Đăng ngày 11-02-2015
Đầu tư của Trung Quốc vào Liên hiệp Châu Âu đã
tăng hơn gấp đôi trong năm 2014, đạt con số kỷ lục 18 tỉ đô la, theo một
nghiên cứu được công bố hôm nay 11/02/2015.
Theo văn phòng luật sư Baker và
McKenzie, trong năm 2014 các doanh nghiệp và tư nhân Trung Quốc đã thực
hiện 153 hoạt động đầu tư, với số vốn tổng cộng 18 tỉ đô la, so với năm
2013 chỉ có 8,6 tỉ đô la. Anh là nước nhận được vốn đầu tư nhiều nhất,
và các lãnh vực được những nhà đầu tư Trung Quốc chú ý nhất là nông sản
thực phẩm và địa ốc.
Đầu tư của Trung Quốc vào nước Anh lên đến 5,1 tỉ đô la. Hướng đến được ưa thích thứ nhì là Ý (3,5 tỉ đô la), sau đó đến Hà Lan (2,3 tỉ), Bồ Đào Nha (2 tỉ), và Đức (1,6 tỉ). Số liệu này dựa trên các dữ liệu do cơ quan Rhodium Group thu thập được.
Nghiên cứu nhấn mạnh, nếu tính gộp thời kỳ 2010-2014, thì nước Pháp đứng hàng thứ ba với tổng cộng 8 tỉ đô la đầu tư ; chủ yếu nhờ tập đoàn Đông Phong (Dongfeng) đầu tư vào tập đoàn xe hơi Pháp PSA 1,1 tỉ đô la vào đầu năm 2014. Khuynh hướng này sẽ còn tiếp tục được khẳng định trong năm 2015 với việc Fosun đầu tư vào Club Med (4,3 tỉ đô la), còn Jin Jiang vào Louvre Hotels (1,5 tỉ đô la).
Còn về các lãnh vực thì năng lượng, khu vực truyền thống được người Trung Quốc ưa thích đã giảm đi phần quan trọng, đứng hạng nhì với 3,7 tỉ đô la đầu tư. Nền kinh tế thứ hai thế giới ngày càng chú tâm hơn tới lãnh vực nông sản thực phẩm, năm 2014 đã lên hàng đầu với 4,1 tỉ đô la vốn đầu tư, còn địa ốc đứng thứ ba với 3 tỉ đô la.
Cơ quan Baker và McKenzie phân tích : « Nếu các cơ hội liên quan đến khủng hoảng và giá trị cổ phiếu thấp luôn đóng một vai trò nào đó, mức độ đầu tư liên tục cao vào nhiều lãnh vực hơn, và vào những quốc gia mà cổ phiếu không còn rẻ, cho thấy đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu tiếp tục theo khuynh hướng bền vững, chứ không chỉ là một hiện tượng nhất thời ».
Nếu đa số các vụ đầu tư (69%) được ghi nhận liên quan đến việc thiết lập hay mở rộng cơ sở tại châu Âu, thì về giá trị, việc mua lại các công ty châu Âu chiếm đến 89%, với tổng cộng 18 tỉ đô la.
Công trình nghiên cứu cũng nhắc nhở rằng các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ mới chú ý đến Liên hiệp Châu Âu trong thời gian gần đây. Theo đó : « Cho đến năm 2004, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc dành cho châu Âu vẫn còn rất ít, trung bình mỗi năm không đầy 1 tỉ đô la. Rồi đến năm 2009, luồng đầu tư đã tăng lên gấp ba, khoảng 3 tỉ đô la, và đến 2011 lại tăng gấp ba một lần nữa, đạt con số 10 tỉ đô la ».
Đầu tư của Trung Quốc vào nước Anh lên đến 5,1 tỉ đô la. Hướng đến được ưa thích thứ nhì là Ý (3,5 tỉ đô la), sau đó đến Hà Lan (2,3 tỉ), Bồ Đào Nha (2 tỉ), và Đức (1,6 tỉ). Số liệu này dựa trên các dữ liệu do cơ quan Rhodium Group thu thập được.
Nghiên cứu nhấn mạnh, nếu tính gộp thời kỳ 2010-2014, thì nước Pháp đứng hàng thứ ba với tổng cộng 8 tỉ đô la đầu tư ; chủ yếu nhờ tập đoàn Đông Phong (Dongfeng) đầu tư vào tập đoàn xe hơi Pháp PSA 1,1 tỉ đô la vào đầu năm 2014. Khuynh hướng này sẽ còn tiếp tục được khẳng định trong năm 2015 với việc Fosun đầu tư vào Club Med (4,3 tỉ đô la), còn Jin Jiang vào Louvre Hotels (1,5 tỉ đô la).
Còn về các lãnh vực thì năng lượng, khu vực truyền thống được người Trung Quốc ưa thích đã giảm đi phần quan trọng, đứng hạng nhì với 3,7 tỉ đô la đầu tư. Nền kinh tế thứ hai thế giới ngày càng chú tâm hơn tới lãnh vực nông sản thực phẩm, năm 2014 đã lên hàng đầu với 4,1 tỉ đô la vốn đầu tư, còn địa ốc đứng thứ ba với 3 tỉ đô la.
Cơ quan Baker và McKenzie phân tích : « Nếu các cơ hội liên quan đến khủng hoảng và giá trị cổ phiếu thấp luôn đóng một vai trò nào đó, mức độ đầu tư liên tục cao vào nhiều lãnh vực hơn, và vào những quốc gia mà cổ phiếu không còn rẻ, cho thấy đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu tiếp tục theo khuynh hướng bền vững, chứ không chỉ là một hiện tượng nhất thời ».
Nếu đa số các vụ đầu tư (69%) được ghi nhận liên quan đến việc thiết lập hay mở rộng cơ sở tại châu Âu, thì về giá trị, việc mua lại các công ty châu Âu chiếm đến 89%, với tổng cộng 18 tỉ đô la.
Công trình nghiên cứu cũng nhắc nhở rằng các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ mới chú ý đến Liên hiệp Châu Âu trong thời gian gần đây. Theo đó : « Cho đến năm 2004, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc dành cho châu Âu vẫn còn rất ít, trung bình mỗi năm không đầy 1 tỉ đô la. Rồi đến năm 2009, luồng đầu tư đã tăng lên gấp ba, khoảng 3 tỉ đô la, và đến 2011 lại tăng gấp ba một lần nữa, đạt con số 10 tỉ đô la ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.