samedi 30 mai 2020

Thiếu văn minh với loài vật, Trung Quốc khó bước lên hàng đại cường

Tê tê, món ăn mà người Trung Quốc cho là bổ dưỡng, được buôn lậu từ Miến Điện.
Đăng ngày:


Như vậy những động vật nào có thể bị ăn thịt?Một danh sách năm 2014 kê ra 159 loài sống trên cạn thuộc 7 hạng, trong đó phổ biến là heo, bò, cừu, gà vịt… có cả nai, nhưng không có bồ câu và chim cút ! Danh sách này cần phải điều chỉnh lại vì gồm cả những động vật hiếm phải bảo vệ. Còn đối với động vật sống dưới nước, đa số vật nuôi đều được phép ăn thịt kể cả cá sấu và cá tầm.

Trong khi những người nuôi thú hoang để giết thịt bán đấu tranh cho một « danh sách trắng », thì giới bảo vệ động vật tung ra chiến dịch vì một « danh sách đen » những loài vật không nên ăn thịt, còn Liên minh Trung Quốc bảo vệ các loài thú họ Mèo (CFCA) lập ra « danh sách đỏ ». Trong danh sách đỏ này có cả những loại thường được tiêu thụ trong các nhà hàng như cá chuột mũi dài để ăn lẩu, hãi mã để nấu súp…

« Văn hóa hạ cấp »

« Virus corona chủng mới xuất hiện ở Vũ Hán là sản phẩm từ nền văn hóa hạ cấp của Trung Quốc, bắt và ăn thịt thú rừng, đối xử vô nhân đạo và tiếp tục xơi thịt chúng để thỏa mãn ý thích của mình, thói quen xấu xí này của người Trung Quốc là nguồn virus ». Giáo sư Viên Quốc Dũng (Yuen Kwok Yung) và trợ lý David Lung của ông hôm 18/03 đã viết như thế trên nhật báo lớn của Hồng Kông là Minh Báo. Bài viết bị rút xuống trong cùng ngày !
Vị giáo sư sinh học là người đầu tiên hồi năm 2003 đã nhận ra một loại virus corona là nguyên nhân gây ra dịch SARS, và ông đã đích thân đi thực tế ở Vũ Hán hôm 17/01. Các tác giả bài viết than phiền lệnh cấm ăn thịt thú hoang thực tế không hề được tôn trọng.

Nghịch lý thay, dịch SARS năm 2003 đã làm bùng nổ việc buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã tại Trung Quốc. Tạp chí Tài Kinh dẫn một báo cáo chính thức năm 2016 cho biết, tổng cộng ngành này thu dụng 14 triệu nhân công, với doanh số lên đến 520 tỉ nhân dân tệ (66,9 tỉ euro). Một người ở Nam Ninh cho biết hiện còn 7.000 con rắn nước và rắn hổ mang trị giá trên 1 triệu nhân dân tệ, nhưng không thể bán được.

Dân tộc văn minh phải tử tế với thiên nhiên

Courrier International dịch một bài trên Liên Hợp Báo (Lienhepao) của Đài Loan, kêu gọi « Bắc Kinh phải làm thay đổi cách nghĩ ». Người dân Hoa lục cho rằng ăn thịt rừng làm tăng cường sức lực, « tráng dương bổ thận », đồng thời chứng tỏ « đẳng cấp ». Tuy nhiên xã hội hiện đại đã có biến chuyển sâu sắc trong việc bảo vệ thiên nhiên, có các quy định chặt chẽ về thực phẩm.

Đại dịch virus corona đã tác hại nặng nề đến hình ảnh Trung Quốc, dân Hoa lục bị thế giới coi là những kẻ kỳ dị, xơi cả loài dơi và công. Cuộc khủng hoảng Covid-19 « đã làm rúng động toàn hành tinh vì người Vũ Hán ăn thịt rừng », dân Hoa lục nhận được một bài học đích đáng với việc phong tỏa thành phố. Với 1 tỉ con heo, bò và 13 tỉ con gà vịt giết thịt hàng năm, tờ báo cho rằng dân Hoa lục không hề thiếu nguồn protein để phải ăn thịt thú hoang.

Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã bước lên hàng cường quốc về kinh tế, quân sự và khoa học, nhưng về văn hóa lại ở mức thấp về mặt tôn trọng môi trường và sinh vật (chẳng hạn ăn vi cá mập, tay gấu). Nếu không lấp được khoảng cách này, thì tư cách đại cường khó mà đạt được. Gandhi đã nói : « Người ta nhận ra mức độ văn minh của một dân tộc thông qua cung cách mà họ đối xử với loài vật ».

Trong một bài viết khác trên tờ báo đối lập Apple Daily, ông Đái Diệu Đình (Benny Tai), giáo sư luật và là khuôn mặt điển hình của phong trào dân chủ Hồng Kông cho rằng « văn hóa hạ cấp của Trung Quốc » không chỉ giới hạn ở Covid-19. « Có một loại virus chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc độc tài đang lan truyền trên thế giới. Nếu không nhanh chóng ngăn chận, một thảm họa khác có thể gây hại cho hành tinh chúng ta ». Ông Đái Diệu Đình nhấn mạnh, virus độc tài có nhiều đặc tính, như « đặt ổn định xã hội lên trên tất cả » « trốn tránh trách nhiệm ».

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.