Người dân hiếu kỳ trước Bưu điện Cầu Voi, nơi xảy ra vụ án tháng 1/2008. Ảnh Trương Châu Hữu Danh |
Tại sao một vụ án
hình sự, người bị giết chỉ là nhân viên bưu điện bình thường và kẻ giết người
nếu theo danh sách các nghi phạm đều là người lao động bình dân, diễn ra ở ấp
lẻ, tỉnh lẻ lại trở thành một vụ án gây chấn động công luận và và lôi kéo thành
trận chiến các quyền lực pháp đình đến như vậy?
Vụ án rất đơn
giản, mọi chứng cứ sờ sờ vì kẻ giết người chả cao tay gì, nên các nhà điều tra
nhanh chóng chộp được thủ phạm. Điều này thể hiện rất rõ trên bài viết của báo
Công an Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Bộ Công an ngay sau vụ án, dựa theo báo
cáo chính thức nội bộ công an huyện Thủ Thừa và công an tỉnh Long An cung cấp.
Như vậy vụ án đã
điều tra xong.
Thủ phạm đã quá
rõ.
Chứng cứ cũng đã
quá rõ.
Nhưng...
Một kịch bản khác
đã được dựng lên. Theo đúng trình tự khớp với hiện trường đã được nghi phạm
giết người khai ra, để rồi bất ngờ vì một lý do nào đó, một nghi can khác đã
phải khai ra... chính mình là thủ phạm - khớp với sự thật.
Để bịt sự thật
này, toàn bộ lời khai và hồ sơ của nghi can Nghị đã bị bàn tay nào đó ra lệnh
rút khỏi hồ sơ vụ án.
Đó là lý do 17/17
thẩm phán tối cao biểu quyết cho rằng chỉ có kẻ gây án là Hải mới biết các chi
tiết xác thực của vụ án, và đi đến kết luận các sai sót tố tụng không làm thay
đổi bản chất vụ án của các quan ngài trên.
Làm sao không khớp
cho được, khi toàn bộ lời khai trong hồ sơ của nghi can đầu tiên bị bắt giam đã
mớm ra để nghi can sau nói dập theo?
17/17 vị thẩm
phán tối cao, trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hòa Bình, chỉ cần buộc các nhà
điều tra trình lại hồ sơ của nghi can - mà chính báo Công An của bộ Công an đã
công bố ngay sau vụ án - là rõ kịch bản tráo người thế nào.
Một vụ án mà hồ
sơ của nghi can số một bị rút đi cùng các chứng cứ gây ác bị tiêu hủy, thì cái
phán quyết sai phạm tố tụng không thay đổi được bản chất vụ án, chẳng qua chỉ
vì bản chất coi thường pháp luật và chà đạp công lý của chính các ngài không
thay đổi mà thôi.
Đây là vụ án
không khó để phá án. Nhưng sau 12 năm thì rất khó để phá án.
Buồn cười?
Chua xót thì đúng
hơn!
Căm giận thì đúng
hơn.
Chúng ta cùng
lướt qua vụ án xảy ra ở Cầu Voi.
A.Những người
liên quan vụ án:
1. Nguyễn Văn
Thu, nam, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án, hành nghề lái xe ôm.
2. Võ Văn Hùng,
nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
3. Nguyễn Văn
Vàng, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
4. Nguyễn Tuấn
Ngọc, nhân chứng tham gia dọn dẹp hiện trường vụ án.
5. Điều tra viên:
Lê Thành Trung, người khám nghiệm hiện trường vụ án và khám nghiệm tử thi vào
ngày 14 tháng 1 năm 2008. Tháng 5 năm 2020, ông Trung là Trưởng Công an huyện
Đức Hòa, tỉnh Long An.
6. Thượng tá Phạm
Văn Tiến, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An, người
ký lệnh bắt khẩn cấp Hồ Duy Hải vào chiều ngày 21 tháng 3 năm 2008. Phạm Văn
Tiến đã qua đời.
7. Nguyễn Thanh
Hải (trong bản án sơ thẩm 2008 ghi Nguyễn Văn Hải, công an viên xã Nhị Thành,
huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời. Trong trang 5 bản án sơ thẩm 2008 có
đoạn ghi rằng Hồ Duy Hải biết về tình tiết vụ án là do Nguyễn Văn Hải kể lại
cái chết của Ánh Hồng và Thu Vân.
Chú ý!
Vì sao công an
viên xã không có mặt tại vụ án lại biết về cái chết của hai cô gái thế nào?
Giản đơn vì nghi can số một khả năng là kẻ giết người đã khai ra sự thật. Lời
khai đó có trong hồ sơ đã bị rút ra.
8. Huỳnh Văn
Minh, công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, đã qua đời.
9. Nguyễn Thanh
Phong, cán bộ điều tra vụ án, lập biên bản và ra quyết định tạm giam đối với Hồ
Duy Hải (tháng 5 năm 2020 là Phó trưởng Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
10. Nguyễn Văn
Linh, điều tra viên tham gia điều tra vụ án. Tháng 5 năm 2020 ông Linh là Phó
trưởng phòng Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (PC06), Công an tỉnh Long
An).
B. Tiến trình
thật lúc đầu của vụ án:
• Khoảng 7 giờ
sáng ngày 14 tháng 1 năm 2008, anh Phùng Phụng Hiếu, nhân viên Bưu điện Thủ
Thừa, đến Bưu điện Cầu Voi để giao báo. Anh Hiếu thấy cổng trước và sau không
mở, gọi cửa nhiều lần không nghe thấy ai trả lời nên đã ra phía sau trèo qua
hàng rào vào thì thấy cửa khép hờ và phát hiện thi thể cổ đầy máu của hai nữ
nhân viên Hồng và Vân trên nền gạch.
• 8 giờ 30 phút
sáng, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu khám nghiệm hiện trường vụ án.
• 11 giờ 40 phút
trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn
nhân Vân.
• 12 giờ 10 phút
trưa, điều tra viên Lê Thành Trung bắt đầu thực hiện khám nghiệm tử thi nạn
nhân Hồng.
• 13 giờ 10 phút,
điều tra viên Lê Thành Trung kết thúc khám nghiệm hiện trường vụ án.
Chú ý!
• Theo lời khai
của bốn người dọn dẹp hiện trường vụ án (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng, Nguyễn
Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) thì trong ngày 14 tháng 1 năm 2008, lúc họ dọn
dẹp hiện trường thì phát hiện một con dao mới và sạch nhét sau tấm bảng treo
trên tường gần chỗ nằm của hai nạn nhân Hồng và Vân. Họ đã báo cho công an xã
và huyện nhưng được lệnh đốt bỏ. Họ đã dùng con dao này để cạo vết máu trên nền
gạch rồi đốt bỏ nó.
Rất chú ý!
Tại sao điều tra
viên Lê Thành Trung lại kết thúc điều tra mà không ra lệnh bảo vệ hiện trường
và thu giữ ngay các chứng cứ cũng như lấy các dấu vân tay?
Chả lẽ điều tra
viên Lê Thành Trung chỉ khám nghiệm tử thi là xong việc điều tra ư?
Tại sao lãnh đạo
công an xã, huyện lại ra lệnh tiêu hủy chứng cứ giết người, nếu các chứng cứ đó
không được điều tra viên cẩt giữ?
Hai khả năng xảy
ra:
⁃Nghiệp vụ
của điều tra viên Lê Thành Trung quá kém hoặc phẩm chất quá vô trách nhiệm.
⁃ Điều tra viên có ra lệnh thu giữ vật chứng nhưng sau đó đã thông đồng để cho kịch bản vụ án chuyển qua trang khác.
Ở đây phải xem
xét lời khai của bốn nhân viên dọn dẹp hiện trường về sự phát hiện con dao.
Con dao này có
thể là mấu chốt loại trừ kẻ tình nghi và tìm ra thủ phạm của vụ án.
Lời khai của bốn
người dọn dẹp là họ phát hiện con dao sau tấm bảng treo trên tường gần chỗ ngủ
của hai nạn nhân, dao còn mới và sạch.
Nếu con dao này
là công cụ mà kẻ giết người đâm chết nạn nhân Hồng sau đó được rửa sạch rồi để
lại chỗ cũ, thì Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Nghị, ai là người có thể biết chỗ để
dao của chị em Hồng, Vân?
Chắc chắn không
thể là Hải vì Hải không quen thân Hồng, Vân, tức là Hải không lên phòng ngủ của
Hồng, Vân. Nghị là người yêu của Hồng thường xuyên ngủ với Hồng mới có thể biết
con dao Hồng dùng cắt trái cây giắt ở đâu.
Nếu Nghị dùng con
dao này để giết Hồng thì có nghĩa Nghị khi đến với Hồng không hề có ý giết Hồng,
vì không thủ theo công cụ giết Hồng.
Thước phim quay
chậm lại rất có thể là:
Đêm đó sau giờ
đóng cửa bưu điện 20.30 phút Nghị đến bưu điện Cầu Voi. Nghị có dụng ý đến
riêng với Hồng nên phải đến lúc bưu điện đóng cửa. Vì thường xuyên ngủ đêm với
Hồng Nghị biết rõ giờ đóng cửa là 8 g 30. Đó là lý do Nghị được chứng nhận 8
g20 còn có mặt ở quán café như một chứng cứ ngoại phạm nếu thời gian vụ án xảy
ra trong thời gian Nghị uống café có người xác nhận.
Nghị do ghen tức
Hồng vẫn đi lại với Mi Sol và vài người khác nhưng chưa bộc lộ ngay sự ghen tức
này. Lúc đầu Nghị muốn quan hệ tình dục với Hồng nên đưa tiền cho Vân đi mua trái
cây.
(Nhân chứng bán
trái cây cho Vân, khai: Vân nói, thằng bồ người Tiền Giang cho tiền. Tại sao
Vân nói vậy? Có thể Vân biết Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa và bản thân
Vân không ưa gì Nghị, một con nghiện, quê Tiền Giang nên giọng giễu cợt.)
Nghị muốn làm
tình với Hồng nhưng có khả năng Hồng không còn tình cảm với Nghị nữa, bằng
chứng là Hồng vẫn đi lại với Sol, người yêu cũ và đang tìm hiểu một kỹ sư trẻ
có học vấn và không là con nghiện như Nghị.
Hồng chống cự.
Nghị cưỡng ép. Và
cưỡng ép thành công.
Đó là lý do khám
nghiệm tử thi chỗ kín của Hồng có dịch nhầy.
(Ở một vụ án giết
người chỉ cần bằng chứng dịch nhầy này của ai là tìm ra thủ phạm ngay chứ chẳng
cần cả đống lời khai nào hết.)
Do bị Hồng chống
lại cuộc làm tình, sau khi xuất tinh, hai người nẩy ra cãi vã ghen tức.
Nghị đã tức giận
bóp cổ Hồng. Do Hồng chống lại thậm chí Hồng lấy con dao chỗ mình giấu đe dọa
Nghị, Nghị đã cướp lấy dao, Hồng bỏ chạy xuống dưới nhà như để kêu cứu, Nghị
đuổi theo và đâm chết Hồng trong cơn bị kích động không kìm chế được.
Hoặc chính Nghị
biết chỗ để dao, rút dao dọa Hồng bị Hồng chống cự, rồi Hồng bỏ chạy xuống sảnh
bưu điện, Nghị đuổi theo lấy dao đâm Hồng.
Khi Vân về, Nghị
sợ Vân phát giác nên rình Vân bước vào, lấy thớt ở bếp nấu ăn của hai chị em
đập đầu Vân. Vân chưa chết ngay, Nghị lấy dao đâm Vân chết hẳn.
Xong, Nghị rửa
sạch dao để chỗ cũ.
Rửa sạch dao phải
có nước. Đó là lý do các điều tra viên ban đầu đã lấy lời khai của một nhân chứng quen biết chị em Hồng, Vân và thường xuyên đến bưu điện chứng
thực bưu điện thời điểm vụ án xảy ra có nước chảy đều.
Đây có thể là một
kịch bản của vụ án liên quan đến con dao bị những người dọn dẹp phát hiện.
Một vụ án đơn
giản để rồi nảy sinh những câu hỏi không đơn giản là do đâu?
Chúng ta có quyền
nghi ngờ sự thật về con dao này, liên quan đến Hồ Duy Hải trong hồ sơ trình cho
Hội đồng Thẩm phán Tối cao.
Chỉ cần làm rõ
thời gian nào nhân viên dọn dẹp báo lãnh đạo công an xã, huyện và thời gian nào
lãnh đạo công an xã huyện ra lệnh đốt bỏ chứng cứ, thời gian nào các chứng cứ
bị đốt bỏ. Và cụ thể cá nhân nào lãnh đạo công an xã, huyện nào ra lệnh đốt bỏ
chứng cứ là con dao và cái thớt. Rồi điều tra các cá nhân đó sẽ ra ngay những
kẻ nào hoặc vì kém nghiệp vụ, vì vô trách nhiệm hoặc tham gia làm thay đổi nghi
can giết người.
Chú ý!
Người được bốn
người dọn dẹp ở ấp Cầu Voi báo cho việc thấy con dao chắc chắn phải là công an
viên của xã mà họ ở cùng xã quen biết.
Có hai công an
viên xã liên quan đến vụ án đó là:
- Nguyễn Văn Hải,
người có thể đã tham gia hỏi cung Nghị nên biết rõ sự thật việc giết Hồng, Vân
theo trình tự thế nào rồi nói cho Hải biết để khai theo cho trùng hợp lời khai
liên quan tới các chứng cứ. Rất tiếc không hiểu vì lý do gì đã chết.
- Huỳnh Văn Minh,
công an viên xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Rất tiếc không hiểu vì
lý do gì cũng đã chết.
(Cái chết của
Minh và Hải vẫn đang là câu hỏi chưa rõ câu trả lời.)
Không khó để điều
tra bốn người dọn dẹp là họ đã báo thông tin về con dao cho ai biết. Nếu là
Minh và Hải thì Minh và Hải không đủ thẩm quyền ra lệnh cho bốn người dọn dẹp
đổt bỏ con dao và cái thớt. Minh hoặc Hải phải báo cho cấp trên. Và rất có thể
Minh và Hải biết lệnh thủ tiêu chứng cứ là từ ai, và cùng biết rõ ai đã khai ra
là thủ phạm.
Việc xảy ra tiêu
hủy chứng cứ diễn ra trong thời gian rất nhanh, chỉ sau vụ án chưa đến một
ngày. Như vậy có một đường dây nào đó, lúc đầu chưa liên quan đến điều tra viên
Lê Thành Trung và các điều tra viên của công an Long An, đã bí mật can dự vào
vụ án.
Bằng chứng : Ngày
15 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An tìm kiếm
con dao bị nhóm bốn người dọn dẹp hiện trường (Nguyễn Văn Thu, Võ Văn Hùng,
Nguyễn Văn Vàng và Nguyễn Tuấn Ngọc) tìm thấy và đốt bỏ nhưng không tìm được,
kể cả phần lưỡi dao bằng kim loại.
Bằng chứng: Chiều
cùng ngày, Nguyễn Văn Nghị, 28 tuổi, cư trú tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
bị triệu tập khẩn cấp tới Cơ quan điều tra tỉnh Long An để điều tra. Các trinh
sát đặt nghi vấn vì sau khi xuất hiện tại Bưu điện Cầu Voi trong đêm 13 tháng
1, Nguyễn Văn Nghị đi đâu không rõ tới chiều 14 tháng 1 mới về nhà.
Bằng chứng: Ngày
16 tháng 1 năm 2008, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An ra quyết
định khởi tố vụ án giết người, cướp tài sản. Ngày 17 tháng 1 năm 2008, Biên bản
giám định pháp y số 21/PY.08 ghi "có ít dịch nhầy trong âm đạo" của
nạn nhân Hồng. và "dạ dày có chứa thức ăn đã nhuyễn, lượng ít"(chứng
tỏ vụ án phải xảy ra sau khi ăn tối khá lâu chứ không phải lúc 8 g đến 8 g 30
tối, để sau này Nghị có chứng cứ ngoại phạm là 8 g 20 còn ở quán café ).
Bằng chứng: Người
bán trái cây khai lời của Vân về thằng bồ người Tiền Giang của Hồng đưa tiền
mua trái cây.
Các bằng chứng
lúc đầu trên chứng tỏ các điều tra viên tuy có một số sai sót về bảo vệ hiện
trường, nhưng các kết quả điều tra đều không hướng tới Hải mà đều chĩa tới
Nghị.
Nhưng chỉ hai
tháng sau, cái đường dây bí ẩn ngay sau xảy ra vụ án đã chi phối họ.
Đường dây ấy là
ai?
Chắc chắn liên
quan đến người cao cấp nhất ra lệnh đốt bỏ con dao và cái thớt.
Một câu hỏi nữa.
Vì sao lệnh là đốt bỏ chứ không phải vứt rác? Vì sao đốt bỏ mà con dao bằng
thép lại cháy thành tro? Lưỡi dao không thể thành tro! Vậy lưỡi dao ai lấy? Vì
sao lại lấy?
Chả qua kẻ tham
gia vụ án lo sợ bị lộ nên đã lén lấy đi lưỡi dao đã bị đốt.
Vụ án Hồ Duy Hải
thực chất rất đơn giản và công an Long An lập tức phá án, tìm ra ngay thủ phạm,
như báo Công An đã vạch ra ngay sau khi công an Long An tìm ra kẻ có nhiều
chứng cứ nhất giết người.
Vụ án chỉ trở nên
phức tạp khi sự thật bị thế lực nào đó đánh tráo, để rồi từng nấc bị đẩy lên
cao, lôi kéo cả chuỗi vào việc bảo vệ cho việc chà đạp pháp luật và công lý.
17/17 vị thẩm phán tối cao trong đó có ngài chánh án Nguyễn Hòa Bình chỉ cần phát lệnh truy nã Nguyễn Văn Nghị, để 17/17 vị đồng loạt trực tiếp xét hỏi cùng các chứng cứ và hồ sơ có sẵn lúc đầu của các điều tra viên Long An là lòi ra ngay.
Đồng thời chỉ cần
điều tra nhân thân của Nghị sẽ biết kẻ nào dúng tay vào vụ án này.
Đây là lối thoát
duy nhất cho uy tín của các vị. Cứ làm hết nhẽ đi. Nếu Nghị thật sự vô can thì
cũng giải án oan cho Nghị và gia đình Nghị. Nếu Hải không thể chối cãi tội giết
người thì nghiêm khắc trừng trị Hải, và làm cho mẹ của Hải cùng dư luận tâm
phục khẩu phục.
LƯU TRỌNG VĂN
11.05.2020
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.