Gia đình bên
ngoại tôi quê gốc Đức Thọ, Hà Tĩnh và có quan hệ lâu đời với
gia đình nhà thơ Xuân Diệu. Chính vì lẽ đó, nên tôi được
biết nhà thơ Cù Huy Cận từ ngày còn kháng chiến chống Pháp, khi
bác ấy từ Việt Bắc về Đức Thọ, đến ngủ nhờ nhà ông bà ngoại tôi
một đêm, để sáng hôm sau tắm rửa thay quần áo đẹp, đi
xe đạp đến nhà đón cô dâu Xuân Như (em gái nhà thơ Xuân Diệu)
lên Việt Bắc tổ chức đám cưới.
Có lẽ vì thế, sau
khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, tôi được bà ngoại
tôi đưa đến ngôi biệt thự 24 Cột Cờ (nay đổi là Điện Biên
Phủ) rất nhiều lần.
Lúc đó Cù
Huy Hà Vũ chưa ra đời, ngôi biệt thự hai tầng khá đẹp, lại ở phố
sang, nhà chỉ có vợ chồng Huy Cận ở trên gác, dưới nhà có nhà thơ Xuân Diệu,
người em trai Xuân Huy và một người nữa ở Bộ Văn hóa…. Tôi và em gái
tôi được đưa đến chơi nhiều lần, chúng tôi ra vào chạy nhẩy trên gác
dưới nhà tự do như nhà mình vậy.
Ấn tượng của tôi
lúc đó về ngôi biệt thự khá sâu đậm và chị em tôi rất thích nhặt
những bông hoa ngọc lan trồng trước cổng mỗi khi chúng rơi xuống góc
vườn. Sau này lớn lên, tôi học hết cấp 2 rồi cấp 3, đi du học nước
ngoài, về nước nhận công tác, rồi lấy chồng, có con lại đi sơ tán… nên tôi
rất ít đến ngôi biệt thự quen thuộc đó.
Cho đến
lúc ông Cận và bà Như chia tay, rồi ông Cận cưới người vợ mới, thì
tôi gần như không đến ngôi biệt thự đó nữa. Một phần vì tôi không
quen bà Thu, phần khác vì tuổi tác của tôi và của Cù Huy Hà Vũ chênh lệch khá
nhiều, nên tôi không coi như bạn bè và không thích đến nữa.
Mãi nhiều năm sau
này, khi nhà thơ Huy Cận, nhà thơ Xuân Diệu, bà Xuân Như và ông Xuân
Huy đã mất, tôi và TS Cù Huy Hà Vũ có một vài mối quan hệ công
việc, nên chúng tôi đã nối lại quan hệ và chúng tôi có đi thăm
nhau đôi lần.
Tôi đươc TS
Vũ cho biết ý định xây dựng khu tưởng niệm nhà thơ Cù Huy Cận và nhà
thơ Xuân Diệu ở vườn trước nhà và cho tôi xem hai bức tượng và một
vài chỗ xếp vườn cảnh… tôi không có nhận xét gì, nhưng có hứa giúp CHHV xây khu
tưởng niệm hai nhà thơ.
Chẳng bao lâu sau
thì CHHV bị bắt và dự định xây khu tưởng niệm không thành.
Giữa năm 2012, vợ
TS Vũ là LS Nguyễn Thị Dương Hà đến gặp tôi, nhờ tôi tìm KTS thiết kế hộ
căn phòng phụ quay mặt ra phố Trần Phú, xưa kia là bếp riêng của nhà thơ
Xuân Diệu, thành quán Café cho người con trai lớn là Cù Huy Xuân Đức làm
chỗ kinh doanh. Tôi đến xem hiện trường và nhận thấy sẽ không có ai chịu nhận
thiết kế một nơi vụn vặt như thế. Tôi nhận với Dương Hà sẽ thiết kế và tình
nguyện chi tiền của tôi đầu tư vào quán “Cafe tranh ký họa” ở số 21
phố Trần Phú, mặt sau biệt thự 24 Điện Biên Phủ, thay cho lời
hứa với CHHV về khu vườn tưởng niệm hai nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu.
Tất cả các
việc đó tôi tiêu hết một số tiền kha khá và bốn thầy trò chúng tôi
hàng ngày cặm cụi làm và đã hoàn thành trong thời gian hơn bốn tháng.
Xem ảnh:
Quán cafe tranh ký họa, số 21 phố Trần Phú. Ảnh: KTS Trần Thanh Vân |
Nhưng cũng trong
bốn tháng đó, tôi có điều kiện quan sát kỹ hiện trạng sử dụng, tranh chấp
giữa các hộ gia đình ở đó, tôi có một số nhận xét như sau:
1. Ngôi biệt thự
có hai mặt phố Điện Biên và Trần Phú, rất thuận lợi cho việc tiếp cận
mặt đường phố, nhưng chưa được phân chia có tình
có lý, gia đình TS CHHV chiếm hai cửa hàng điện thoại và khu
vườn lưu niệm cùng cổng chính để được xe hơi rộng rãi… ở
mặt đường Điện Biên Phủ. Còn mặt đường Trần Phú, họ chiếm cả garage
của ông Cận và căn bếp của ông Xuân Diệu làm cửa hàng kinh doanh.
Hiện nay bốn cửa hàng trên họ đều đang cho thuê, hàng tháng thu số tiền
không nhỏ.
2- Hiện trạng sử
dụng khu vườn và măt phố nói trên chưa được phân chia công bằng. (Bà
Thu, vợ sau của ông Cận, chỉ có một lối đi rộng chưa đến 1m).
Xin nhắc lại hiện
trạng sử dụng trên cũng như các căn phòng của ngôi biệt đều là tài
sản công, chưa được cấp giấy tờ hợp pháp thành tài sản riêng của ai
cả, nên thỉnh thoảng nẩy sinh va chạm là tất nhiên. TS Luật CHHV và LS Nguyễn
Thị Dương Hà hiểu biết về luật, đáng lẽ ra phải hiểu điều đó?
Nhắc đến
quyền sở hữu, quyền thừa kế ở đây nghe ra chưa đúng.
3- Cuối cùng tôi
thành thực khuyên anh Vũ, chị Hà đừng bao giờ nhắc đến chuyện tranh
chấp này nữa, mọi người cười cho.
Thử ngẫm mà xem,
chế độ thì ghét mà bổng lộc của chế độ thì quá yêu là sao?
hay thấu tình, đạt lý.Thử ngẫm,chế độ thì ghét màbỗng lộc thì quá yêu!
RépondreSupprimer