Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Xã hội. Afficher tous les articles

mercredi 6 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Đồ đểu tràn lan cửa Phật

Tôi quy y ở một chùa nghèo ở Hải Dương. Chùa xưa, các sư trồng rất nhiều chuối, đó là một nguồn thu của chùa. Phật tử nơi này toàn các cụ già, dân nghèo. Họ công đức tiền lẻ, các sư cũng chẳng kêu than, cứ cái hạnh của mình mà tu.

Chùa có nhiều tượng cổ, từng bị trộm mất vài pho. Các sư cố gắng gom góp tiền làm pho tượng thay thế, cũng chẳng kêu phật tử cúng dường.

Bao năm qua rồi, tôi chưa bao giờ nhận được một cuộc gọi cúng dường hay đóng góp này nọ từ chùa này. Đôi khi trách mình hơi xao nhãng, nhưng cũng thấy tâm an vì còn những nơi chữ tu không đi liền chữ tiền. Vậy đấy.

Nguyễn Gia Việt - Nửa đêm bực mình Facebook

 

Tối qua tự dưng bị đá văng ra khỏi Facebook cái bùm không lý do, mở lại không được. "Phiên đã hết hạn" là cái gì trời? Chữ nghĩa này chắc chắn không phải của người miền Nam rồi.

Nghĩ là bị hack vì tánh tui hay giỡn và chọc nhiều người. Vốn không rành về kỹ thuật cũng ráng ngồi mò mò, xài tốn hai số dự phòng mà không xong. Bực mình. Hỏi ra là Facebook có vấn đề.

Chuẩn bị sẵn tâm lý là sẽ bỏ tài khoản này. Tui quan niệm đã hết duyên thì thôi, có khi là đã tới lúc kết thúc. Trước đó tui có một nick Facebook cũng hơn 7 năm, cũng tốn công sức nhưng vì những vấn đề không vui với vài người bạn nên tui quyết định bỏ cái rột. Bỏ để nói rằng với tui, quan niệm mọi thứ đều nhẹ nhàng, có hay không là do con người tạo ra nó mà thôi.

Đỗ Duy Ngọc - Facebook

 

Đêm 05.03 lúc 10:20 giờ Việt Nam, Facebook bị sập toàn cầu. Lúc đó nhiều người tưởng trang của mình bị hacker xâm nhập nên điện thoại, nhắn tin hỏi nhau và có chút lo lắng.

Và cũng ngay lúc đó người ta thấy rõ Facebook đã gắn liền với cuộc sống của hàng tỉ người trên trái đất này như thế nào. Những tư liệu, hình ảnh, trao đổi, bài viết, suy nghĩ, tâm tình chứa đựng trong trang mạng ấy, nếu mất đi sẽ có nhiều tiếc nuối.

Và sẽ có người đặt câu hỏi nếu Facebook không còn nữa, khoảng trống ấy sẽ được thay thế ra sao?

Nguyễn Thông - Chuyện phây

 

Tôi không định nói gì biên gì về vụ sập phây (búc) đêm qua. Kệ nó, nói theo kiểu những nhà cách mạng cực đoan, sập siếc không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.

Ở một xứ mà cúp điện cúp nước lia chia, cá mập cắn cáp thường xuyên, những thứ thiết yếu để làm người hình như mất hẳn, thì chuyện phây bị sập mạng dăm ba tiếng chả là cái đinh gì.

Nhưng chính “nó” lại buộc tôi phải có mấy nhời. Nó không hề biết rằng gã Mao bên Tàu đã từng tuyên bố “mi không đụng đến ta thì ta không đụng đến mi”. Tôi không đụng đến nó, nhưng nó gây sự.

mardi 5 mars 2024

Mạc Văn Trang - Quan ta, quan tây

Ngồi cà phê với mấy cụ, bỗng nhiên lại bàn chuyện “quan ta, quan Tây”. Một cụ bảo, mấy lão như Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Võ Đức Đam … mất chức rồi về biệt tăm, không thấy nho nhe gì nhỉ?

Mà lạ, mấy “Thái tử” cụ Trọng bồi dưỡng kế cận bị “rớt” như Phạm Quang Nghị, Trần Quốc Vượng, có nói khuyết điểm gì đâu, vậy mà về im re. Không biết bây giờ các vị làm gì nhỉ?

Cụ khác bảo, quan bên ta khác với quan bên Tây. Quan ta, lớn bé đều là đảng viên, Đảng đặt đâu ngồi đấy, Đảng phân công việc gì làm việc ấy. Anh nào trái ý hoặc có vấn đề gì bất lợi cho Đảng là Đảng cho về vườn. Đã về thì cứ an phận, anh mà ngo ngoe thì coi chừng. Quan Tây có cỡ đều là các chính khách, mỗi anh phải tự thân vận động, phải cạnh tranh, thắng thì lên, thua thì về; thua keo này bày keo khác. Ngay trong một đảng thì các cá nhân cũng phải cạnh tranh nhau dữ lắm chứ.

Thọ Nguyễn - Nhà văn hóa và nhà tù

 

Một nhà văn hóa phát biểu: "Nếu tiết kiệm tiền chi cho văn hóa thì con cháu chúng ta sẽ phải bỏ tiền xây nhà tù".

Sai!

Điều quyết định cho một xã hội văn minh không phải là tiền mà là sự tôn trọng quyền được tự do hưởng thụ các giá trị văn hóa của mọi công dân, là sự công nhận các giá trị văn hóa của nhân loại, là một nền giáo dục lành mạnh, khai sáng. Nếu chỉ đổ tiền vào để tuyên truyền hoặc cổ súy cho những gì mà một nhóm người quy định là văn hóa, thì sẽ đưa xã hội đó đến chỗ diệt vong. Nước Đức mà tôi đang sống từng bị như vậy.

Hoàng Nguyên Vũ - Bậc “chân tu”, làm ơn “tay tu” để bớt móc túi chúng sanh lại!

Mấy nay khầy lùa gà đi giải cứu truyền thông hơi nhiều mà chiêu của khầy cũng lạ đời lắm: 10 cái bình luận thì 9 cái khen khầy là “bậc chân tu”, là “người yêu nước”, là giời cao biển rộng.

Chưa hết, lại vu cho ai phản đối những lời nói giả điên hốt tiền của khầy là “phản động”. Khầy giỏi giang thế kia, tấm lòng bao la vừa rộng vừa sâu vừa sướng thế kia. Gặp đứa nào phản động khầy cứ chuyển hóa chúng, để chúng tu tâm dưỡng tính quay lại con đường sáng; chứ ai lại lùa gà đi rủa xả, tạo ngăn cách đôi bên nhiều thêm. Cách này khầy sai quá sai.

Mà lại dùng toàn gà ảo, nội dung thì kiểu sản xuất hàng loạt bởi mấy con AI đểu, nhìn rõ là buồn cười. Đã là “bậc chân tu” thì ngồi yên mà nghe sóng xô bão nổi chứ ai lại tự tạo ra những lời đường mật lờ lợ đi khen mình rồi hắt mức vào người khác thế hả khầy?

lundi 4 mars 2024

Hoàng Nguyên Vũ -Sao các sư đạo lý vẫn cay nghiệt đay nghiến quá khứ của chúng sinh?

Trước đây tôi sững sờ khi thấy một cuốn sách viết về kiếp trước làm điều này thì kiếp này trở nên thế này thế nọ. Điều hãi hùng nhất chính là, đưa những bất hạnh của người kiếp này ra mắng nhiếc do kiếp trước làm việc ác.

Tuy nhiên, cuốn sách không quên thòng luôn một đoạn: Kiếp trước hăng hái cúng dường, kiếp này sống trong vinh hoa phú quý. Vâng, lại là cúng dường!

Thời gian gần đây, không ít sư thầy sư cô lên mạng ra rả về việc kiếp này như thế này là bởi kiếp trước như thế kia. Mà toàn nhắm vào những người bệnh tật, khổ hạnh để dùng những lý lẽ cay nghiệt như thế.

Nguyễn Hoài Bắc - Đại tổ sư !

Chuyện gì đang xẩy ra với tôn giáo của đất nước chúng ta, đặc biệt là Phật giáo ?

Phật giáo đã xuất hiện tại Việt Nam hàng ngàn năm trước, cũng trải qua các biến cố, thăng trầm, lúc suy, lúc thịnh tùy thời thế, thế thời.

Có thể nói Phật giáo được "chấn hưng" được "nở rộ" và đầu tư hoành tráng khoảng 20 năm trở lại đây do tư nhân - giáo hội Phật giáo - Nhà nước, ba nhà liên kết để cùng phát triển, cùng thu lợi nhuận của bách tính, thảo dân cúng dường, công đức. Cực thịnh sẽ Cực suy theo quy luật bất biến của tự nhiên, của xã hội trải qua kết đúc hàng ngàn năm trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng.

Hiệu Minh - Bưu thiếp viết tay

 

Hôm nay đang café sáng góc vườn, bỗng thấy một phong bì nhỏ ném vào sân, may mà trời không mưa nên không bị ướt. Mở ra thấy lời chúc viết tay rất nắn nót gửi chú cùng với ảnh em bé.

Đó là con gái của anh Mẫn mới sinh con trai viết thiếp báo tin vui, gửi từ Philadelphia xa chục ngàn kilomet, sau hơn một tháng mới tới nhà. Thật cảm động vì lâu lắm mới thấy bưu thiếp viết tay.

Từ khi có Yahoo rồi email, mỗi khi Giáng sinh hay năm mới, tôi hay nhận được thiệp ảo bằng ảnh và âm thanh, trông vui mắt. Năm sau lại những điệp khúc ấy, và đôi khi tôi cũng copy/paste và gửi đi cho người khác. Chợt nhớ về một thời bưu thiếp và thư gửi qua bưu điện.

Võ Khánh Tuyên - Kẻ ở miền xa

 

Trong nhạc phẩm nổi tiếng về lính chiến Kẻ Ở Miền Xa do Duy Khánh hát, viết về nỗi niềm của người lính với những ca sĩ, có câu:"Vì tiền hay thiết tha"?

Ở chiều ngược lại, giờ đây mỗi khi có ca sĩ nổi tiếng thế giới nào tổ chức live show tại các xứ phát triển lân cận, dường như một bộ phận dân máu mặt Việt Nam lại không  ngại lặn lội đường bay để sang tham dự, chộp hình check in các kiểu.

Thực sự...trong thế giới phẳng hiện nay, đâu phải dân xứ Bắc Triều tiên đâu mà có tư tưởng không hòa nhập và đồng điệu với trào lưu văn hóa thế giới. Nhưng cứ đọc lời tâm sự, chia sẻ hào hứng của đại gia, diễn viên ngôi sao, hoa hậu người mẫu ...thì thấy khá dị ứng.

Nguyễn Thông - Tại ai?

Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng - tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền ; nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan...

Xin thưa, các ông các bà làm quản lý nhà nước. Cai trị đất này nhưng chính các ông bà tổ chức lễ hội cho lắm vào. Rồi lại dùng công cụ truyền thông lên án, kết tội dân chúng buôn thần bán thánh, đổ cho dân u mê, mê muội, mê tín dị đoan, v.v…

Vâng, nói của đáng tội, đúng là dân xứ này cực kỳ mê muội, kể cả u mê về đường lối chính sách. Mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, trách họ cũng phải, chẳng oan chút nào. Dân u muội như thế rất dễ trị, chỉ có điều đất nước, dân tộc, cuộc sống bị thiệt thòi.

dimanche 3 mars 2024

Lưu Trọng Văn - Cho hay không cho ?

Trên đường phượt về Đất Phật ở phía bắc Ấn Độ, gã bất ngờ đến các trung tâm Phật giáo, các thánh địa Phật giáo thấy nhiều trẻ em, đàn bà, người già Ấn Độ biết tiếng…Việt.

Họ rất giỏi, khi xe dừng nhận biết ngay người Việt để ùa tới. Sau đó là màn chào đón nhiệt tình đến mức không chỉ chìa tay, vẫy tay mà còn cả sẵn sàng níu chân, ôm chân.

Vâng!

Những màn chào đón…đau lòng.

Thái Vũ - Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần lên tiếng

 

Tôi không phải là Phật Tử nên không dám đụng chạm. Nhưng thấy, đây là câu hỏi nên trả lời trong khung cảnh dư luận ồn ào lộn xộn thời gian qua.

Công Giáo, nếu sai tín lý, là kỷ luật nặng lắm.

Nặng nhất là "vạ tuyệt thông".

Nặng nhì là với hàng giáo sĩ, linh mục là "huyền chức".

Nguyễn Mỹ Khanh - Loạn thầy chùa


Nhớ hồi nhỏ học Sử, nhiều Triều đại phải ra tay dẹp loạn thầy chùa. Nhiều cuộc dẹp loạn vô cùng khó khăn và kéo dài dai dẳng mãi mới dứt.

Khi đó mình nghĩ sao Triều đình lại trấn áp người tu hành, trong bụng không ưng lắm. Giờ mới thấu, tu cũng có năm, bảy đường tu.

Trong khi các bậc chân tu giúp cho bá tánh thấy đường ngay lối thẳng mà sửa mình hàng ngày để đi tới giá trị Chân- Thiện- Mỹ, thì các ông tu mướn, giả tu ngày càng làm nhiều điều xằng bậy, khiến xã hội bấn loạn và tuột mất các vốn quý văn hóa đã có.

Chu Mộng Long - Tu không cần đọc hiểu kinh

 

Bị tai nạn, gãy xương, hơn một tháng tớ bế môn luyện công. Xem phim chưởng và luyện theo chỉ dẫn của lão nhà văn Kim Dung. Hiệu quả là... quên đau. Một tháng vèo qua như chớp mắt.

Cai luôn Facebook. (Và sẽ cai thật. Ngứa miệng, ngứa tai lắm mới lên tiếng).

Nay mở mạng ra thấy đại tăng, tiến sĩ luật Thích Chân Quang luận nhân quả mà thấy ngứa tai, ngứa miệng. Phải thừa nhận là rất dễ hiểu, không cần đọc hiểu kinh tớ cũng tự thấy được giác ngộ và thành chánh quả luôn!

Văn Công Hùng - Những câu chuyện nhói lòng

 

1. "Nhặt được 105.000 USD, người phụ nữ mua phế liệu tưởng tiền âm phủ".

Sao lại nhói lòng, vì cái đồng tiền mà cả thế giới mơ ước ấy, chị này chưa thấy bao giờ, nên tưởng tiền âm phủ, nên khi công an tới nhà thì số tiền trên vẫn để hờ hững trên giỏ xe đạp. Tất nhiên là một cái kết hết sức happy với người rơi tiền.

2. "Gia đình 7 người đi xe máy ngược xuôi Cao Bằng - Lạng Sơn giữa giá rét tìm việc làm"- cái ảnh khiến nhà cháu rơi nước mắt.

samedi 2 mars 2024

Thọ Nguyễn - Còn có một nước Nga khác

Người Việt có nhiều cách nhìn khác nhau về nước Nga, về người Nga. Nhiều người gắn bó với Liên Xô khi xưa vẫn hay nói về « Tâm hồn Nga ». Họ kể cho tôi nghe những kỷ niệm thật của họ với các gia đình, bạn bè, với các bà mẹ Nga. Tôi rất tâm đắc với những kỷ niệm đó.

Họ tự hào, ngưỡng mộ một cách chính đáng về « Văn hóa Nga ». Những đóng góp của âm nhạc, văn học, nghệ thuật, điện ảnh v.v… và cả kỹ nghệ Nga vào kho tri thức nhân loại là điều không thể phủ nhận. 

Ngược lại có những người coi « Nga ngố » là một lũ cục súc, nát rượu, vô văn hóa. Họ lôi các thói xấu của người Nga khi sang du lịch ở Nha Trang, Vũng Tàu để chứng minh điều đó. Người Việt sống bằng nghề chợ ở Nga thường kể vễ nỗi kinh hoàng mỗi khi gặp cảnh sát OMOH hoặc bọn đầu trọc. Đối với đám này, người Việt hay người Trung Á không đáng là người.

Lê Học Lãnh Vân - Quê hương và niềm vui giản dị

Nhân đọc các bài viết về tình quê hương cùng quyết định sống trong nước của vài người bạn, Vương bỗng xúc động…

Hơn ba mươi năm trước, Vương có đầy đủ điều kiện định cư nước ngoài và đang chuẩn bị rước người thân qua Canada. Người lớn trong gia đình không chịu đi nên anh bàn với bà xã và quyết định trở về sống lâu dài tại Việt Nam.

Về Việt Nam, Vương trở lại dạy trường đại học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, nơi anh ra đi. Và tham gia sinh hoạt Hội Trí Thức Yêu Nước Thành phố Hồ Chí Minh (Vương quen dùng tên này dù hình như lúc đó cơ quan này được gọi là Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật TP HCM). Hội tổ chức buổi thuyết trình đầu tiên của Vương cho thành viên về đề tài Sinh Học Phân Tử Mở Những Chân Trời Gì Cho Y Học.

Đinh Huy Hoàng - Xưa ơi

 

1. Mươi năm trước phố Lò Đúc nổi lên "hiện tượng lẩu Long Bẹt".

Đông kinh khủng. Và rất rẻ. Thành thử có cảm giác như cả quận Hai Bà kéo đến mỗi tối. Chật kín ngõ ngách, tầng trên tầng dưới. Muốn ăn phải chờ.

2. Có đận chờ lâu quá, tôi rút điện thoại gọi luôn lên công an phường. Phàn nàn lấn chiếm vỉa hè.