng chỉ xuất phát từ độc giả ở Sài Gòn; với lời lẽ mơ hồ như, “Cám ơn báo Thanh Niên đã viết về các sự kiện tại Biển Đông.”

Những ký giả bị đảng Cộng Sản khóa miệng và xỏ mũi được nới lỏng dây thừng, nhưng chỉ nới lỏng thôi. Họ vẫn tránh không nhắc đến tên họ các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và tên các chiến hạm anh dũng hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa. Tờ Sài Gòn Giải Phóng chỉ nhắc qua, “Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng kháng cự với bao chiến sĩ đã hy sinh.”

vendredi 14 septembre 2018

Nguyễn Công Khế - Tại sao không minh bạch thông tin ?



Gìa đình đòi công lý cho Trần Huỳnh Duy Thức.
Mấy ngày nay tôi định viết về một số vấn đề đang nóng, tỉ như “công nghệ giáo dục “của Gs Hồ Ngọc Đại” “mưu toan” cải tiến chữ viết tiếng Việt của Gs Bùi Hiền”. Tôi thấy không khí tranh luận có vẻ sặc mùi đao to búa lớn mà không đi vào tranh luận khoa học nghiêm túc trước những vấn đề hệ trọng và khẩn cấp như vậy của nền giáo dục nước nhà.

Tại sao có hiện tượng con của rất nhiều quan chức, trong đó có nhiều quan chức lớn của ngành giáo dục phải cho con cái của mình đi “tị nạn giáo dục“. “Tị nạn” khác xa với đi du học bình thường của sinh viên các nước. Ví dụ sinh viên Pháp, sinh viên Mỹ, Nhật hay nhiều nước khác cũng được cho sang nước ngoài du học. Đó là chuyện thường ngày ở huyện. Không có chi là lạ. Các trường Đại học ở Việt nam ta cũng thường xuyên tiếp nhận những du học sinh như vậy.

lundi 30 juillet 2018

Phan Trí Đỉnh – Thảm sát Gạc Ma : Ai ra lệnh không được bắn ?



Sáng 28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang Văn Phúc, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ. Anh Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải, Anh hùng lực lượng vũ trang (AHLLVT) Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.

Thảo luận nhiều vấn đề nhưng tôi chỉ muốn kể một chút về chuyện Gạc Ma 1988 và cuốn sách đang gây bão dư luận.

mercredi 11 juillet 2018

Tâm Chánh - Gạc Ma, cuốn sách hay quyền tự do dân tộc



Ông Võ Văn Thưởng và cuốn "Gạc Ma, vòng tròn bất tử". Ảnh Lê Nguyễn Hương Trà

Mừng khi đọc thấy tin First News, một công ty sách tư nhân đã trót lọt được cuốn sách về Gạc Ma.

Nhưng câu chuyện một cuốn sách ghi nhận những người lính chết trận trên biển để bảo vệ chủ quyền đất nước và danh dự của người lính trước quốc kỳ mà phải long đong tận 4 năm trời, chạy tới 14 nhà xuất bản thì niềm vui cũng đắng vị.

Dân mình từ lâu đã quen với phản xạ, thôi đừng đợi nhà nước, cái gì làm được cho Hoàng Sa, Trường Sa...cố gắng làm được thì làm. Thậm chí còn chủ động làm công việc lẽ ra nhà nước phải làm. Khổ nỗi sự chung tay đó của dân chúng cũng phải thập thò tranh thủ. Rồi mãi thành quen, thành nếp, thành một thứ quy phạm vô lý phải tuân thủ.

Lê Nguyễn Hương Trà - « Gạc Ma, Vòng tròn bất tử » đã hết long đong



Như hầu hết những việc nhạy cảm dính dáng đến Trung Quốc, « Gạc Ma, Vòng tròn bất tử » cũng có số phận hết sức long đong: Công ty First News bắt đầu xin giấy phép từ 2014, tức mất bốn năm; 48 lần biên tập với tổng lượng bản thảo chỉnh sửa chất cao…hơn 2 mét; bản thảo đi qua 14 nhà xuất bản vì bị từ chối. Cho đến đầu tháng 7.2018 sách mới được NXB Văn Học phát hành.

Sau hơn một tuần, « Gạc Ma, Vòng tròn bất tử » vừa được tái bản 20.000 cuốn. Và đặc biệt là hôm 08/07/2018, ông James G. Zumwalt - con trai Đô đốc Hải quân Mỹ Elmo Zumwalt Jr., đại diện cho NXB Fortis, Florida (Mỹ) đã đến Tp.HCM trao đổi việc chuyển ngữ sang tiếng Anh. Toàn bộ tiền từ việc chuyển nhượng bản quyền sẽ dùng hỗ trợ gia đình các cựu binh và liệt sĩ Gạc Ma. 

samedi 10 mars 2018

30 năm ngày 14-3-1988: Lao tàu lên đảo Đá Lớn



Thuyền trưởng Hà Văn Thái (trái) và biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân trên tàu HQ 701 trong chuyến đi ra Trường Sa đầu năm 1988 - Ảnh: NVCC

(TTO 10/03/2018) - Trước ngày 14-3-1988, Việt Nam đã lao hai tàu lên đảo Đá Lớn để giữ đảo trước vòng vây của các tàu chiến Trung Quốc. Đó là câu chuyện ít người biết đến.



30 năm đã trôi qua kể từ ngày Trung Quốc đem quân chiếm các đảo của ta ở Trường Sa và gây ra cuộc thảm sát những người lính Việt Nam ở đảo Gạc Ma…

Nguyên tư lệnh hải quân - phó đô đốc Đỗ Xuân Công cho biết trước ngày 14-3-1988, Việt Nam đã lao hai tàu lên đảo Đá Lớn để giữ đảo trước vòng vây của các tàu chiến Trung Quốc. Đó là câu chuyện ít người biết đến.

Chỉ thị của tư lệnh

Hai chiếc tàu đã lao lên đảo Đá Lớn ấy là HQ 701 và HQ 671. Biên đội tàu xuất phát ngày 31-1-1988 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân chỉ huy.

"Tàu HQ 701 của tôi là kỳ hạm (tàu chỉ huy). Để nghi binh, chúng tôi phải đi đường vòng, tiến về phía nam rồi mới đi lên giữa quần đảo Trường Sa. Khi chúng tôi đang neo ở Nam Yết thì tư lệnh Giáp Văn Cương ra lệnh cho chúng tôi đi đảo Đá Lớn ngay" - ông Hà Văn Thái, cựu thuyền trưởng tàu HQ 701, cho biết.

Hai giờ sáng ngày 6-2-1988, biên đội tàu HQ 701, 671 đã tìm được đảo Đá Lớn. Đây là một đảo chìm có vị trí quan trọng. Phía nam đảo Đá Lớn có bãi cát dài. Trên đảo có một hồ rộng rất nhiều cá.

"Việt Nam đã khẳng định chủ quyền với Đá Lớn từ rất lâu nhưng mình lúc đó còn khó khăn, chưa đủ lực lượng để chốt giữ. Chúng tôi không thấy tàu Trung Quốc nào gần khu vực Đá Lớn. Chúng tôi phân công tàu 701 neo ở nam đảo, còn 671 neo ở bắc đảo" - cựu thuyền trưởng Hà Văn Thái kể.

"Chiều 13-2, có ba tàu chiến của Trung Quốc tiến vào phía nam đảo Đá Lớn - ông Hà Văn Thái kể - Phát hiện hai tàu Việt Nam đã neo ở Đá Lớn, suốt chiều 13-2, một tàu hộ vệ tên lửa, một tàu pháo của Trung Quốc liên tục đe dọa những người lính hải quân Việt Nam.

Lính nó mở hết bạt pháo, dàn tên lửa, chĩa về phía tàu mình dọa. Tàu hộ vệ của nó lừng lững như quả núi, dài hơn 100m, cỡ 1.500 tấn. Trong khi tàu mình là tàu đánh cá, tải trọng chỉ 200 tấn. Tàu 671 chỉ 50 tấn.

Tàu của mình chỉ có mấy khẩu súng AK, lựu đạn và hai khẩu 12 ly 7 nhưng không tháo bạt. Mình mà khiếp, sợ, nhổ neo ra là quân nó đổ bộ lên đảo, mất đảo ngay. Nó đã chiếm đảo Chữ Thập và chắc chắn mục tiêu sắp tới của nó sẽ là Đá Lớn.

Nếu mình nhổ neo, nó bắn chìm ngay ngoài biển, không giữ được đảo mà lại chết hết. Cho nên bằng mọi giá phải neo ngay sát đảo. Không đi đâu hết. Nó hù dọa, giở chiêu trò gì kệ nó. Nếu nó bắn, mình vẫn lên đảo của mình được.

Chúng tôi xin ý kiến Sở Chỉ huy. Tư lệnh Giáp Văn Cương trực tiếp điện ra: kiên quyết không được nhổ neo, không được rời vị trí".

Ngày 14-2-1988, khi đêm xuống, các tàu chiến của Trung Quốc tắt đèn. Nhận thấy nguy cơ bị chúng lợi dụng đêm tối để tấn công cướp đảo, biên đội tàu HQ 701, 671 điện báo cáo về Sở Chỉ huy.

20h đêm 14-2, tư lệnh Giáp Văn Cương điện thoại gặp trực tiếp thuyền trưởng Hà Văn Thái và ra lệnh: Bằng mọi giá đồng chí phải cho tàu lên mặt đảo ngay! Chú ý không được để lật hoặc va vào đá vỡ.

Khi ấy, thủy triều đang xuống rất thấp, bãi đá trên đảo nhô lên cao. Lao tàu lên đảo lúc này rủi ro rất lớn: bị va vào đá vỡ tàu hoặc bị sóng đánh lật tàu, không giữ được đảo mà lại thương vong.

"Tôi xin đợi lúc thủy triều lớn nhất mới đưa tàu lên đảo nhưng tư lệnh không cho. Như vậy là kể cả hy sinh vẫn phải chấp hành mệnh lệnh" - ông Thái nói.

Dù biển động, sóng lớn, những người lính trẻ của trung đoàn công binh 131 vẫn khẩn trương vận chuyển vật liệu vào đảo Đá Lớn - Ảnh: Tư liệu
Hai lần lao lên đảo

"Chúng tôi điện nội bộ sang cho HQ 671, phân công nhau nhiệm vụ đổ bộ lên đảo. Tàu tôi lao lên giữa đảo Đá Lớn còn tàu 671 lao lên phía nam đảo Đá Lớn - ông Thái kể - Phải rất cẩn thận vì thềm ở Đá Lớn rất sâu, toàn đá, luôn có nguy cơ bị hất vào đá.

Thủy triều chưa lên cao, việc chọn vị trí vào rất khó khăn. Tôi phải chọn lạch vào sao cho khi lao lên đảo, tàu vẫn cân, không bị nghiêng, bị lệch".

Lần mò, loay hoay hơn một tiếng đồng hồ, tàu HQ 701 vẫn chưa lên được đảo. Thuyền trưởng Hà Văn Thái quyết định cho tàu lùi ra để tính toán lại luồng lạch.

Khoảng 1h30 sáng 15-2-1988, HQ 701 lao lên đảo lần thứ hai.

Ông Hà Văn Thái kể: "Bụng tàu bị sóng đập ầm ầm trên nền đá! Biết chắc đáy tàu sẽ bị vỡ nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm cho tàu lao tới. Cuối cùng, 2/3 thân tàu đã lao được lên mặt đảo.

Bụng tàu chịu được mấy tiếng đồng hồ thì bục đáy, bục hầm máy, bục khoang hàng (chở 70 tấn hàng tết cho các đảo).

Nước bắt đầu tràn vào, ngập đến 1/3. Khi con tàu bị nghiêng, chúng tôi điện về xin tư lệnh cho rút về tàu HQ 671 lúc này đã lên được đảo an toàn".

HQ 701 đã vĩnh viễn nằm lại trên đảo Đá Lớn. Con tàu đã hy sinh để trở thành cột mốc chủ quyền trước dã tâm lăm le cướp Đá Lớn của các tàu chiến Trung Quốc.

"7h30 ngày 15-2-1988, phát hiện tàu Việt Nam đã lao lên đảo Đá Lớn, ba tàu chiến Trung Quốc chạy lại gần, chĩa pháo và tên lửa vào bộ đội mình trên tàu, trên đảo.

Tình hình lúc đó căng thẳng vô cùng. Chúng tôi phân công một nhóm cầm AK lên đảo. Nếu nó vào tranh chấp, mình sẽ cắm cờ ngay (không cắm cờ trước đó được vì thủy triều đang lên rất cao, điểm cao nhất của đảo ngập trong nước 2m)" - ông Hà Văn Thái kể.

Sau một hồi lồng lộn đe dọa, biên đội ba tàu chiến Trung Quốc tức tối bỏ đi. Những người lính quả cảm của hải quân Việt Nam kiên cường ở lại giữ đảo. Một tháng sau, cuộc thảm sát diễn ra ở đảo Gạc Ma...

Qua Gạc Ma cấp cứu

"Trưa 14-3, tư lệnh lệnh cho chúng tôi từ Đá Lớn sang Gạc Ma cấp cứu thì mới biết đồng đội mình vừa bị Trung Quốc bắn.

Chúng tôi dùng vải bạt trắng, kẻ chữ thập bằng sơn đỏ báo hiệu là tàu cứu hộ nhân đạo để nó không ngăn cản mình vào đảo. Từ xa đã thấy cột khói đen bốc lên. Đến nơi, thấy tàu HQ 505 vẫn còn đang cháy.

Chúng tôi trèo lên tàu HQ 505, thấy tàu bị bắn toác hoác. Chúng tôi cập tàu vào đưa thương binh về đảo Sinh Tồn. Hôm sau, chúng tôi được lệnh chở thương binh về đất liền" - ông Hà Văn Thái kể.

mardi 6 février 2018

Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc cấp hàng cho Gạc Ma




Hai tàu vận tải quân sự Trung Quốc neo ngoài bãi đá Gạc Ma, đang cấp hàng hóa cho lực lượng đồn trú. Phía sau là các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi đá Gạc Ma của Việt Nam. Ảnh Mai Thanh Hải

(Thanh Niên 05/02/2018) Tàu hậu cần quân sự Trung Quốc 961 mới xuống hoạt động tại khu vực Trường Sa khoảng nửa tháng nay...

Chiều một ngày cuối tháng 1.2018, khi đang tác nghiệp trên đảo Len Đao (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thì chúng tôi nghe hiệu lệnh báo động "Tàu quân sự nước ngoài tiếp cận vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma".

Mùa này Huy Gơ, Gạc Ma vẫn nóng




Tàu cá Trung Quốc neo đậu cạnh bãi Huy Gơ. Ảnh Mai Thanh Hải
Đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, là nơi diễn ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Sau khi sát hại 64 chiến sĩ Việt Nam, Trung Cộng đã chiếm đóng từ đó đến nay. Gạc Ma, phần đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt trong tay giặc hiện nay ra sao ? Xin giới thiệu bài viết mới nhất trên báo Thanh Niên.
           
(Thanh Niên 05/02/2018) Trong toàn quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), cụm đảo Sinh Tồn là 'tuyến đầu nóng bỏng,' bởi có hai bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng từ đầu năm 1988, và hiện đã xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo, đặt căn cứ liên hợp.

Đó là hai bãi Gạc Ma và Huy Gơ, chỉ cách điểm đóng quân của bộ đội Lữ đoàn 146 trên dưới 10 km đường chim bay.

mercredi 15 mars 2017

HQ 604 và nỗi khắc khoải Gạc Ma !



Con tàu HQ 604 lên đường ra Gạc Ma và đã chìm vào lòng biển trong trận chiến ngày 14-3-1988 (tư liệu lữ đoàn HQ 125)

FB Lê Đức Dục (Chú thích của tác giả : Bài viết tháng Ba năm 2015, sau hai năm, giờ thì Trung Quốc đã kịp biến Gạc Ma thành một căn cứ quân sự trên Biển Đông).

HQ 604 & Nỗi khắc khoải Gạc Ma !

Mấy tháng trước, khi hình ảnh chiếc tàu Trung Quốc đang bơm cát phủ lên đảo Gạc Ma khiến hòn đảo chìm này nhìn trên những bức không ảnh mà Philippine đưa ra, dễ thấy Gạc Ma đang được mở rộng diện tích lên cả hàng trăm lần. Thế giới quan ngại về sự leo thang của Trung Quốc nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển Đông. 

Nhìn hình ảnh Trung Quốc đang mở rộng Gạc Ma, không thể không nhớ tới con tàu HQ 604 đang chìm ở rìa đảo đá ấy. Không biết xác con tàu HQ 604 giờ có còn ở đó? Những di cốt của liệt sĩ Gạc Ma có còn được khoang tàu che chở dưới lòng biển lạnh? Và chắc đường về quê quán của các anh có thể là mãi mãi không bao giờ!

mardi 14 mars 2017

Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma năm 1988



Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc xâm chiếm ngày 14/03/1988. Ảnh Mai Thanh Hải chụp năm 2013.

(VnExpress 14/03/2017) 1988 được coi là năm đỉnh điểm khó khăn của Việt Nam khi cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng trầm trọng, Liên Xô vốn ủng hộ Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng khó khăn, cải tổ.


Đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng trái phép các bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Subi, Huy Gơ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nước này đơn phương tăng cường từ 9 lên 12 tàu chiến gồm khu trục tên lửa, hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo và tàu đổ bộ... hoạt động trên quần đảo Trường Sa.

Đoạn cuối của cuộc xả súng Gạc Ma



Ba người ở bìa trái theo thứ tự là các anh Thoa, Thống và Đông, từng bị Trung Quốc giam cầm. Ảnh Đỗ Hùng

(FB Đỗ Hùng) Cuộc giằng co và xả súng xảy ra vào buổi sáng 14 tháng 3, lúc bấy giờ trung sĩ Nguyễn Văn Thống, tiểu đội trưởng thuộc đơn vị công binh E83, đang ở trên boong tàu HQ 604. Từ chỗ đứng của mình, anh thấy rõ các đồng đội đang cầm cự với lính Trung Quốc, rồi đối phương cho thuyền nhỏ chạy vòng vòng xả súng lên tàu. 

Pháo lớn bắt đầu nã vào chiếc HQ 604. Lực lượng Việt Nam trên tàu liền dồn vào cabin rất đông, đạn địch vẫn không ngớt lia tới những con người hầu như không được vũ trang. Sau một vài loạt đạn, Thống gục xuống. Trong cơn mê man, anh vẫn cảm nhận được thân tàu chao đảo và chìm xuống rất nhanh, nhưng do mất máu nhiều, anh đã không đủ sức để thoát ra ngoài. Thế rồi, luồng nước mạnh tràn vào khoang tàu đã đẩy trung sĩ Thống cùng nhiều chiến sĩ khác, còn sống hoặc đã hy sinh, ra ngoài. 

"Gạc Ma là cuộc thảm sát, không phải hải chiến"



(Zing.vn 14/03/2017) 29 năm trôi qua, Gạc Ma vẫn là một phần đất Việt giữa Biển Đông bị Trung Quốc chiếm đóng. Gạc Ma đã trở thành nỗi đau của người Việt.



Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Trung Quốc âm mưu xâm lược Trường Sa từ lâu. Năm 1986-1987, các tàu hải quân Trung Quốc giả dạng tàu cá đã thăm dò vùng biển Trường Sa rất nhiều lần.

samedi 21 mars 2015

Việt Nam:Nhiều hoạt động tưởng niệm 64 binh sĩ hy sinh tại Gạc Ma 1988

Đăng ngày 14-03-2015

Hôm nay 14/03/2015, để tưởng niệm 64 người lính Hải quân Việt Nam bị quân Trung Quốc sát hại trong trận "hải chiến Trường Sa " năm 1988, đã có nhiều hoạt động diễn ra từ phía các cựu quân nhân, Nhà nước và đặc biệt là các thành viên xã hội dân sự ở cả hai miền Nam Bắc.

Tại Đà Nẵng sáng nay, các cựu chiến binh Trung đoàn 83 Công binh Hải quân Việt Nam đã thắp nến, thả hoa đăng tưởng niệm các đồng đội đã ngã xuống khi Trung Quốc đưa quân đến cưỡng chiếm các bãi Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa.