Báo Tuổi Trẻ ngày
9/12/2017 đăng một phần nội dung về đại án PVN, trong đó có những thông tin
không rõ ràng dễ làm dư luận ngộ nhận và thực tế đã
có nhiều người ngộ nhận.
Xin trích lại và bình luận kèm theo dưới đây để sáng
tỏ vấn đề hơn!
1/ Tuổi Trẻ (TT) :Theo tài liệu vụ án OceanBank, năm
2008 với tư cách chủ tịch hội đồng quản trị PVN lúc đó, ông Đinh La Thăng đã ký
thỏa thuận với chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm về việc PVN góp vốn vào ngân
hàng này.
- Chủ trương cho PVN góp vốn vào Ocean Bank đã có từ năm 2005 do thủ tướng Phan Văn Khải đồng ý.
Như vậy việc góp vốn này là chủ trương của chính phủ,
chứ không phải của ông Đinh La Thăng.
2/ TT: Ngày 13-5-2009, ông Đinh La Thăng đã có văn bản
gửi các đơn vị thành viên tập đoàn về việc sử dụng dịch vụ của Ocean Bank.
Văn bản thể hiện: để tạo điều kiện cho Ocean Bank trở
thành một định chế tài chính của tập đoàn trong việc quản lý dòng tiền, thực
hiện việc chuyển tiền giữa PVN và các đơn vị thành viên, HĐQT PVN yêu cầu các đơn
vị sử dụng dịch vụ do OceanBank cung cấp.
Chính vì văn bản này mà tại tòa, đại diện Viện Kiểm
sát đã chất vấn đại diện PVN: Liệu PVN có ép buộc các công ty thành viên phải
sử dụng dịch vụ của Ocean Bank không? Nếu không ép buộc sao lại có những văn bản
với nội dung như vậy?
- Việc chỉ đạo này không trái luật, cái gì luật không
quy định thì doanh nghiệp được làm. Và ai cũng biết đa phần các doanh nghiệp
đều có một ngân hàng quen thuộc để sử dụng các dịch vụ tài chính. PVN là cổ
đông lớn của Ocean Bank thì ưu tiên ủng hộ dịch vụ của Ocean Bank là điều tất
yếu. Đại diện Viện Kiểm sát chất vấn cái này là thừa thãi.
3/ Theo ông Hoàng Văn Dũng- đại diện PVN khai trước
phiên tòa, lần lượt trong năm 2010 và 2011, khi Ocean Bank tăng vốn điều lệ,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho PVN góp thêm 400 tỉ đồng để mức vốn góp
luôn chiếm 20% vốn điều lệ của ngân hàng này.
Hội đồng xét xử cho biết theo Luật các tổ chức tín
dụng năm 2010, PVN không được góp vốn vượt quá 15% vào OceanBank.
Tuy nhiên mức vốn của PVN tại OceanBank lại lên tới
20%? Trả lời câu hỏi này, ông Hoàng Văn Dũng cho rằng việc góp vốn trước đó đã
xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và được đồng ý.
- Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2011. Cần làm rõ xem
PVN xin chủ trương nâng vốn góp vào Ocean Bank lên mức 20%
là trước hay sau khi luật có hiệu lực. Nếu chủ trương này đã được duyệt từ
trước ngày 01/01/2011 mà sau ngày đó
mới góp vốn thì cũng là không sai luật. Thời điểm này ông Nguyễn Tấn Dũng là
thủ tướng chính phủ.
4/ TT: Tháng 6-2014, PVN báo cáo Thủ tướng cho phép
được chuyển nhượng phần vốn góp cho các đối tác tiềm năng. Sau đó, Văn phòng
Chính phủ có thông báo truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng đồng ý cho PVN
chuyển nhượng 20% vốn tại OceanBank. Nếu không chuyển nhượng được thì đấu giá
công khai theo quy định.
Tuy nhiên, khi PVN chưa thực hiện việc chuyển nhượng thì Văn phòng Chính phủ lại có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng phải dừng việc chuyển nhượng lại. Sau đó, Ocean Bank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng.
- Như đã biết, từ khoảng giữa năm 2014 là Ocean Bank
đã có tin rò rỉ có dấu hiệu bất thường trong sử dụng vốn. Lúc đó PVN xin phép
chuyển nhượng 20% vốn góp cho đối tác khác nghĩa là đã muốn bán vốn bỏ chạy để
giảm thiểu hậu quả. Như vậy phó thủ tướng nào đã ký công văn đình chỉ việc
chuyển nhượng này và lý do vì sao đình chỉ làm gia tăng thiệt hại cho PVN?
Ai cũng biết sau lưng Hà Văn Thắm là ông Nguyễn Sinh
Hùng, liệu việc hợp tác của PVN và Ocean Bank dẫn đến có sai phạm xảy ra thì
ông Hùng có liên quan gì không? Nhất là khi ông Đinh La Thăng còn là chủ tịch
PVN thì ông Nguyễn Sinh Hùng là Ủy viên Bộ Chính trị, phó thủ tướng thường trực
chính phủ. Ông Hùng có dùng uy thế phó thủ tướng trực, ủy viên Bộ Chính trị của
mình khi đó để "gây sức ép" nhằm thúc đẩy PVN phải hợp tác với
Ocean Bank không?
Về mặt chính phủ, những sai phạm của PVN trong vụ án
Ocean Bank (là cơ sở để khởi tố ông Đinh La Thăng) có liên quan đến hai đời thủ
tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng, một phó thủ tướng là ông Nguyễn Sinh
Hùng.
Về mặt đảng thì có liên quan đến Ban Tổ chức Trung
ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương qua hai khóa, đó là các ông Hồ Đức Việt, Tô
Huy Rứa, Nguyễn Văn Chi, Ngô Văn Dụ. Các ông này chịu trách nhiệm gì ?
Coi bộ đông quá, cẩn thận kẻo vỡ bình, thưa các đồng
chí. Nói hết đi ông Thăng ơi, nhân dân đang chờ ông!
FB MINH HỮU QUANG 10.12.2017
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.