dimanche 24 mai 2020

Dương Quốc Chính - Bác Vượng hay bác Phúc ?



Theo các tiêu chí chọn tứ trụ mới nhất thì ứng cử viên tổng bí thư bây giờ chỉ còn bác Vượng và bác Phúc thôi. Mỗi bác có thể mạnh và điểm yếu riêng.

Bác Vượng nghe đồn là truyền nhân của các Trọng, có nhiều tố chất của bác Trọng, giống nhất là kiên định lập trường tiến lên chủ nghĩa xã hội. CV của bác chủ yếu kinh qua các vị trí ít có điều kiện ăn nhậu, ở Viện Kiểm sát và các ban đảng. Chắc thế nên được bác Trọng yêu!

Bác Trọng thì lâu nay vốn nổi danh giang hồ là người đốt lò vĩ đại. Mà đốt lò rất là tốn củi, ân oán giang hồ rất nhiều. Anh em củi rất oán thán, đổi lại anh em đảng viên kiên định lại rất quý, coi như là lãnh tụ có công rửa mặt cho đảng. Nhưng mà bác già yếu rồi, cũng phải nghỉ. 

Nhưng mà nghề đốt lò giống làm thầy cúng, trừ ma, diệt quỷ, về nguyên tắc là phải có truyền nhân nối nghiệp, không là đến lúc yếu sẽ bị ma quỷ quật lại ngay. Thế nên thầy cúng rất hay phải có con trai nối dõi, nối nghiệp, không là dễ nguy.

Bác Trọng cũng phải cần truyền nhân là bác Vượng để kế tục việc đốt lò. Vì lò mà tắt sớm có khi chủ lò lại...à, mà thôi! Vì thế, bác Trọng còn thì bác Vượng còn, bác Vượng còn thì lò còn, lò còn thì chế độ còn! Đại khái thế. Việc đủn đít bác Vượng là nhiệm vụ chính trị của bác Trọng rồi.

Hội nghị trung ương vừa rồi, bác Trọng nhấn mạnh khái niệm dân chủ nhưng mà tập trung. Đấy là dân chủ kiểu xã nghĩa, từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên như bọn giãy chết. Chế độ ta ưu việt, dân chủ gấp vạn lần Mỹ, nhưng mà là dân chủ tập trung, tức là một số thành phần chóp bu dân chủ thay cho nhân dân. Đại khái ở dưới cùng thì là đảng cử dân bầu, còn trên thượng tầng là Bộ Chính trị cử, ủy viên trung ương bầu, hoặc trên chóp là tổng bí thư cử, Bộ Chính trị bầu. Tập trung là như vậy.

Vì thế, cần hiểu là anh em Bộ Chính trị phải quán triệt theo chỉ đạo của tổng bí thư. Bọn bần nông đọc không hiểu gì đâu, nên mình phải phiên dịch ra như trên.

Tuy nhiên, bác Vượng lại có điểm yếu là ít kinh qua nhiều chức vụ lãnh đạo, nhất là lãnh đạo địa phương. Thường là bí thư tỉnh ủy. Về luật lệ của đảng, thì bác Trọng đã vô hiệu hóa vấn đề này rồi, vì chỉ yêu cầu kinh qua chức vụ lãnh đạo cơ quan trung ương hoặc địa phương là đạt chuẩn. Nhưng nói chung tâm lý các bác khác thì vẫn muốn lãnh đạo đảng thì cũng phải trải qua chức vụ bí thư tỉnh để cọ sát với thực tế chứ không chỉ thuần ný nuộn.

Khi là truyền nhân đốt lò, bác Vượng có ưu điểm với bác Trọng, nhưng lại làm các đồng chí khác xoắn quẩy. Vì đồng chí nào chả là củi dự khuyết, phỏng ạ? Vì thế các đồng chí khác lại ngại bác Vượng lên.

Còn bác Phúc, bác có ưu điểm mà bác Vượng không có, là kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo từ trung ương đến địa phương. Nhất là lãnh đạo hành pháp là chức thủ tướng, tức là CV đẹp.

Bác còn có ưu điểm nữa là KHÔNG LÀM GÌ CẢ! Chủ yếu bác hóng anh em bên dưới, theo dư luận, rồi lựa mà quyết, mà chém, chỉ đạo anh em. Nói chung, ngoài các chi tiết về ngoại hình, cách ăn mặc, màu khẩu trang...bác hay bị phốt (thực ra phốt là do anh em trợ lý, thư ký), còn các vấn đề đại sự bác lại ít để lại các phốt lớn. Với vị trí tổng bí thư, ưu điểm lớn nhất cho sự phát triển quốc gia chính là KHÔNG LÀM GÌ CẢ! Không làm chính là cách làm tốt nhất, vì đảng mà làm nhiều thì lại chết dân. 

Nhưng mà ưu điểm đó có khi lại thành khuyết điểm trong mắt bác Trọng! Thế mới éo le.

Theo truyền thống và thực tế, thì các đồng chí đi lên từ hành pháp (Thủ tướng, Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng...) thường ít kiên định lập trường hơn các đồng chí xuất thân từ vị trí bí thư đoàn, lãnh đạo các ban đảng, bí thư tỉnh. Đây cũng là điểm yếu của bác Phúc và điểm mạnh của bác Vượng trong con mắt bác Trọng.

Bác Trọng và đa số anh em cán bộ, chiến sĩ, đảng viên đều có quan điểm là tổng bí thư nên là người Bắc, có ný nuộn. Thực ra người Bắc cũng vốn có ný nuộn hơn anh em miền Nam rồi. Đây là ưu điểm của bác Vượng và là nhược điểm của bác Phúc. Cái này khó, vì phấn đấu cũng chả được. Nhưng đây lại là luật bất thành văn. Ai dám cho thành văn, vì thành ra phân biệt vùng miền. Vì thế nên về lý thuyết là bác Phúc vẫn có cửa thoát khỏi "lời nguyền" này. Thoát được hay không là do anh em đồng chí trong Bộ Chính trị có ủng hộ hay không?

Bác Phúc còn một giải an ủi là vị trí chủ tịch nước, nhưng khả năng cao là bác chả muốn làm vị trí mang tính danh dự là chính đó. Mà hình như bác Trọng đã chỉ đạo là chỉ tổng bí thư mới được quá tuổi mà thôi. Từ thủ tướng chuyển sang chủ tịch nước về mặt quyền lực thì là đi xuống chứ chả phải sang ngang, nên chắc bác cũng chả muốn nhận làm gì. Vị trí này về cả hình thức lẫn nội dung thì hợp với bác Minh ngoại giao hơn cả. Vì đại cục, có lẽ bác Phúc không nên nhận.

Còn chức thủ tướng, là sự cạnh tranh của bác Bình Trương và bác Huệ. Dường như việc đảo qua vị trí bí thư Hà Nội là để bù đắp cho thiếu hụt CV lãnh đạo địa phương của bác Huệ khi làm ứng cử viên thủ tướng. Nhưng bác Bình Trương lại đang làm Phó thủ tướng thường trực.

Tất nhiên bác Huệ có lợi thế xuất thân là dân kinh tài, phù hợp với vị trí thủ tướng hơn bác Bình Trương xuất thân công an. Nhưng nói gì nói, anh em công an vẫn là mọt thế lực ở nhà nước cộng sản (công an trị), thời bình còn oách hơn anh em bộ đội. Hiện giờ anh em xuất thân công an vẫn đông nhất Bộ Chính trị. 

Bây giờ điểm chuẩn vào ngành công an vẫn thuộc loại cao nhất. Chứng tỏ công an đang là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Nhưng mà éo le thay, các cháu chạy điểm Hà Giang, Hòa Bình...toàn thấy vào công an! 

Mình chém gió phét lác thôi, anh em đừng bế mình đi đâu nha.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.