dimanche 20 février 2022

Tiểu Vũ - Tin đồn và sự thật trên mạng xã hội


Mạng xã hội tuần này dính bẫy việt vị hai vụ lớn, cho thấy càng ngày người ta càng có xu hướng thích tin đồn hơn là tin vào sự thật.

Vụ thứ nhất là share bài bôi xấu nhà báo Lê Thiếu Nhơn, nhưng ngay sau đó bị tẽn tò vì chính người đăng tin đồn nhảm vu khống đã hoảng sợ tự gỡ stt, đăng xin lỗi xin Lê Thiếu Nhơn tha cho.

Vụ thứ hai là rất nhiều người, trong đó có các nhà báo, tiếp tay cho tin đồn nhảm xuất phát từ FB Người Buôn Gió, tung tin giả rằng một tổng biên tập đã bị bắt. Nghe vậy là nhiều người hả hê share tin về trang cá nhân mà không cần kiểm chứng, trong khi đó người bị tung tin đồn ngồi rung đùi uống trà ở nhà mình.

Nguyễn Đình Bổn - Không nịnh thì phải sến


Đây là bộ phim giành một loạt giải thưởng điện ảnh trong nước như: "Cánh Diều Vàng 2020", "Bông Sen Bạc 2020", "Ngôi sao xanh 2021"...và được chọn là đại diện điện ảnh Việt Nam tham dự giải Oscar 2022. 

Thực ra không phải giới văn chương nghệ thuật Việt Nam không có tài. Nhưng người tài thực sự là người tự do, và điều này xung đột trong một xã hội toàn trị.

Xưa họ bị đày đọa, tù tội còn nay thì bị cấm làm phim, in sách, thậm chí cấm cả báo chí nhắc tên.

Nguyễn Gia Việt - Tự tin đến nỗi mang chuông trộn đi đánh Hollywood


"Bố già" của Trấn Thành "làm mưa làm gió" ở một số "người" trong nước, truyền thông nói doanh thu hơn 400 tỉ (biết vậy đi, còn có thực không thì kệ), được "trao" giải thưởng từ Hà Nội ì xèo. Nhưng qua Mỹ thì bị đánh giá thấp, nói thẳng là chê, là khinh chứ không ai "thất vọng" nữa kìa.

Phim "Bố già" được một rừng "giải thưởng" ở Việt Nam mới vui. Bà Lê Giang nổi tiếng đanh đá, chan chát cái miệng diễn và cái mặt bơm, chích, sửa cứng đơ không thể hiện được một chút cảm xúc cũng đoạt "giải thưởng".

Nội cái tên phim "Bố già" đã là một sự pha trộn và lập lờ. Người Sài Gòn không ai kêu cha mình là "bố", mà lấy tên "Bố già" là cố ý trùng tên tác phẩm kinh điển The Godfather từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mario Puzo.

Đặng Sơn Duân – Chờ sung Nobel rụng !


Sáng Chủ nhật đang theo dõi tin tức Ukraine thì đọc được tin Việt Nam hụt đề cử giải Nobel Văn chương vì thư đến trễ. Bỗng vỗ đùi cái đét, tiếc quá tiếc không chịu được… thế là mất toi nửa giải Nobel đã đến tay.

Rồi lại dấy lên nghi ngờ, mới tháng 1 đây ông chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm có giải Nobel Văn chương, mà nay lại nảy sinh cản trở vớ vẩn này. Liệu có phải do bàn tay của thế lực thù địch không?

Sau khi cảm xúc lắng xuống thì có ba thắc mắc sau:

Xuống thang, vũ khí mới của Nga trong khủng hoảng Ukraina


Đăng ngày:

 

Sau nhiều tuần lễ căng thẳng và tám ngày ngoại giao dồn dập, Nga bắt đầu rút đi vài đơn vị. Phương Tây thở phào nhưng không thể tin tưởng. Hôm qua 16/02, Nhà Trắng lặp lại mối đe dọa từ Nga vẫn hiển hiện, và lãnh đạo 27 nước Liên hiệp Châu Âu (EU) hôm nay bàn bạc về tình hình Ukraina.

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.02.2022

Chương trình phát thanh RFI ngày 19.02.2022

vendredi 18 février 2022

Chử Đức Hoài - Ký ức Vị Xuyên

 

Mình là Hoài, người Đông Anh, học tổ 14 lớp D, sau đi Ngoại-Sản. Gần đây mình đọc không sót câu chuyện nào của các bạn cùng khóa, viết về thời sinh viên vất vả mà vui, về những năm tháng tỏa đi muôn nơi làm việc, về những ấn tượng sâu sắc của tình bạn.

Đặc biệt là về những tháng ngày hoa lửa của những anh bộ đội khóa mình, của các bạn ở các mặt trận biên giới phía Bắc, chiến trường Tây-Nam, nước bạn Lào…Đúng là đời người bác sĩ quân y trên chốt còn nhiều điều không kể hết được!

Vừa thi tốt nghiệp xong, khóa 1978-1984 Đại học Y khoa Hà Nội có 40 bác sĩ vào quân đội. Sau ba tháng học khóa sĩ quan dự bị Học viện Quân y, chúng mình được phong quân hàm thiếu úy-bác sĩ, trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng.

Trần Văn Thọ - « Chiều mưa biên giới » ở hai đầu Tổ quốc


(NĐT 01/02/2021) Có lẽ không tác phẩm nghệ thuật nào có một cuộc đời, một số mệnh hi hữu như nhạc phẩm "Chiều mưa biên giới" của Nguyễn Văn Đông (1932-2018).

Tác phẩm được sáng tác năm 1956 khi nhạc sĩ là trung úy Quân đội Việt Nam Cộng Hòa dưới thời Ngô Đình Diệm, đang đóng quân tại biên giới Việt - Miên.

Ít ai biết rằng qua bao thăng trầm của cả nhạc phẩm và nhạc sĩ, Chiều mưa biên giới ra đời ở miền Tây Nam của đất nước đã làm ấm lòng người chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam ở chiến hào lạnh lẽo miền cực Bắc, đang anh dũng chống quân xâm lược Trung Quốc tháng 2.1979.

Nguyễn Ngọc Hải - Nhớ 17-2


Có mỗi hình này, năm nào cũng đưa. Nơi nhà báo Nhật Takano bị bắn lén ngay trước cổng cơ quan ở Lạng Sơn 1979.

Chuyến đi công tác này, các nhà báo dự trao trả tù binh. Lạng Sơn đổ nát, tường nhà nham nhở câu chửi của giặc viết lúc rút đi.

Lên cả cái hang núi cao, nơi Takano ngồi trên tảng đá viết tin chiến sự.

Nguyễn Ngọc Chu - Cuộc chiến tranh trá hình


1. Hôm nay, ngày 17/2/2022, tròn 43 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc mang 60 vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh xâm lược đất liền biên giới phía Bắc Việt Nam của Trung Quốc kéo dài ròng rã 10 năm, cho đến năm 1989.

2. Nhưng đó là cuộc chiến tranh bằng súng đạn. Còn có hàng ngàn cuộc chiến tranh trá hình khác liên tục diễn ra từ ngày này sang ngày khác. Chẳng hạn như các cuộc tấn công thường nhật dưới đây.

Nga-Trung đe dọa hòa bình thế giới, Mỹ khó thoái thác vai trò ‘hiến binh’


Đăng ngày:

Hồ sơ của Courrier International tuần này được dành cho « Lạm phát, nỗi đau đầu của toàn thế giới ». Từ Liban đến Achentina, từ Pháp cho đến tất cả các nước giàu, giá cả lên đến mức chưa từng thấy kể từ 30 năm qua. Về thời sự trong nước, Le Point đăng ảnh tổng thống Emmanuel Macron bên cạnh ứng cử viên cánh hữu Valérie Pécresse, chạy tựa « Một chiếc ghế cho hai người ». L’Express nói về việc kế thừa Bolloré, đế chế truyền thông Pháp 200 năm tuổi ; L’Obs dành nhiều trang trong cho « Chiếc bẫy Mali » đối với Pháp.

Tập và Putin thách thức Mỹ

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.02.2022

Đỗ Trung Quân - 1979

 

Chiến tranh lại nổ ra khi trang phục chúng tôi chưa xả hết mùi khói lửa  biên giới Tây Nam Kampuchia. Không có đơn vị thanh niên xung phong phía Nam nào bị điều ra biên giới phía Bắc cả, nhưng ca khúc của ông Trần Tiến thì vang vọng lẫy lừng “Đoàn quân vội đi …đi về biên giới …Cũng từ biên giới về những bầy trẻ nhỏ…”.

Tôi ở yên giữa lòng hồ Duơng Minh Châu, chiều chiều nhìn mây mù đỉnh núi Bà Đen và thầm hỏi bao giờ thấy lại ánh đèn thành phố Sài Gòn.

Nhiều năm và nhiều năm sau nữa [có vẻ giống nhạc Vũ Thành An nhỉ] tôi và Nguyễn Quang Lập  gặp và trách Trần Tiến ngủ yên trong hào quang showbiz. Không có nổi một ca khúc nào khi Trung Quốc uy hiếp Biển Đông trong khi tôi, Nguyễn Quang Lập và rất nhiều người khác  đã có mặt trên mặt đường Sài Gòn những ngày sôi sục ấy. Hình ảnh Lập chống gậy đi đứng khó khăn nhưng quyết không bỏ cuộc tuần hành là hình ảnh đáng khâm phục.

Trần Duy Hiển - Vì sao không thấy báo chí nói về chiến tranh biên giới 1979?


Toàn bài báo viết về chiến tranh biên giới nhưng từ năm 2019. Điều này thì cũng dễ hiểu thôi!

Thứ nhất là vì năm đó là năm chẵn tròn 40 năm. Nhà nước không thể làm ngơ trước dư luận nhân dân được.

Thứ hai là vì năm đó Đôn Na Chăm đang là Tổng thống của Hoa Kỳ và có những chính sách rất cứng rắn với Trung Quốc. Khiến chúng ta tự tin hơn ! Có thể lựa chọn Mỹ là một đối tác đồng minh, dù điều này sẽ làm phật lòng Trung Quốc.

Nguyễn Ngọc Tư - Gió bụi lưng đèo

 

Bởi vì chiều đã chan ngập thung lũng dưới kia và vẫn đang không ngừng dâng lên cho tới chừng nào núi với bóng tối là một, nên có chút ảo giác đám bụi mà những chiếc xe tải bỏ lại là sương. Chỉ khác, chúng dày và thô bạo hơn, như có thể làm xước da một đứa trẻ.

Ngó bụi lợp lên tấm bạt che quán, và bôi mờ những đường nét cỗi cằn tựa nếp đá trên gương mặt của đôi người đàn bà ngồi neo quán bên đường, tôi nổi quạu đã lên cổng trời rồi mà vẫn bụi.

Về miền biên lần thứ ba trong bảy năm, đã lường trước dời đổi, nhưng cũng bị nhiều cơn chóng mặt. Ở chỗ tưởng như chỉ bước nữa là đến trời, cao ngàn thước so với mặt nước biển, thị trấn biên vẫn mịt khói thịt nướng, nhạc sàn. Mấy anh trai bản lên xuống dốc mở loa ngoài điện thoại oang oang hồn lỡ sa vào đôi mắt em, tay trắng cùng nhau dệt mộng vàng, chúng ta không thuộc về nhau. Mấy chị bán đặc sản miền biên đã biết xéo xắt với hàng xóm, “mật ong chỗ mình là thật, bên kia toàn nước đường thôi”.

Hà Huy Sơn - Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Nhân ngày 17/02, 43 năm ngày xảy ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc. Tôi cho rằng cách để tưởng nhớ và ghi ơn những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến này một cách tốt nhất là thay đổi tư duy về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

1- Đặt lợi ích của người dân lên trên lợi ích mọi cá nhân, tổ chức.

2- Xác định Trung Quốc không là bạn cũng không là thù, mà là đối tác.

Đặng Bích Phượng - Đi thắp hương cho liệt sĩ chống Tàu vẫn bị ngăn cản

 

Việc nhà còn đang ngổn ngang, nhưng sáng nay nhà em vẫn đi cùng bạn bè ra nghĩa trang liệt sĩ Nhổn, để thắp hương cho các liệt sĩ.

Đầu óc dạo này ngu ngơ quá, thế nào mà lại quên điện thoại ở nhà. Trong khi mọi người còn đứng chờ một vài người bạn nữa, nhà em nhìn thấy hai tay dân phòng đi tới.

Dân phòng làm gì ở nghĩa trang liệt sĩ thế nhỉ?

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.02.2022


 

jeudi 17 février 2022

Hoàng Hải Vân - Phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ quốc !


1- Chiến thắng một đội quân xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử Trung Quốc với 60 vạn tên đồng loạt tràn sang tấn công đánh úp nước ta vào ngày 17-2-1979, trong khi cả dân tộc ta đang nghèo đói sau mấy chục năm chiến tranh, là chiến thắng vang dội nhất.

Tội ác của quân Trung Quốc xâm lược gây ra cho đồng bào ta dọc các tỉnh biên giới cũng là tội ác man rợ nhất.

Dân ta vẫn coi dân Trung Quốc là bạn bè, vẫn giao thương làm ăn thuận mua vừa bán, nhưng chừng nào nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn ấp ủ mưu đồ thôn tính biển đảo của ta, lũng đoạn kinh tế nước ta, thì mối thù kia vẫn là mối thù truyền kiếp.