1. Tin chiến sự:
• Trên hướng Lyman, kẻ thù đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công vào các khu vực định cư Kreminna và Spirne vào ngày hôm trước. Nevske, Dibrova, Belogorivka của vùng Luhansk và Terna, Spirne và Rozdolivka vùng Donetsk bị pháo kích.
• Trên hướng Bakhmut, kẻ thù tiếp tục tiến hành các hành động tấn công cố gắng kiểm soát hoàn toàn thành phố Bakhmut, các trận chiến khốc liệt tiếp tục. Trong ngày qua, kẻ thù đã tiến hành các hành động tấn công không thành công trong khu vực định cư Orihovo – Vasylivka, Bohdanivka và Bila Gora.
Các đơn vị của lực lượng phòng thủ đã đẩy lùi 16 cuộc tấn công của kẻ thù vào khu vực này của mặt trận. Vasyukivka, Orikhovo – Vasylivka, Novomarkove, Bakhmut, Ivanivske, Chasiv Yar, Novodmytrivka, Oleksandro – Shultyne, Diliivka và Shumy của vùng Donetsk bị địch pháo kích.
• Kẻ thù đã thực hiện các hành động tấn công theo hướng Avdiivka và Marinka.
• Ở các quận Novokalynove, Severna, Pervomaiske và Maryinka của vùng Donetsk, kẻ thù đã không thành công. Các trận chiến khốc liệt nhất ngoài mặt trận vẫn tiếp tục ở Maryinka, nơi 19 cuộc tấn công của kẻ thù đã bị đẩy lùi. Cùng lúc đó, Novokalynove, Avdiivka, Netaylove, Pervomaiske, Maryinka và Pobyeda bị địch pháo kích.
Bình loạn : Marinka hay Maryinka (tiếng Ukraina: Ма́р'їнка, tiếng Nga: Марьинка) là một “thành phố” nằm ở hạt Pokrovsk Raion, tỉnh Donetsk, Ukraine. Dân số ước tính năm 2022 là 9.089 người. Trong cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga, “thành phố” đã bị phá hủy phần lớn do giao tranh diễn ra liên tục ở đây. Không có dân thường sống trong thị trấn này kể từ tháng 11 năm 2022.
Bắt đầu từ giữa tháng Tư năm 2014, lực lượng bán quân sự do Nga hậu thuẫn đã chiếm được một số thị trấn ở vùng Donetsk bao gồm cả Maryinka. Ngày 5 tháng Tám năm 2014, quân đội Ukraine giành lại quyền kiểm soát Maryinka. Trong thành phần các lực lượng Ukraine tham gia tái chiếm Maryinka có một số đơn vị của Tiểu đoàn Azov. Theo nghị sĩ Ukraine Iryna Herashchenko, tính đến tháng Chín năm 2016 có 5.000 người dân sống ở Maryinka.
Vào ngày 3 tháng Sáu năm 2015, lực lượng ly khai thân Nga tiến hành một cuộc tấn công vào thành phố với sự tham gia của 1.000 tay súng, có sự hỗ trợ của xe tăng và pháo hạng nặng, tuyên bố rằng họ chỉ thực hiện các biện pháp tự vệ sau một cuộc tấn công của quân đội Ukraine. Thị trấn đã bị tàn phá nặng nề sau nhiều tháng giao tranh.
Theo BBC, cuộc giao tranh ngày 3 tháng Sáu năm 2015 là cuộc chiến khốc liệt nhất ở Donbas kể từ khi cái gọi là lệnh ngừng bắn Minsk II được ký kết vào ngày 11 tháng Hai năm 2015. Vào đầu buổi tối ngày 3 tháng Sáu năm 2015, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Donetsk Vladimir Kononov và quân đội Ukraine đã xác nhận với OSCE rằng Maryinka vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine.
Vào ngày 17 tháng Ba năm 2022, các trận chiến mới ở Maryinka lại bắt đầu sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga. Trong giai đoạn mới này phần lớn thành phố đã bị phá hủy, chỉ còn lại một số ít cư dân tính đến tháng Năm năm 2022, theo Der Spiegel. Trong trận chiến, các tòa nhà đã bị phá hủy một cách có chủ ý để ngăn chúng được sử dụng làm nơi trú ẩn.
Trên bản đồ, Maryinka chỉ cách quận Petrovskyi của thành phố Donetsk có 8,5 ki-lô-mét, là đo từ trung tâm đến trung tâm. Thực tế thì chúng sát nhau – xin xem bản đồ đính kèm, số 1 là chụp trên Google Map, số 2 là bản đồ số tương tác của ISW. Maryinka được tui đánh dấu V màu đỏ. Nếu các bác để ý thì sẽ thấy bản đồ của ISW có đánh thêm gạch chéo xanh ở vùng thành phố Donetsk, cho biết đây là khu vực hoạt động của du kích Ukraine.
Mặc dù bản tin của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết quân Nga tấn công mãnh liệt ở đây: “Các trận chiến khốc liệt nhất ngoài mặt trận vẫn tiếp tục ở Maryinka, nơi 19 cuộc tấn công của kẻ thù đã bị đẩy lùi” nhưng tình hình có vẻ… không hẳn như vậy. Tại sao xin phép để phần cuối ta nói chuyện tiếp.
2. Với việc Phần Lan gia nhập NATO, Nga Putox đã kiếm thêm được một kẻ thù tiềm tàng “bé hạt tiêu”. Phần Lan gia nhập NATO đã bổ sung một “bộ sưu tập” khí tài quan trọng, bao gồm cả một trong những lực lượng pháo binh lớn nhất châu Âu vào kho dự trữ cho chiến tranh của liên minh.
Điểm qua các khí tài chủ yếu của người Phần Lan (theo Đài Châu Âu Tự do):
(1) F/A-18 Hornet
Không quân Phần Lan có 62 chiếc máy bay loại này đang phục vụ. Các máy bay phản lực được coi là già cỗi này sẽ được thay thế bằng 64 chiếc F-35 thế hệ mới nhất cũng do Mỹ sản xuất, bắt đầu từ năm 2026.
(2) Tàu tên lửa lớp Hamina
Bốn trong số các tàu tấn công này hiện đang phục vụ trong Hải quân Phần Lan. Các tàu được làm bằng nhôm và vật liệu composite nên tương đối nhẹ và linh hoạt. Với dàn vũ khí bao gồm tên lửa, pháo, súng liên thanh và mìn thả sâu (bom dưới nước), các con tàu được cho là có thể chống lại “các mối đe dọa từ trên không, trên mặt nước và dưới mặt nước”. Phần Lan không có hạm đội tàu ngầm.
(3) 298 RSRAKH 06: Giàn pháo phản lực phóng loạt hạng nặng
Bệ phóng này được nhà sản xuất Mỹ có tên M270 (MLRS) bắn các quả pháo phản lực có dẫn đường tương tự như các bệ phóng gắn trên xe tải HIMARS, nhưng có khả năng cơ động vượt địa hình cao hơn và container bắn được tên lửa lớn hơn.
(4) Xe tăng Leopard 2
Phần Lan được cho là có 200 chiếc chiến xa do Đức sản xuất này. Leopard 2 nhanh hơn nhiều loại tương đương thuộc hệ Liên Xô cũ. Trong kho vũ khí của châu Âu có hàng nghìn chiếc Leopard tương tự khiến cho việc bảo dưỡng và thay thế các bộ phận của chúng tương đối đơn giản.
(5) Pháo tự hành bọc thép 155 PSH K9 FIN
Loại pháo tự hành 155 mm này được nhà sản xuất Hàn Quốc đặt tên là “K9 Thunder”, có khả năng thả ba quả đạn vào cùng một vị trí trong cùng một lúc. Khả năng “tác động đồng thời bằng nhiều quả đạn” của nó đạt được bằng cách bắn một quả đạn cầu vồng ở độ cao lớn, sau đó bắn ra hai quả nữa ở quỹ đạo thấp hơn nhưng vận tốc nhanh hơn.
(6) Xe chiến đấu chở quân bọc thép Patria XA-360
Phương tiện do Phần Lan sản xuất này có hệ thống vũ khí có thể nhắm bắn và khóa mục tiêu từ xa bởi một xạ thủ ngồi bên trong xe. Có thể chở tối đa 11 binh sĩ, nó là chiếc xe được thiết kế để có thể “lội” qua vùng đầm lầy của Phần Lan.
(7) 155 GH 52 APU
Loại pháo hạng nặng này được thiết kế để kéo vào vị trí khai hỏa nhưng cũng có một ghế lái lộ thiên, cho phép di chuyển nó một cách chậm rãi bằng chính động cơ nó được trang bị. Khẩu súng 155 mm khác thường do Phần Lan sản xuất được cho là có khả năng kém hơn đáng kể so với công bố và việc bán loại vũ khí này cho quân đội Ai Cập đã gây ra một số tranh cãi mà các lỗi của nó vẫn chưa được tiết lộ.
(8) 120 KHR TEKA súng cối tự hành có xe kéo
Súng cối hạng nặng được gắn bên trong rơ-moóc với phương tiện kéo bánh xích Piglet “Heo con” do Phần Lan sản xuất cho phép một khẩu đội có thể bắn hàng chục quả đạn cối trong một phút, sau đó biến mất trước khi radar phản pháo của đối phương có thể xác định chính xác vị trí của họ.
(9) Cầu gấp bọc thép Leopard 2L
Phương tiện công binh do Đức sản xuất này có khả năng bắc một cây cầu qua con sông rộng tới 25 mét. Thiết bị nhìn ban đêm kèm theo cho phép tổ lái vận hành hai người của nó có thể bắc cầu trong vòng vài phút, ngay cả trong bóng tối hoàn toàn.
3. Ukraine cho Nga hai lựa chọn – Rút khỏi Crimea một cách hòa bình hoặc chuẩn bị oánh nhau.
Các quan chức Ukraine làm rõ lập trường của họ về các cuộc đàm phán Crimea với Nga:
Ukraine không thay đổi kế hoạch lấy lại tất cả lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, bao gồm cả Crimea. “Ukraine sẽ chọn cách đưa Crimea trở lại, sử dụng các biện pháp chính trị và quân sự,” Tamila Tasheva, đặc phái viên của tổng thống Ukraine về Crimea, nói với Politico.
“Để giảm thiểu tổn thất quân sự của Ukraine, giảm thiểu các mối đe dọa đối với dân thường sống ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, cũng như việc phá hủy cơ sở hạ tầng dân sự, Ukraine có kế hoạch cho Nga lựa chọn về cách rời khỏi Crimea. Nếu họ không đồng ý tự nguyện rời đi, Ukraine sẽ tiếp tục giải phóng vùng đất của mình bằng biện pháp quân sự”, bà Tasheva nói thêm.
Bình luận của bà được đưa ra sau khi Andriy Sybiha, phó chánh văn phòng tổng thống, trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, trong đó ông này cho biết Ukraine có thể sẵn sàng thảo luận về tương lai của Crimea với Mátxcơva nếu Kyiv thành công trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược trên chiến trường.
“Chúng tôi sẵn sàng mở [một] ca ngoại giao để thảo luận về vấn đề này,” Sybiha nói trong cuộc phỏng vấn, đề cập đến cuộc phản công đã được lên kế hoạch từ lâu của Kyiv. “Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là chúng tôi loại trừ con đường giải phóng (Crimea) bằng quân đội của chúng tôi.”
Bình luận của Sybiha được đưa ra khi Ukraine lần đầu tiên bày tỏ sự quan tâm đến các cuộc đàm phán với Nga kể từ khi nước này chính thức loại trừ các cuộc đàm phán hòa bình với Vladimir Putin vào mùa thu năm ngoái. Nhưng đó chưa phải là một “ca”.
Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine đã thông qua một nghị quyết pháp lý vào ngày 30 tháng Chín năm ngoái tuyên bố rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào với Putin là không thể chấp nhận do Nga đang cố gắng sáp nhập các lãnh thổ Ukraine ở Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cũng củng cố mục tiêu giải phóng tất cả các lãnh thổ của Ukraine, bao gồm cả Crimea, trong công thức hòa bình 10 bước mà ông trình bày tại hội nghị thượng đỉnh G20. “Tổng thống không thay đổi lập trường của mình,” Ihor Zhovkva, phó chánh văn phòng tổng thống, nói với Politico.
Cho đến trước cuộc xâm lược năm 2022, Ukraine coi các cuộc đàm phán chính trị và ngoại giao là cách chính để đưa Crimea, vốn bị Nga sáp nhập vào năm 2014, trở lại dưới sự kiểm soát của Kyiv.
“Nhưng mọi thứ đã thay đổi sau cuộc xâm lược toàn diện,” – Tasheva nói. “Sau những gì chúng ta được chứng kiến ở Bucha, Mariupol, Izyum; Nga đã tự đóng lại mọi khả năng đàm phán. Ngoài ra, nhiều lần Điện Kremlin tuyên bố họ sẽ không có bất kỳ đối thoại nào về tương lai của Bán đảo Crimea”, Tasheva nói. Bà nói thêm rằng chính quyền Ukraine đã nói nhiều lần rằng lập trường của họ về tình trạng của Crimea không thể là vấn đề để thảo luận – đó là lãnh thổ của Ukraine.
Hơn nữa, các quan chức Ukraine đang nghiên cứu một chiến lược đối xử với hàng trăm cộng tác viên (với Nga) ở Crimea thời hậu chiếm đóng – Olexiy Danilov, thư ký hội đồng an ninh và quốc phòng của Ukraine cho biết trong một bài đăng trên Facebook.
Các đề xuất theo kế hoạch của ông bao gồm việc trục xuất bắt buộc tất cả các công dân Nga đã chuyển đến Crimea sau năm 2014 và trả lại tài sản bị đánh cắp cho người Ukraine. “Chỉ có tổng thống mới có thể quyết định làm thế nào để lấy lại Crimea. Nhưng chúng tôi đã suy nghĩ về cách tái hòa nhập nó theo cách tốt nhất,” Danilov nói với Politico.
4. Việt Nam không ủng hộ cô lập Nga, trừng phạt Mátxcơva – Thủ tướng Việt Nam cũng hoan nghênh sự củng cố và phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước và ghi nhận sự cần thiết phải nâng cao chất lượng của quan hệ hợp tác này “phù hợp với tình hình hiện nay”.
“Chúng tôi không ủng hộ các biện pháp trừng phạt, chúng tôi không ủng hộ việc cô lập Nga. Chúng tôi là thành viên có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế. Chúng tôi không chọn bên nào, mà chúng tôi chọn công lý,” ông nói.
Thủ tướng Việt Nam cũng hoan nghênh sự củng cố và phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước và ghi nhận sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hợp tác này “phù hợp với tình hình hiện nay”.
Bình loạn : Lâu nay có cho được cái gì đâu mà cư xử như bố người ta. Bây giờ phi sang tận nơi lạy lục, cậy cục… nhận được mỗi câu “pay lip service” hay tiếng Việt là “đãi môi”. Cả cái thế giới này trừ Prê-tô-ri-a ra, chỉ còn Việt Nam là chỗ dựa ít nhất về tinh thần. Nhìn chung là hết vị. Sau chuyện này cả hai cần nhìn lại cách cư xử của mình.
Về phần Nga, mấy ai nắm tay được từ sáng đến tối? Từ từng thằng khách du lịch của các ông sang Việt Nam uống rượu rồi đập phá, đến quan chức của các ông cư xử bố đời, có còn là thời Liên Xô mang bo bo sang cho người ta ăn đâu. Bây giờ thì như con gián, chán đời. Cả thế giới người ta khinh cho như mẻ. Về phần Việt Nam, cần xem lại cái cách đội Nga lên đầu, cái gì cũng là nhất. Bây giờ thì rõ cháy nhà ra mặt chuột. Chỉ được cái to xác, nhưng là con bệnh của thời đại.
5. Nhận xét tiếp về chiến dịch tấn công mùa đông
Bây giờ cho phép tui nhìn nhận thêm đôi điều liên quan đến tổng kết chiến dịch tấn công mùa đông của Nga tui viết hôm trước. Tui gửi theo bài này một đồ thị biểu diễn thiệt hại nhân mạng của quân Nga từ ngày 11/01 đến hôm nay, 07/04.
- Đầu tiên chúng ta có thể nhận xét rằng, với chiến dịch tấn công mùa đông lần này, quân Nga đã lập nên một NỀN mới – đó là mức thấp nhất của tổn thất nhân mạng trong một ngày của họ khoảng 400 “kiện hàng 200.” Tui còn nhớ hồi giai đoạn đầu của cuộc chiến, chỉ cần thấy con số cỡ 200 – 250 tui đã chết khiếp, nay thì 400 được coi là… ít.
- Thứ hai, là họ đã lập những ĐỈNH mới – ngày nhiều nhất khoảng 1.100 “kiện.”
- Thứ ba, đường đồ thị thể hiện rõ ràng giai đoạn lấy đà ngắn, nghĩa là họ không có đánh thử, “trinh sát chiến đấu” gì hết – nó thể hiện việc xác định mục tiêu rõ ràng là xông thẳng vào quại ở mục tiêu chính là Bakhmut với vài mục tiêu phụ. Đường đồ thị dốc lên thẳng đứng từ 400 vọt lên toàn 6-7-800. Tất nhiên sau đó vẫn có những ngày trồi sụt, nhưng nền chung của giai đoạn giữa vẫn đi khá đều theo đường hơi dốc đến điểm cao nhất.
- Thứ tư, nó đạt đỉnh ở 2/3 quãng đường – ngày 12 tháng Ba, sau đó rơi khá nhanh nhưng vẫn cố “vùng lên” tạo một đỉnh mới, ngày 24 tháng Ba và sau đó là tụt thê thảm, đường đi xuống dốc đứng như đổ đèo Hải Vân.
- Thứ năm, vài ngày trở lại đây con số có xu hướng quay về NỀN. Như vậy hai đoạn dốc lên và dốc xuống, rất cân xứng.
Ngoài việc đánh giá rằng chiến dịch này đã thất bại, phân tích còn cho thấy nếu đã đến đoạn đi xuống như vậy thì chắc chắn sẽ phải chuyển sang giai đoạn phòng ngự. Theo bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine hôm nay thì:
• Vào ban ngày (06/04), kẻ thù không tiến hành các hoạt động tấn công theo hướng Shakhtarsky. Chúng pháo kích các khu định cư Vugledar, Prechistivka và Velika Novosilka của vùng Donetsk.
Vuhledar là hướng quan trọng mà còn chẳng tấn công được nữa chỉ pháo kích thì còn nói gì đến chỗ khác. Còn một điều quan trọng nữa phải rút được ra là: mặc dù lập NỀN mới và ĐỈNH mới, nhưng chất lượng chiến dịch tấn công mùa đông của Nga đi xuống về mọi mặt chứ không tăng. Thậm chí: nếu như chiến dịch tấn công mùa hè năm ngoái của Nga bị chê bai vì sử dụng pháo binh theo kiểu… Chiến tranh thế giới lần thứ 2, thì ít nhất nó vẫn có những hiệu quả nhất định và bản thân nó có chất lượng của mình. Kết quả là họ vẫn chiếm được 2 thành phố của Ukraine. Còn bây giờ thì số người chết nhiều, xe tăng bị đốt nhiều… nhưng lại chẳng chiếm được gì. Pháo binh suy giảm phải bù bằng quân số, làm cho câu chuyện lại càng trở nên thê thảm.
6. Đoán mò
Viết tiếp phần 1 trên đây, câu chuyện của Maryinka đã khẳng định những nhận xét của tui từ trước khá sát thực tế: tình hình của thành phố Donetsk hoàn toàn không hay ho tí nào cho quân Nga. Như tui đã viết, người Ukraine hoàn toàn có khả năng tấn công vào thành phố Donetsk từ vài hướng không phải là nó bị bao vây, mà do một số yếu tố sau:
Thứ nhất, nếu như ISW đánh dấu vùng du kích như vậy, cũng có nghĩa là lực lượng Nga ở đây không được “mạnh” như những chỗ khác. Bản thân việc người Ukraine chiếm được sân bay của thành phố cũng ngay sát cạnh, và Maryinka cũng rất gần mà tấn công mãi không được, cho thấy Nga không đủ lực lượng để thực hiện những mục tiêu đề ra ở khu vực này.
Thứ hai, do tính chất quan trọng của hướng này, có thể đánh giá rằng lực lượng Ukraine được bố trí trong khu vực là đủ mạnh và căn cứ vào các báo cáo từ trước đến nay, kể cả trong chiến dịch tấn công chiếm Severodonetsk và Lysychansk hè năm ngoái, các trận đánh ở đây kéo dài dai dẳng nhưng ở mức “ác liệt” chưa đến mức “đẫm máu.” Ngoài việc quân Nga ở đây không đủ mạnh, cũng là yếu tố ở đây chủ yếu được bố phòng quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (ly khai) trước đây.
Nếu cùng nhìn trên bản đồ và thông tin địa lý của thành phố ta thấy như sau: thành phố Donetsk có đường cao tốc E-50 là một phần của mạng lưới Cao tốc Quốc tế chạy qua đến Rostov trên sông Đông ở Nga. Ngoài ra còn một con đường quốc tế khác chạy qua thành phố là M-04, nó trùng với đường E-50. Như vậy có ba con đường quốc gia Ukraine là N-15, N-20 và N-21 đi qua thành phố.
Hiện nay tất cả các điểm nút giao thông đi ra vào thành phố Donetsk, đều nằm trong tầm pháo của người Ukraine. Điểm nút giao thông xa nhất là Khartsyzk nằm trên đường N-20 cách Maryinka có 50 ki-lô-mét. Vì vậy hoàn toàn có thể đưa ra nhận xét rằng, N.ga buộc phải đánh giải vây theo các hướng: Maryinka (tây), Novomykhailivka – Slavne (tây nam) và Krasnohorivka – Staromykhailivka (tây bắc). Riêng Vuhledar để đảm bảo hoạt động của tuyến đường sắt từ thành phố Donetsk đi Mariupol, họ cũng phải có những nỗ lực tấn công ở đây.
Điểm khó khăn cho người Ukraine trong quá trình bao vây thành phố Donetsk, là trong thành phố vẫn còn dân chúng. Tuy nhiên tình hình cũng sẽ giống như thành phố Kherson: nếu như bị phong tỏa tiếp vận, thì quân lính Nga sẽ là bọn bị đói trước cư dân. Không cần đưa xuống 1/3, chỉ cần đưa tiếp vận của Nga cho binh lính đồn trú giảm một nửa là đã đủ đói rã họng, chỉ một tháng là chạy.
Tui thì cho rằng quá trình phong tỏa thành phố Donetsk đã diễn ra khá lâu, chỉ là có thể chưa ráo riết cho lắm thôi. Vì bị phong tỏa mà một phần nào đem lại kết quả quân Nga ở đây tân công không được hiệu quả cho lắm chăng?
• Trong vài ngày vừa qua, chúng ta còn nhận thấy một điều: người Ukraine công bố tấn công vào kho đạn của Nga ở Belgorod, thống đốc Belgorod thông báo năm nay sẽ không duyệt binh 09/05 ở tỉnh của ông ta để tránh “tụ tập đông người.”
Lại một điều rõ ràng nữa là để chống lại “HIMARS bắn kho gạo kho đạn” người Nga phân tán để kho ở xa, và lần này quá trình “bào mòn” sẽ sâu vào hậu phương của quân Nga. Nó không phải là 70 ki-lô-mét nữa, mà đã là 100, 150 ki-lô-mét. Câu chuyện không chỉ là sức ép lên hệ thống xe tải, mà còn là sức ép lên hạ tầng giao thông. Tất cả các đầu mối đường bộ và điểm bẻ ghi đường sắt sẽ được chăm sóc tận tình.
Câu chuyện về một nhóm trinh sát Nga đi xuồng cao tốc trên sông Dnipro, bị ăn một quả đạn pháo hay gì đó, tan xác gần một hòn đảo thuộc tỉnh Zaporizhya, nhận được bàn tán trên mạng xã hội Nga. Chúng nó bảo: Chuyện lan đi nhanh chóng trong đội ngũ quân đội, cho thấy có sự lo sợ rõ rệt trong quân Nga.
Bản tin của Bộ Tổng tham mưu Ukraine viết:
Trên các hướng Zaporizhzhya và Kherson, địch tiếp tục xây dựng các tuyến phòng thủ và các vị trí công sự… Tại các khu định cư của quận Dzhankoy của Crimea tạm thời bị chiếm đóng, những kẻ xâm lược Nga lôi kéo người dân địa phương vào việc xây dựng các công sự. Được biết, nam giới chủ yếu tham gia vào công việc kỹ thuật, phần lớn là những người nghiện ma túy và nghiện rượu. Những người chiếm đóng hứa thưởng cho người lao động bằng tiền, nhưng người dân không nhận hoặc nhận không đầy đủ. Đã có những trường hợp được ghi lại khi những người bị lừa dối từ chối hợp tác thêm, sau đó những kẻ chiếm đóng có vũ trang buộc họ phải đào chiến hào…
Thú vị chưa? Trong khi câu chuyện bắn cái xuồng chạy rõ nhanh, cho thấy chất lượng – khả năng tác chiến của người Ukraine đi lên (và cả chất lượng vũ khí) thì chất lượng của người lính Nga cũng tăng theo hướng… kỹ năng dùng xẻng. Không những thế, họ còn phát triển cả khả năng ăn quịt ngày công của dân chúng bị lùa đi đào công sự.
Chắc chắn người Nga sẽ phải chuyển sang phòng ngự, và cũng nhận ra mối nguy bị tấn công ở Crimea. Tui vẫn giữ nguyên ý kiến cho rằng “khoảng 20/04 quân Nga sẽ bỏ chạy là hợp lý” – nó sẽ có thể xê dịch đến 30/04. Bakhmut coi như đã an bài: không có cửa chiếm được nó cho Nga. Chỗ đó cứ nhì nhằng thế cho đến khi nào, chỗ khác chạy thì chạy theo.
Cơ mà hôm kia đã nghe việc người Ukraine dùng một loại gì đó bắn bằng HIMARS ở Bakhmut sợ lắm, chẳng biết có thật không. Nếu mà như vậy thật thì có thể quá trình giải tỏa Bakhmut cũng sẽ bắt đầu sớm thôi.
PHÚC LAI 07.04.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.