Thẩm phán ở các
nước dân chủ được lựa chọn từ những người ưu tú, không tham gia đảng phái chính
trị và được bổ nhiệm suốt đời. Khi xét xử thẩm phán
chỉ tuân theo pháp luật, không nghe theo sự chỉ đạo của bất kỳ ai.
Còn thẩm phán Việt
Nam bắt buộc phải là đảng viên cộng sản, xét xử được xem là nhiệm vụ chính trị
và theo sự chỉ đạo của Đảng. Nhiệm kỳ thẩm phán là 5 năm, nếu thẩm phán nào đó
không nghe theo sự chỉ đạo của Đảng thì đương nhiên không được bổ nhiệm lại
nhiệm kỳ sau.
Trước khi xử một
vụ án chính trị hoặc vụ án dư luận quan tâm thì Cơ quan nội chính của Đảng
triệu tập ba cơ quan liên quan là Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án họp
đề ra một ý kiến thống nhất về vụ án.
Khi đưa ra xử,
Hội đồng xét xử chỉ tuyên án y như nội dung cuộc họp nói trên. Chủ tọa phiên
tòa và hội đồng xét xử muốn giảm án, tăng án hoặc tuyên vô tội cho bị cáo cũng
không dám quyết. Đây là nỗi khổ của giới thẩm phán tại Việt Nam từ trước đến
nay.
Thẩm phán phải
chịu một cổ ba tròng (Căn cứ vào luật pháp, tuân theo sự chỉ đạo của Đảng và
chịu sự chỉ trích của dư luận).
Riêng vụ án tử tù
Hồ Duy Hải, Chủ tọa phiên xử là người 3 trong 1 thì càng khó xử hơn nhiều (là
người từng lãnh đạo Công an, Viện kiểm sát, Tòa án).
Công lý ở Việt
Nam tìm đâu cho ra mà kỳ vọng ?
LS VÕ AN ĐÔN
08.05.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.