Chính
quyền Biden lẽ ra nên làm nhiều hơn và nhanh hơn để giúp Ấn Độ đối phó đợt dịch
đang diễn ra.
Đáng
tiếc, khi được hỏi liệu Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu điều chế
vắc xin đối với Ấn Độ không, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ lạnh lùng nói rằng
chính quyền Mỹ có trách nhiệm trước hết với dân Mỹ.
Đây
là kiểu "American First" không đúng lúc, đang khiến người dân Ấn khá
bất mãn. Lẽ ra có thể nói nhẹ nhàng hơn hoặc linh hoạt hơn.
Bạn
tôi, Rohit Radan, một chuyên gia công nghệ thông tin Ấn Độ, có 3 năm làm việc
tại Việt Nam, mới về nước từ cuối năm trước và vô tình “đón” làn sóng Covid thứ
2 quá khủng khiếp đã có bài viết ngắn gửi tôi, xin được post lên như sau:
“Gia
đình tôi đang sống tại một trong những khu chung cư thuộc dạng khang trang tại
Mumbai, thành phố lớn nhất Ấn Độ. Hiện giờ công việc quen thuộc mỗi sáng của
tôi là xuống xem bảng thông báo của bộ phận quản lý là đến nay đã có bao nhiêu
người trong khu chung cư đang mắc Covid có kết quả xét nghiệm, bao nhiêu gia
đình có người nhiễm bệnh đang chữa tại nhà để chủ động phòng tránh.
Bảng
danh sách này mỗi ngày một dài thêm vì hiện nay tại Mumbai chính quyền gần như
chỉ phản ứng được với Covid bằng cách hỗ trợ xét nghiệm, còn việc chữa trị là
không thể.
Ấn
Độ đang chìm trong sóng thần Covid-19. Những hình ảnh kinh hoàng trên báo chí
cho thấy sức mạnh "diệt chủng" của SARS-CoV-2 và các biến thể của nó
có sức tàn phá như thế nào.
Vì
sao một nước được xem là "nhà thuốc của thế giới", sản xuất dược phẩm
lớn thứ 3 trên thế giới, cung cấp 60% vaccine cho cả thế giới, xuất khẩu số
lượng lớn vaccine ngừa Covid-19, lại chìm trong "sóng thần" Covid-19?
Nguyên
nhân là do chủ quan. Như hôm 14-4 trong khi chưa khống chế được dịch Covid,
hàng trăm ngàn tín đồ Hindu tham gia lễ hội Kumbh Mela bên bờ sông Hằng, làm
hơn 1.000 người mắc Covid-19 chỉ trong 48 giờ tại thành phố Haridwar.
Ba
tuần trước, có anh bạn tôi từ Mỹ về (đã hết cách ly). Ngồi nhậu, có người nói
là Mỹ chống dịch kém, anh gạt đi nói:
-
Chẳng phải. Xem trên báo thì thấy có nhóm nọ nhóm kia biểu tình, chống cách ly thế
thôi chứ trên thực tế, ở Mỹ, hầu hết các địa điểm công cộng họ phòng dịch
nghiêm ngặt lắm. Ví dụ như quán ăn như này, họ cách ly đúng chuẩn luôn, ai ra
vào đều lau, xịt khuẩn từng tí một.
"Tôi thấy như Việt Nam mình là may
mắn kiểu gì đó thôi, chứ giờ thấy phần lớn nhiều nơi phòng dịch gần như không.
Như ở chùa Tam Chúc, hàng vạn người chen chúc nhau thế... Rồi bao nhiêu địa
điểm công cộng: Lễ hội Đền Hùng, chùa Hương, các loại giải chạy…Toàn vạn người
mà số đeo khẩu trang rất ít. Nếu có vài người mắc thì thôi rồi, chống kiểu
gì?", anh bạn tôi nói.
Hiện
nay vấn đề chôm các bài báo, sách đã in, công trình nghiên cứu từ nước ngoài...
của các... tiên sư giáo sĩ dạy đại học tại Việt Nam không hiếm. Nhưng tại sao
ít bị phát hiện cho đến khi tới tai tác giả thực của nó và họ lên tiếng thì
mới... sửa sai?
Đó
là do cách đào tạo đại học và sau đại học tại Việt Nam.
Tại
các nước tiên tiến, kể từ ngưỡng cửa đại học, sinh viên được xem như người đã
trưởng thành và đã được trang bị kiến thức nền tảng, họ được dạy, bắt buộc phải
thực hành việc nghiên cứu một cách bài bản, có phản biện. Càng lên cao (làm
luận án thạc sĩ, tiến sĩ) càng phải nghiên cứu chuyên sâu, độc lập, phải viết
bài đăng báo về chuyên môn của mình như một tín chỉ tối cần thiết.
Đó
là mặt của bà Hoàng Xuân Phương và ông Vũ Mộng Lân. Cả hai đều là giảng viên
đại học, có cả ngàn học trò. Họ đã chôm chỉa phần lớn (85%) nội dung dịch từ
bài báo của giáo sư Jim Macnamara (Úc), đã đăng trên tạp chí quốc tế uy tín
Journalism & Mass Communication Quarterly năm 2016.
Chôm
xong họ in thành giáo trình, rồi xuất bản sách để dạy cho sinh viên và bán kiếm
danh.
Điều
này khiến ngài Jim Macnamara bực bội phải gửi email đến khoa báo chí và truyền
thông Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Trường
ĐH Văn Lang phản ánh nhóm tác giả Hoàng Xuân Phương (phó khoa quan hệ công
chúng - truyền thông Trường Đại học Văn Lang) và Vũ Mộng Lân (giảng viên cùng
khoa) đạo văn.
Tôi
không còn nhớ ở trang nào, sách nào, nhưng chắc chắn từ biện chứng lịch sử của
K. Marx, có đoạn viết về lịch sử và phi lịch sử.
Lịch
sử không đơn thuần là sự vận động của thời gian. Lịch sử phải là sự thay đổi
của sự kiện, và sự thay đổi sự kiện không đơn thuần là sự kiện này tiếp liền sự
kiện kia. Sự thay đổi về chất trong chiều hướng tiến
hóa hay phát triển mới đảm bảo tính lịch sử đích thực của một dân tộc.
Khi
các sự kiện tiếp liền nhau nhưng bản chất không thay đổi, tức lặp lại hoặc thậm
chí quay vòng theo chu kỳ, dân tộc đó vẫn nằm trong trạng thái phi lịch sử
(nonhistorical).
Dễ
có hàng chục năm mới ngồi uống rượu với các nhà lãnh đạo Sông Bé hồi chưa tách
tỉnh, những người đóng vai trò quyết định tạo ra diện mạo Bình Dương.
Tuy
nhấn mạnh vai trò của "anh Sáu Phong", Nguyễn Minh Triết, đối với
việc để anh Võ Viết Thanh ra đi khi chưa đến tuổi 60 và đưa Hai Nhựt - Lê Thanh
Hải - lên làm Chủ tịch TP HCM, mở đường cho Hai Nhựt vào Bộ Chính trị, phá nát
Sài Gòn, nhưng ai cũng cho rằng, Hai Nhựt và anh Sáu Phong là hai con người
hoàn toàn khác.
Chuyện
thâm cung bí sử xin nói ở hồi sau, hôm nay chỉ muốn kể lại cách ứng xử của Sáu
Phong và Hai Nhựt ở một bản của người Arem, nơi rất xa Thành phố.
Courrier International dịch bài viết của trang Gandhara ở Kaboul, điểm qua tình hình Afghanistan sáu tháng trước khi khi quân Mỹ rút đi và kết luận « Không, phe Taliban không hề thay đổi » như
họ khẳng định. Tại những vùng phe này kiểm soát, người dân vẫn bị đàn
áp, tự do ngôn luận không hiện hữu. Phụ nữ không được đi làm, các bé gái
không còn được đến trường. Từ 2016, Taliban cấm các chiến binh dùng
điện thoại thông minh, và nay mở rộng lệnh cấm đến thường dân.
Trang web tuần báo Le Point
có bài viết so sánh việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan trong hiện tại
với cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây. Việt Nam, Irak rồi đến
Afghanistan : từ nửa thế kỷ qua, người Mỹ tuy chưa bao giờ chiến bại,
nhưng vẫn liên tục có những cuộc triệt thoái, dẫn đến thất bại trong
cuộc chiến truyền thông. Cùng với loan báo rút quân Mỹ khỏi
Afghanistan, một kỷ niệm lại hiện đến. Ký ức tập thể in đậm dấu ấn cuộc
di tản bằng trực thăng trên nóc tòa đại sứ Mỹ ở Saigon - thủ đô Việt Nam
Cộng Hòa sắp bị quân cộng sản Bắc Việt tràn ngập ngày 30/04/1975.
Năm
2019, gạo ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua đoạt giải Gạo ngon nhất thế giới trong
cuộc thi quốc tế cùng tên. Đó là điều mừng vui của cả nước.
Năm
2020, kỹ sư Cua tiếp tục đưa gạo ST25 đi thi và đoạt giải nhì. Anh Cua rất vui
mừng với thành quả này, vì Việt Nam tiếp tục nằm trong Top 3 gạo ngon thế giới.
Nhưng
anh Cua và mọi người chưa kịp thể hiện niềm vui thì bị một số người chửi như
tát nước bẩn vào mặt. Đám lâu la vô công rồi nghề chửi không tính, đằng này cầm
đầu cuộc chửi là một đại nương rất có số má trong ngành truyền thông và thương
hiệu.
Trong
khi nhiều nơi rừng bị hủy diệt vô tội vạ vì túi vàng lũ lợi ích nhóm, thì có
một tin thật vui :
Bình
Thuận đang xem xét bảo tồn, phát huy giá trị khu rừng ngập mặn rộng hơn 32 ha
còn sót lại giữa lòng thành phố Phan Thiết.
Theo
báo nhà nước: "Ngày 20/4, ông Dương
Văn An, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, tới đây Thường trực Tỉnh ủy họp bàn
hướng bảo tồn khu rừng ngập mặn quý hiếm duy nhất ở thành phố biển này.
Sau
khi chiếm miền Nam, người cộng sản đã rất quyết tâm tiêu diệt nền văn học nghệ
thuật, học thuật của Việt Nam Cộng Hòa.
Đầu
tiên họ gọi đó là nọc độc của văn hóa Mỹ ngụy. Sau này họ giảm bớt gọi là văn học
vùng tạm chiếm, rồi Văn học đô thị miền Nam - cùng
với ý nghĩa là các vùng đô thị bị tạm chiếm, bị Mỹ
ngụy kìm kẹp hoặc tha hóa, không chính danh.
Là
một nhà văn, bà Nguyễn Thị Hoàng tất nhiên hiểu rất rõ cụm từ này.
Cuốn
“Vòng tay học trò” của Nguyễn Thị
Hoàng vừa chính thức ra mắt trở lại, làm mình chợt nhớ hồi nhỏ, từng lén lút
đọc ngấu nghiến cuốn sách này.
Hồi
ý, tức là sau khi thống nhất đất nước, bạn của bà chị gái có người thân trong
Nam nên mỗi lần bố chị ấy vào Nam, lại mang ra một lô truyện. Mà sách của miền
Nam khi đó bị coi là sách cấm.
Bà
chị mượn về nên mình cũng được đọc ké. Lúc vui thì bà ý cho đọc, lúc tinh tướng
thì bà ý bảo trẻ con biết gì mà đọc, nên mình phải đọc trộm. Thế mà đoạn nào
hay còn chép lại cơ ý ! Trong số này, có “Vòng
tay học trò” và cả mấy cuốn chưởng của Kim Dung.
Hơn
một năm trước, thật may mắn được chứng kiến buổi ngỏ ý của một nhà xuất bản,
muốn tái bản lại cuốn Vòng tay học trò
của nhà văn Nguyễn Thị Hoàng, một cây viết quen thuộc của độc giả miền Nam Việt
Nam trước năm 1975. Với Nguyễn Thị Hoàng, thì bà rõ là điểm sáng đáng quý trên
bầu trời lấp lánh của văn chương tự do miền Nam Việt Nam trước năm 1975.
Rồi
mới đây, thoáng thấy trên Facebook, báo điện tử... những lời chia sẻ với nhà
văn Nguyễn Thị Hoàng về cuốn sách Vòng
tay học trò được tái bản, cùng sự hào hứng quen gọi tên là tác phẩm thuộc
"dòng văn học đô thị miền Nam".
Nghe
mà đột nhiên thấy chạnh lòng. Nghe "đô thị", có vẻ như co cụm và
không thuộc về nhân dân. Nói như nhà văn Nguyễn Hưng Quốc, nói văn chương
"đô thị" miền Nam, thì không sai nhưng thừa. Bởi sự nhấn nhá riêng
"đô thị" của miệng lưỡi tuyên truyền là thừa ác ý. Có nơi còn gọi là
sự "trở lại"!
Tuần
rồi cảnh sát Chicago công bố cuốn băng từ máy thu hình gắn trên ngực cảnh sát
về một cuộc rượt đuổi băng đảng vào ngày 29 tháng 3 ở thành phố khét tiếng này.
Cuốn băng này như chế thêm dầu vào lửa, đã làm BLM và tả khuynh thêm phẫn nộ.
Trong
cuộc rượt đuổi này nạn nhân là em Adam Toledo 13 tuổi gốc thiểu số Latino bị
cảnh sát bắn chết tại chỗ.
Phe
cánh tả la toáng lên là cảnh sát Chicago đã “xử tử” Adam Toledo, vì họ trích ra
một hình Adam đã giơ hai tay đầu hàng từ thước phim dài mấy phút. Có người thiên
tả còn kết tội cảnh sát “ám sát” Adam Toledo nữa.
Hồi
lâu lâu rồi, nghe vụ Phan Sào Nam bị tuyên án hơn 5 năm tù về tội tổ chức đường
dây đánh bạc.
Xong
sau đó 2 năm thì có tin Phan Sào Nam được ra tù trước thời hạn, thực tế Nam chỉ
phải chấp hành án đâu có hơn 3 năm tí, muốn ngửa mặt cười to hô hố một trận.
Cái
thứ luật pháp gì mà một thằng tổ chức đường dây đánh bạc hàng chục ngàn tỉ
đồng, làm mục ruỗng cả một tổ chức cơ quan nhà nước - vốn được coi là cơ quan
bảo vệ pháp luật cao nhất để chống loại tội phạm ấy - chỉ phải nhận có vẻn vẹn
mấy năm tù.