Về mặt lý thuyết, người Việt bắt đầu được đối xử như những con người kể từ 1995, khi Quốc hội ban hành Bộ Luật Dân Sự.
Trước đổi mới: Không phải ai cũng có quyền khai sinh [đôi khi vì sinh ở nơi chưa có ủy ban hành chính hoặc cha mẹ không hộ khẩu]. Không phải ai cũng có quyền tự do cư trú [bị ràng buộc bởi hộ khẩu].
Không phải ai cũng có quyền tự do đi lại [đi trong nước cũng phải có "giấy đi đường". Không ai có thể tự mình xin cấp hộ chiếu] và, đặc biệt, không có quyền tự kiếm lấy ăn [tư nhân và kinh tế ngoài quốc doanh, tập thể không được công nhận].
Vũ sinh trong thập niên 1990 và khi đi học thì đã có Bộ Luật Dân Sự rồi. Vũ có cha, có mẹ và dù khi cưới [1983] họ không thể làm hộ khẩu, không thể làm hôn thú [vì không có hộ khẩu, cha Vũ đào ngũ], thì Vũ vẫn hoàn toàn có "quyền có họ tên".
Cũng có thể lỗi của gia đình [sự mặc cảm của một ông bố đào ngũ] nhưng trách nhiệm của chính quyền vẫn là chủ yếu [tại sao khi bỏ tù Vũ, người ta chấp nhận cái tên mà Vũ khai, còn khi trở về cuộc sống bình thường thì Vũ không còn tên nào cả].
Tư pháp cần phải lên tiếng, hoặc là bằng một quyết định của cơ quan hộ tịch, hoặc là một quyết định của tòa án. Vũ có quyền nhân thân, Vũ là một con người.
HUY ĐỨC 18.04.2024
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.