Ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào tháng 5/1975, thì vào tháng 6/1975 Việt Nam đã đề nghị bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.
Ngày 7 tháng 5 năm 1976, Tổng thống Gerald R. Ford đề nghị Quốc hội Hoa Kỳ tạm ngưng cấm vận Việt Nam trong sáu tháng để tạo điều kiện cho việc đối thoại giữa hai nước. Ngày 8 tháng 5 năm 1976, Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger gửi công hàm cho Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, đề nghị thảo luận vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước.
Điểm nghẽn duy nhất là Việt Nam yêu cầu Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh, khoản bồi thường là 3,25 tỉ USD (ngoài ra, Mỹ sẽ viện trợ không hoàn lại mỗi năm 650 triệu đô-la) như Ngoại trưởng Henry Kissinger đã hứa tại Hiệp định Paris.
Năm 1977, khi Jimmy Carter nhậm chức tổng thống, ông đã nỗ lực đẩy mạnh việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ. Tháng 3 năm 1977, Carter gửi một phái đoàn sang Hà Nội để bàn về việc nối lại bang giao. Ngày 17 tháng 3 năm 1977, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh đã tiếp Leonard Woodcock, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ. Ngày 4 tháng 5 năm 1977, chính quyền Carter đồng ý để Việt Nam vào Liên Hợp Quốc.
Ngày 3 tháng 5 năm 1977, phiên đàm phán đầu tiên giữa hai phái đoàn Việt Nam - Hoa Kỳ đã diễn ra tại Paris. Phía Việt Nam vẫn yêu cầu Mỹ phải chi 3,25 tỉ đô-la bồi thường chiến tranh. Phía Hoa Kỳ đề nghị bình thường hóa trước, viện trợ sau. Trưởng đoàn đàm phán Phan Hiền báo cáo với ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Thạch thuyết phục Bộ Chính trị nhưng không được. Đàm phán lâm vào bế tắc.
Khi biên giới Tây Nam của Việt Nam có nguy cơ xảy ra chiến tranh thì đầu năm 1978, tại Tokyo, ông Phan Hiền, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: "Việt Nam sẵn sàng bình thường hóa vô điều kiện với Hoa Kỳ" (tức là Việt Nam sẽ không yêu cầu Hoa Kỳ phải bồi thường chiến tranh nữa). Tuy nhiên, lúc này Mỹ quan tâm tới việc đàm phán bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc hơn, mà Trung Quốc và Việt Nam với khi đó lại đang là đối thủ, nên Hoa Kỳ đã bỏ qua vấn đề bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
Và đây mới là bi kịch gần 20 năm Việt Nam chịu cảnh cấm vận khốc liệt nhất của Mỹ, khi Trung Quốc chớp thời cơ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Và cũng từ đó, Việt Nam mới bị Trung Quốc xâm lược vào tháng 2/1979 và kéo dài cho đến tận năm 1989 thì hai bên mới kết thúc hoàn toàn tiếng súng. Cùng đó là Việt Nam cũng mất thêm đảo Gạc Ma năm 1988
- Nếu Trung Quốc không hòa giải với Mỹ thì Trung Quốc không có ngày nay.
- Nếu Trung Quốc không hòa giải với Mỹ thì chắc chắn Trung Quốc không thể đủ sức và lực để tấn công Việt Nam, chiếm đảo của Việt Nam.
Trước đó, ngay khi khai sinh ra nước VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đầu tiên đến Mỹ để đề nghị bang giao. Nhưng phía Mỹ khước từ. Và Việt Nam chúng ta mất 30 năm chiến tranh.
Kết luận: Mỗi lần hai bên Việt - Mỹ “lỡ hẹn” thì phía Việt Nam đều gặp phải bi kịch và trở thành kẻ thù của nhau.
LÊ XUÂN NGHĨA 09.04.2023
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.