Với những gì được
truyền thông từ trước, việc Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao bác
kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là
không khó hiểu. Mười bảy vị thẩm phán đã biểu quyết bốn vấn đề, theo tường
thuật của Báo Tuổi Trẻ :
1- Vụ án đã có
những sai sót về tố tụng như đã nêu. Những sai sót đó có làm thay đổi bản chất
vụ án hay không? 17/17 vị biểu quyết quá trình điều tra vụ án có những sai sót
về tố tụng nhưng "không thay đổi bản
chất vụ án".
2- Bản án phúc
thẩm và bản án sơ thẩm kết án Hồ Duy Hải có đúng người, đúng tội, đúng mức án
hay không? 17/17 vị biểu quyết các bản án xét xử Hồ Duy Hải là "đúng người, đúng tội, đúng mức
án".
3- Quyết định số
639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của
Hồ Duy Hải đang có hiệu lực như vậy quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có
đúng pháp luật hay không? 17/17 vị biểu quyết "Không đúng pháp luật".
4- Hội đồng thẩm
phán có chấp nhận kháng nghị, hủy hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm, trả hồ sơ
điều tra bổ sung hay không chấp nhận kháng nghị? 17/17 vị biểu quyết "Không chấp nhận kháng nghị".
Các vấn đề thứ 1,
2 và 4 là phán quyết cuối cùng của một phiên tòa cao nhất, dù có bàn cũng không
giải quyết được vấn đề gì, nhưng cũng sẽ bàn sau. Ở đây chỉ nói về một biểu
quyết rất bất thường đối với vấn đề thứ 3.
Lẽ ra, theo nội
dung giám đốc thẩm thì ngoài hai vấn đề đầu tiên thì biểu quyết thêm vấn đề thứ
4 “không chấp nhận kháng nghị” là đủ,
đằng này lại tròng thêm vấn đề thứ 3, tuyên bố kháng nghị của Viện là “không đúng pháp luật”. Ở đây Tòa đi xa
hơn việc giải quyết nội dung giám đốc thẩm bằng việc đánh phủ đầu Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao. Đòn đánh này không bình thường ở chỗ :
Thứ nhất, nếu như
Tòa xét thấy kháng nghị của Viện là
“không đúng pháp luật” thì Tòa đã không tổ chức phiên giám đốc thẩm này,
chứ sao lại mở phiên tòa để giám đốc thẩm căn cứ vào một kháng nghị không có
giá trị pháp luật ?
Thứ hai, rõ ràng
với việc biểu quyết các vấn đề 1,2 và 4, chính tòa đã xem xét các nội dung
kháng nghị của Viện, tức là thừa nhận việc kháng nghị này là đúng pháp luật (Xin
lưu ý : kháng nghị sai và kháng nghị không đúng pháp luật là khác nhau, kháng
nghị sai vẫn có thể là kháng nghị đúng pháp luật). Nếu kháng nghị không đúng
pháp luật thì việc gì phải mang ra xem xét ?
Thứ ba, lý do tòa
tuyên bố kháng nghị của Viện là “không
đúng pháp luật” là vì Viện đã kháng nghị sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin
giảm án của bị cáo. Còn Viện thì nói rằng mình căn cứ theo một văn bản chỉ đạo
của Chủ tịch nước yêu cầu hoãn thi hành án và xem xét lại vụ án để kháng nghị.
Nhưng Tòa cho
rằng việc bác đơn xin tha chết của Chủ tịch nước là một quyết định tố tụng, còn
văn bản chỉ đạo của Chủ tịch nước là văn bản hành chánh, văn bản hành chánh
không cao hơn quyết định tố tụng.
Với việc chẻ
chanh một cách bất thường như vậy, Tòa đã đẩy Viện vào chân tường. Nếu như 4
nội dung tường thuật trên báo Tuổi Trẻ là đầy đủ, thì Tòa đã không hề có phán
quyết gì về những cái sai của các cơ quan tố tụng mà chính tòa cũng thừa nhận
trong hai vụ án sơ thẩm và phúc thẩm - mà chỉ chăm chăm vạch cái sai của Viện
Kiểm sát Nhân dân Tối cao bằng một phán quyết.
Theo lệ thì công
chức nhà nước làm không đúng pháp luật đều phải bị xử lý theo pháp luật. Với
phán quyết “kháng nghị không đúng pháp
luật”, chẳng lẽ Tòa muốn xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính những người ký
và tham mưu cho Viện ra kháng nghị ?
Thứ ba, 17 vị
thẩm phán không phải từ trên trời rơi xuống để giám đốc thẩm vụ án này. Các vị
đều trưởng thành và thăng tiến trong chế độ ta.
Tất nhiên theo
Hiến pháp thì Tòa án của chế độ ta xét xử độc lập và chỉ tuân theo luật pháp,
nhưng trong thực tế giữa lãnh đạo và luật pháp chưa thể tách bạch chẻ chanh ra
được. Bởi vậy mới có Ban Chỉ đạo này Ban chỉ đạo kia đối với các vụ án, vụ án
nào là trọng điểm vụ án nào là không trọng điểm.
Theo thông lệ hễ
cái gì chẻ chanh ra thì nhất định sẽ có biến. Đánh một cú phủ đầu Viện, Tòa
muốn gì đây ?
Chỉ hy vọng đây
là một sự bất thường về nghiệp vụ.
HOÀNG HẢI VÂN
08.05.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.