Trong tư cách
chuyên gia, những hoạt động như soạn thảo một hệ thống ký âm mới cho tiếng
Việt, là đề tài có thể hiểu được.
Nhưng đề xuất này
lại động đến một công cụ mang tính toàn dân, tức là cái ngôn ngữ đang được gần
100 triệu người sử dụng, lại là thứ văn tự đã được cộng đồng này sử dụng 150
năm, đã sản sinh ra hàng tỉ đơn vị văn bản viết tương ứng.
Về mặt đó, đề
xuất của Bùi Hiền có ý nghĩ xóa bỏ, số toẹt toàn bộ di sản chữ viết đã có sau 150 năm, vì nếu cộng đồng chuyển sang dùng hệ ký
âm này thì toàn bộ đống di sản kể trên sẽ là đống vật liệu vứt đi khi không ai
còn đọc được hiểu được nữa.
Tất nhiên có thể
thấy, sẽ không chính quyền nào dám áp dụng đề xuất không tưởng này, vì sẽ tốn
vô cùng nhiều tiền của, sẽ gây khó cho toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi
giữa người ta với nhau mà có sử dụng chữ viết.
Cho nên nếu việc
nghiên cứu, đề xuất mọi thứ -- là quyền của người nghiên cứu-phát minh, thì
cũng cần thấy, trong tiềm năng, có những đề xuất-phát minh -- như loại đề xuất
này -- mang tính thảm họa cho cộng đồng dân tộc Việt. Ngôn ngữ là hiện tượng xã
hội, là hệ thống hoạt toàn xã hội, chứ không phải là một hệ thống quản trị một
cỗ máy trong tay một số thợ biết nghề.
Người ta cũng nên
đưa ra sự nhận diện loại chuyên gia kiểu này là ứng với tâm thế chính trị nào,
sản phẩm của nền học vấn nào, ứng với loại người nào trong mỗi xã hội dân tộc ?
(FB LẠI NGUYÊN
ÂN 25/11/2017)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.