Bài đăng : Thứ năm 02 Tháng Năm 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 02 Tháng Năm 2013
Lãnh vực
dệt may tại Bangladesh hôm nay 02/05/2013 đã bắt đầu hoạt động trở lại
sau tám ngày đóng cửa vì vụ một tòa nhà có nhiều xưởng may bị sụp đổ,
làm cho ít nhất 429 người chết. Đây là thảm họa công nghiệp to lớn nhất
trong lịch sử Bangladesh. Theo AFP, thì Việt Nam có thể là mô hình để
Bangladesh học tập để tránh những thảm kịch mới.
Nhiều triệu công nhân đã trở lại làm việc tại các khu công
nghiệp nằm xung quanh thủ đô Dacca, nơi hàng ngày họ gia công sản xuất
ra những trang phục cho các nhãn hiệu phương Tây như Walmart hay
H&M, với nhịp độ làm việc cao độ và đồng lương rẻ mạt.
Rana Plaza, một tòa nhà 8 tầng có đến 5 xưởng may đã bị sụp đổ vào ngày 24/4 tại Savar, ngoại ô Dacca. Hôm trước đó, các công nhân đã báo cáo có những vết nứt trong tòa nhà, nhưng lời cảnh báo của họ không được quan tâm. Trong tai nạn này, có 429 người chết, 140 người mất tích, và 2.437 người được cấp cứu.
Công nhân ngành may hầu hết chỉ nhận được tiền lương gần 40 đô la một tháng, đã bỏ việc hàng loạt sau thảm kịch. Tai nạn trên đây một lần nữa lại phô bày ra ánh sáng về các nhà xưởng tồi tệ, không bảo đảm an toàn. Hồi tháng 11 năm ngoái, một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy đã làm cho 111 người chết.
Sau khi Rana Plaza sụp đổ, nhiều xưởng sản xuất đã bị một số người phẫn nộ phá hoại, và hàng chục ngàn công nhân đã xuống đường tại Dacca nhân dịp lễ Quốc tế Lao động 1/5 hôm qua. Tổi thứ Ba 30/4, Thủ tướng Bangladesh đã khuyến khích công nhân đi làm lại và phê phán việc tấn công các nhà máy.
Ba triệu công nhân đang làm việc tại 4.500 nhà máy trong ngành dệt may Bangladesh, ngành công nghiệp chủ đạo của đất nước nghèo khó này. Việc đóng cửa các xưởng may gây ra thiệt hại khoảng 19 triệu euro mỗi ngày.
Bangladesh là nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc. Ngành dệt may chiếm 80% giá trị xuất khẩu của cả nước, thu dụng 40% lao động công nghiệp.
Chính quyền hôm nay loan báo cho ngưng chức thị trưởng Savar vì đã cho phép xây dựng Rana Plaza và không đóng cửa các xưởng may dù đã được cảnh báo về các vết nứt. Cho đến nay, đây là viên chức cao cấp nhất bị trừng phạt trong vụ này. Hai kỹ sư cũng bị truy tố vì tội ngộ sát, cùng với chủ nhân tòa nhà và bốn người có trách nhiệm của các xưởng may. Theo các chuyên gia, tòa nhà trên được xây dựng bằng các vật liệu xấu, trên vùng đầm lầy.
Theo nhận xét của AFP, thì Việt Nam có thể là mô hình cho Bangladesh học tập vì đã đóng cửa các xưởng may lậu, có chiến lược đầy tham vọng. Việt Nam cũng gia công cho các nhãn hiệu như Zara, Mango hay H&M, nhưng không chạy theo giá rẻ mà dành ưu tiên cho đầu tư vào kỹ thuật. Lương công nhân Việt Nam cao gấp ba Bangladesh, và hàng dệt may xuất khẩu vào quý I/2013 có giá trị 3,1 tỉ đô la, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Rana Plaza, một tòa nhà 8 tầng có đến 5 xưởng may đã bị sụp đổ vào ngày 24/4 tại Savar, ngoại ô Dacca. Hôm trước đó, các công nhân đã báo cáo có những vết nứt trong tòa nhà, nhưng lời cảnh báo của họ không được quan tâm. Trong tai nạn này, có 429 người chết, 140 người mất tích, và 2.437 người được cấp cứu.
Công nhân ngành may hầu hết chỉ nhận được tiền lương gần 40 đô la một tháng, đã bỏ việc hàng loạt sau thảm kịch. Tai nạn trên đây một lần nữa lại phô bày ra ánh sáng về các nhà xưởng tồi tệ, không bảo đảm an toàn. Hồi tháng 11 năm ngoái, một vụ hỏa hoạn tại một nhà máy đã làm cho 111 người chết.
Sau khi Rana Plaza sụp đổ, nhiều xưởng sản xuất đã bị một số người phẫn nộ phá hoại, và hàng chục ngàn công nhân đã xuống đường tại Dacca nhân dịp lễ Quốc tế Lao động 1/5 hôm qua. Tổi thứ Ba 30/4, Thủ tướng Bangladesh đã khuyến khích công nhân đi làm lại và phê phán việc tấn công các nhà máy.
Ba triệu công nhân đang làm việc tại 4.500 nhà máy trong ngành dệt may Bangladesh, ngành công nghiệp chủ đạo của đất nước nghèo khó này. Việc đóng cửa các xưởng may gây ra thiệt hại khoảng 19 triệu euro mỗi ngày.
Bangladesh là nước xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc. Ngành dệt may chiếm 80% giá trị xuất khẩu của cả nước, thu dụng 40% lao động công nghiệp.
Chính quyền hôm nay loan báo cho ngưng chức thị trưởng Savar vì đã cho phép xây dựng Rana Plaza và không đóng cửa các xưởng may dù đã được cảnh báo về các vết nứt. Cho đến nay, đây là viên chức cao cấp nhất bị trừng phạt trong vụ này. Hai kỹ sư cũng bị truy tố vì tội ngộ sát, cùng với chủ nhân tòa nhà và bốn người có trách nhiệm của các xưởng may. Theo các chuyên gia, tòa nhà trên được xây dựng bằng các vật liệu xấu, trên vùng đầm lầy.
Theo nhận xét của AFP, thì Việt Nam có thể là mô hình cho Bangladesh học tập vì đã đóng cửa các xưởng may lậu, có chiến lược đầy tham vọng. Việt Nam cũng gia công cho các nhãn hiệu như Zara, Mango hay H&M, nhưng không chạy theo giá rẻ mà dành ưu tiên cho đầu tư vào kỹ thuật. Lương công nhân Việt Nam cao gấp ba Bangladesh, và hàng dệt may xuất khẩu vào quý I/2013 có giá trị 3,1 tỉ đô la, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.