mercredi 20 juillet 2016

Vụ tấn công tại Đức : Dư luận tỏ ra chừng mực

Xe cứu thương đến nơi xảy ra vụ tấn công làm 4 hành khách bị thương trên xe lửa gần thành phố Wuerzburg, Đức. Ảnh sáng sớm 19/07/2016

Sau vụ một thanh niên nhập cư 17 tuổi dùng búa và dao tấn công nhiều hành khách trong một toa xe lửa ở bang Bayern tổi thứ Hai 18/07/2016, tuy tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech) đã lên tiếng nhận trách nhiệm, nhưng dư luận tại Đức vẫn tỏ ra thận trọng.
Từ Berlin, thông tín viên RFI Pascal Thibaut gởi về bài tường trình :

mardi 19 juillet 2016

Biển Đông: Đài Loan kêu gọi đàm phán đa phương

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn thăm hỏi các thủy thủ trên một chiến hạm ở cảng Cao Hùng, 13/07/2016.

Đài Loan hôm nay 19/07/2016 đã kêu gọi các nước đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng đa phương, sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực tuần rồi khẳng định yêu sách của Trung Quốc dựa trên « quyền lịch sử » là không có cơ sở pháp lý.
Hãng tin Kyodo dẫn lời phát ngôn viên chính quyền Đài Loan Đồng Chấn Nguyên (Tung Chenyuan) trong một cuộc họp báo : « Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên hãy giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình, trong tinh thần hỗ trợ lẫn nhau và cùng phát triển các nguồn lực ».

Biển Đông : Miến Điện kêu gọi tôn trọng phán quyết của tòa án La Haye


Tờ Myanmar Times ngày 19/07/2016 cho biết, phá vỡ sự im lặng truyền thống trong vấn đề Biển Đông, Miến Điện trong tuyên bố đầu tiên ngày 13/7 liên quan đến phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) mà phần thắng nghiêng về Philippines, đã kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế.
Theo tờ báo, trong tuyên bố đề ngày 13/07/2016 về phán quyết của tòa án La Haye, Miến Điện đã kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, tránh các hành động đe dọa hay sử dụng vũ lực. Mặc dù Trung Quốc bác bỏ bản án, Miến Điện vẫn luôn gắn bó với nguyên tắc tôn trọng luật pháp, kể cả trong quan hệ đối ngoại.

Trung Quốc tuyên bố tiếp tục xây dựng ở Biển Đông

Nhân viên hàng không Trung Quốc trên phi đạo vừa được xây dựng trên Đá Vành Khăn, Trường Sa.

Bắc Kinh sẽ « không bao giờ » ngưng xây dựng tại Biển Đông. Đó là tuyên bố của Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh hải quân Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye cho rằng việc này là bất hợp pháp.
Tân Hoa Xã ngày hôm nay, 19/07/2016 đưa tin, trong cuộc gặp tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, tại Bắc Kinh vào hôm qua, tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp lý và hợp pháp ». 

Khủng bố : Pháp chuẩn bị triển hạn tình trạng khẩn cấp

Thủ tướng Pháp Manuel Valls, bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve và ngoại trưởng Jean-Marc Ayrault tại điện Elysée, 19/07/2016.

Năm ngày sau vụ khủng bố ở Nice, chính phủ Pháp ngày 19/07/2016 yêu cầu Quốc hội triển hạn tình trạng khẩn cấp. Cánh hữu đòi phải gia hạn thêm sáu tháng, trong bối cảnh chính trị căng thẳng với những chỉ trích chính quyền đã không làm tròn trách nhiệm trong cuộc chiến chống khủng bố.
Việc triển hạn thêm sáu tháng, đến cuối tháng Giêng năm 2017 rất có khả năng được chấp thuận. Tình trạng khẩn cấp được tuyên bố sau các vụ khủng bố Paris ngày 13 tháng 11 năm 2015 tạo điều kiện cho cơ quan chức năng nhanh chóng tiến hành khám nhà cũng như ra lệnh quản chế những người bị tình nghi.

Thủ lãnh thánh chiến Indonesia tử thương

An ninh Indonesia đứng gác trước bệnh viện, nơi quàn xác của người được cho là Santoso, tại Palu, miền trung Sulawesi, ngày 19/07/2016.

Santoso, thủ lãnh thánh chiến bị truy nã ráo riết nhất ở Indonesia tử thương khi chạm trán với lực lượng an ninh. Cảnh sát Indonesia ngày 19/07/2016 xác nhận việc này, kết thúc nhiều năm truy lùng phần tử cực đoan ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daech), được cho là đã chỉ huy nhiều vụ tấn công.
Syaikh Abu Wardah Santoso, được biết với tên gọi tắt Santoso, là thủ lãnh nhóm Thánh chiến Indonesia, đã tuyên thệ trung thành với IS vào năm 2014. Santoso kêu gọi tiến hành thánh chiến, trong các video được đưa lên mạng và tổ chức nhiều vụ tấn công nhắm vào lực lượng an ninh. Nhân vật này bị truy lùng từ 5 năm qua.

lundi 18 juillet 2016

Hà Nội tố cáo Bắc Kinh bóp méo phát biểu của thủ tướng Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (G) chụp ảnh kỷ niệm với lãnh đạo các nước dự thượng đỉnh ASEM tại Oulan Bator, Mông Cổ ngày 16/07/2016.

Hà Nội hôm nay 18/07/2016 bác bỏ các thông tin trên báo chí Trung Quốc nói rằng thủ tướng Việt Nam tôn trọng lập trường của Bắc Kinh về phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA). Đây là dấu hiệu mới nhất của sự bất đồng trong khu vực về bản án lịch sử này.
Tuần trước Trung Quốc từ chối công nhận quyết định của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye, tuyên bố đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vạch bao trùm lên phần lớn Biển Đông, là bất hợp pháp. Trung Quốc khoe rằng quan điểm của mình được nhiều nước ủng hộ, và phản ứng giận dữ trước những lời kêu gọi của phương Tây đòi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết.

Lực lượng an ninh có thể ngăn được vụ khủng bố ở Nice?

Cảnh sát canh gác tại Nice, 17/07/2016.

Tại Nice, lúc các gia đình nạn nhân bắt đầu việc tang chế, tranh luận do cánh hữu khơi dậy nhanh chóng bùng lên, chủ yếu về lực lượng an ninh. Theo chủ tịch hội đồng vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur đồng thời là phó thị trưởng Nice, ông Christian Estrosi (thuộc đảng cánh hữu Les Républicains), số cảnh sát quốc gia được điều đến quá ít, thậm chí ông còn nghi ngờ hiện diện thật sự chỉ khoảng phân nửa.
Tuy nhiên theo nhật báo Libération, trước đó vào ngày 28/6 và 7/7có hai cuộc hội nghị về vấn đề an ninh cho lễ Quốc khánh 14 tháng Bảy đã được tổ chức với sự tham gia của tòa thị chính và cảnh sát. Hàng ngày, cảnh sát đều có thông tin cụ thể cho phía chính quyền.

Cảnh sát quá tải, Pháp huy động lực lượng dự bị chống khủng bố

Cảnh sát được người dân hoan hô tại Nice trong ngày quốc tang thứ ba, 18/07/2016.

Sau một loạt các vụ tấn công đẫm máu, từ tòa soạn Charlie Hebdo cho đến nhà hát Bataclan, và cuối cùng là vụ khủng bố ở Nice vào đêm 14/07/2016 đúng ngày Quốc khánh, chính quyền Pháp đã kêu gọi các công dân gia nhập lực lượng dự bị tác chiến để tăng cường giữ gìn an ninh.
Vào khoảng bốn giờ sáng ngày 15/7, nghĩa là chỉ vài tiếng đồng hồ sau vụ thảm sát trên đại lộ La Promenade des Anglais, tổng thống Pháp François Hollande lên truyền hình tuyên bố : « Tôi đã quyết định huy động lực lượng dự bị tác chiến. Có nghĩa là tất cả những ai đã từng phục vụ dưới cờ, để giảm tải cho cảnh sát và hiến binh. Quân dự bị có thể triển khai tại tất cả những nơi cần đến, nhất là để kiểm soát biên giới ».

samedi 16 juillet 2016

Số phận long đong của người Việt từ Nga sang Litva

Vị trí địa lý của Litva.

Tạp chí Courrier International tuần này có bản dịch một bài báo của tờ Veidas xuất bản tại Vilnius mang tựa đề « Theo dấu vết những người nhập cư Việt Nam ». Bài báo cho biết, từ giữa năm 2014, luồng người Việt di cư từ Nga sang không ngừng tăng lên. Chạy trốn khủng hoảng, trong tay không có giấy tờ gì, họ lang thang giữa Litva, Latvia, Ba Lan và Belarus.
Ông R.Pozela, người đứng đầu cơ quan biên phòng Litva giải thích : « Tình hình kinh tế Việt Nam rất xấu : 40% dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó. Đất nước này duy trì quan hệ lịch sử với Nga, nhiều người Việt vẫn đang sống và làm việc ở đó. Nhưng tại Nga, tình hình cũng thay đổi. Chính sách nhập cư trở nên khắt khe hơn, kinh tế sa sút. Thế nên người Việt buộc lòng phải di cư sang phương Tây, đi ngang qua lãnh thổ chúng tôi ». 

jeudi 14 juillet 2016

Biển Đông : Trung Quốc đe dọa « đáp trả kiên quyết » nếu bị khiêu khích

Một nhà giàn của Việt Nam tại Trường Sa.

Bắc Kinh hôm nay 14/07/2016 đe dọa sẽ « kiên quyết đáp trả » trong trường hợp bị khiêu khích, sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết kết luận yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc bao trùm hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp. Cũng trong hôm nay Hà Nội đã phản đối các hành động gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông, nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Trung Quốc vô cùng giận dữ trước phán quyết của tòa quốc tế, nhấn mạnh sẽ không tôn trọng bản án của định chế mà Bắc Kinh cho rằng không có thẩm quyền. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) tuyên bố : « Nếu ai đó muốn tiến hành một hành động khiêu khích chống lại các lợi ích an ninh của Trung Quốc trên cơ sở phán quyết này, thì Trung Quốc sẽ đáp trả một cách kiên quyết ».

ASEAN im lặng trước phán quyết Biển Đông do áp lực Trung Quốc

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (trái) và đồng nhiệm Lào Thongloun Sisoulith tại Phnom Penh, 27/06/2016.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ không ra được thông cáo chung về vụ Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các nhà ngoại giao khu vực hôm nay 14/07/2016 cho AFP biết như trên, tố cáo sự im lặng này là do Bắc Kinh gây áp lực.
Các nước ASEAN đã nêu khả năng đưa ra tuyên bố về phán quyết hôm thứ Ba 12/7 của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo đó đường 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra để đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp. Nhưng 10 quốc gia thành viên ASEAN, mà tình đoàn kết đã bị rạn nứt trước chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh, không thể tìm được tiếng nói chung.

Biển Đông : Manila kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay, 12/07/2016.

Philippines hôm nay 14/07/2016 đòi hỏi Trung Quốc phải tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) La Haye, theo đó, tuyên bố yêu sách của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.
Trung Quốc giận dữ trước phán quyết, khẳng định sẽ không tuân thủ đồng thời cảnh báo các đối thủ về nguy cơ khu vực sẽ trở thành « chiếc nôi chiến tranh ».

Venezuela : Maduro lại gia hạn « tình trạng khẩn cấp về kinh tế »

Xếp hàng mua thực phẩm trước một siêu thị ở Caracas, 13/07/2016.
Phát thanh RFI ngày 14.07.2016


Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro đã gia hạn thêm hai tháng « tình trạng khẩn cấp về kinh tế » tuyên bố hồi giữa tháng Giêng, trong lúc quốc gia dầu lửa đang gánh chịu cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế. Quyết định này đã được đăng trên Công báo Venezuela hôm 13/07/2016.

Nghị định của tổng thống ban hành được ký ngày 12/7 quy định : « Tình trạng đặc biệt và tình trạng khẩn cấp về kinh tế được gia hạn thêm 60 ngày, do các tình huống đặc thù đã ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia ».

Tin tặc Trung Quốc tấn công cơ quan giám sát các ngân hàng Mỹ


Các tin tặc được cho là thân chính quyền Trung Quốc đã xâm nhập vào các máy tính của cơ quan giám sát và bảo chứng các ngân hàng Mỹ, kể cả máy của chủ tịch. Đó là kết luận của một ủy ban Quốc hội Hoa Kỳ, được AFP dẫn ra hôm nay 14/07/2016.
Hệ thống máy tính của Công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang Hoa Kỳ (Federal Deposit Insurance Corporation - FDIC), cơ quan có nhiệm vụ bảo chứng tiền ký thác tại các ngân hàng Mỹ, đã bị tấn công tin học « bởi một chính phủ nước ngoài, có thể là chính phủ Trung Quốc ». Báo cáo của Ủy ban Khoa học thuộc Hạ viện Mỹ, mà đa số thành viên thuộc đảng Cộng Hòa, đã kết luận như trên.

Mỹ đòi Trung Quốc bỏ thuế xuất khẩu 9 nguyên liệu


Hoa Kỳ hôm 13/07/2016 đã phản đối việc Trung Quốc đánh thuế xuất khẩu vào 9 kim loại và khoáng chất, cho rằng đã đi ngược lại các cam kết của Bắc Kinh khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giúp các công ty của Trung Quốc cạnh tranh không lành mạnh.
Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ nói rằng Trung Quốc cần phải bãi bỏ thuế xuất khẩu từ 5% đến 20% đánh vào antimoine, cobalt, đồng, than chì, chì, oxit manhê, bột đá hóa thạch, tantali và thiếc. Đây là các nguyên liệu chủ yếu cho một số ngành kỹ nghệ Mỹ, như hàng không, xe hơi, điện tử và hóa chất.

mercredi 13 juillet 2016

Đường lưỡi bò là bất hợp pháp : Đòn quá nặng cho Trung Quốc !

Người dân Manila vui mừng trước phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông, 12/07/2016.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông được nhiều báo Pháp đề cập đến hôm nay 13/07/2016. Đề tài này cũng chiếm khá nhiều giấy mực trên các báo tiếng Anh ở châu Á hoặc Âu, Mỹ.
Thông tín viên Le Figaro trong bài « Tòa án Trọng tài Quốc tế bác yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông » nhận xét đây là một đòn đau cho Bắc Kinh. Les Echos qua bài viết « Đối với La Haye, Bắc Kinh chẳng có quyền gì tại Biển Đông » cho rằng đây là một sự lăng nhục mà Trung Quốc phải chịu đựng.

lundi 11 juillet 2016

Biển Đông : Phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Trọng tài Thường trực

Một tàu tuần duyên Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 mà Bắc Kinh cho kéo đến vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam ngày 13/06/2014.

Một phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye vào ngày mai 12/07/2016 được cho là bước ngoặt lớn, sẽ đánh gục tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông, đồng thời là thử nghiệm cho sức mạnh của luật lệ quốc tế và các cường quốc thế giới.
Bắc Kinh vốn luôn đòi hỏi thảo luận song phương nhằm chiếm thế thượng phong, đã tẩy chay vụ kiện, tuyên bố sẽ làm ngơ trước phán quyết. Hãng tin AP tóm lược vấn đề này dưới dạng hỏi đáp.

Vụ kiện Philippines-Trung Quốc : UNCLOS qua 4 câu hỏi

Lính Trung Quốc tuần tra gần một "bia chủ quyền" ở Trường Sa, 09/02/2016.


Để giải quyết vụ Manila kiện yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh, Tòa án Trọng tài Thường trực phải dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
1- UNCLOS được đặt ra để làm gì ?

Với ít nhất 320 điều khoản và 9 phụ lục, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển dự trù tất cả các phương diện điều tiết liên quan đến biển và đại dương, từ chủ quyền quốc gia cho đến việc khai thác các nguồn lợi kinh tế đáy biển, hay vấn đề hàng hải, tranh chấp giữa các nước.

Tòa án Trọng tài Thường trực : Những điều cần biết

Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye, Hà Lan

Ngày mai 12/07/2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA – Permanent Court of Arbitration), một định chế ít được biết đến sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.
Năm 2013, Manila đã hướng về tòa án quốc tế đặt ở La Haye, yêu cầu các thẩm phán tuyên bố các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh bao trùm lên hầu hết vùng biển chiến lược này, là bất hợp pháp. Theo Philippines, các yêu sách này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).