Affichage des articles dont le libellé est Mai Quốc Ấn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Mai Quốc Ấn. Afficher tous les articles

jeudi 6 mai 2021

Mai Quốc Ấn - Nghiêm trọng !

Một cựu quân nhân cầm súng chiến đấu ở biên giới năm 1979 đã hỏi: “Con thấy số 1.500 người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ra sao?” Tôi đáp: Dạ cực kỳ nghiêm trọng!

1.500 người là tương đương với một trung đoàn bộ binh. Đó là con số được phát hiện. Vậy những con số chưa được phát hiện thì sao?

Những người đàn ông (tuyệt đại đa số) vượt biên vào Việt Nam bằng nhiều đường. Từ vùng biên Trung Quốc, Lào, Campuchia và cả qua đường biển. Nên đặt ra câu hỏi: Trong số họ có bao nhiêu người từng khoác áo quân nhân? Hay đặt một câu hỏi sâu hơn: Họ có ai trong lực lượng của PLA (Quân giải phóng Trung Quốc) hay không?

mercredi 7 avril 2021

Mai Quốc Ấn -Nước mình đang ở đâu ?


Tôi đi tàu hỏa từ đầu những năm 2000, thời sinh viên. Những chuyến tàu nhanh nhất và vé mắc nhất lúc ấy mất 36 giờ để đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, hoặc ngược lại.

Sau 20 năm, ngành đường sắt nước nhà với những con tàu cổ lỗ sỉ vẫn miệt mài vận chuyển người và hàng. Các nhà quản lý bàn nhau nên triển khai đường sắt cao tốc tỉ đô 200km/h hay 300km/h. Tới nay chưa ngã ngũ.

Thật sự khó hiểu sự rực rỡ của thời đại chúng ta ở đâu so với "bọn tư bản giãy chết".

samedi 23 janvier 2021

Mai Quốc Ấn - Xác định lại về Trung Quốc


Có một thời kỳ mà Việt Nam gọi Trung Quốc là bạn vàng, bốn tốt về mặt ngoại giao. Nhưng cũng có thời kỳ Hiến Pháp Việt Nam có ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù.

Nhìn suốt lịch sử, có giai đoạn hòa hiếu hai bên cũng có giai đoạn giương cung, bạt kiếm. Lại nhìn lại lịch sử, nếu hèn nhát trước Trung Quốc thì họa mất nước, họa bị đô hộ, bị làm nô lệ là không thể tránh khỏi.

Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang tranh chấp vùng biển với Nhật, Hàn, Đài Loan, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Chính quyền Bắc Kinh thông qua luật cho phép bắn tàu nước ngoài thì cần nhận định họ sẽ bắn tàu nước nào.

samedi 26 décembre 2020

Mai Quốc Ấn - Nguy cơ từ bệnh nhân vượt biên vẫn hiện hữu


Ca bệnh 1440 (BN1440) là nam giới, 32 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. BN1440 là trường hợp từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở (đang xác minh vị trí) vào 2h sáng ngày 24/12.

Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Vĩnh Long. Tất cả các trường hợp tiếp xúc F1, F2 đã được lập danh sách, tổ chức cách ly theo quy định.

Tôi mới từ Hà Nội về Tp.HCM chỉ vài ngày và nhận thấy cả hai trung tâm lớn đều rất chủ quan trong việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và nhất là việc tụ tập đông người.

vendredi 25 décembre 2020

Mai Quốc Ấn – « Đất quốc phòng »


Xin post lại một bài viết cũ ngày 12/7/2017 về một góc nhìn liên quan đến việc lực lượng vũ trang làm kinh tế từ đất đai. Ngày trước là viết cho quân đội nói chung và Đại tướng Ngô Xuân Lịch (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) nói riêng. Thời điểm hiện tại có thể dành cho cả Đại tướng Tô Lâm (Bộ Công an) và toàn thể lực lượng vũ trang.

“ĐẤT QUỐC PHÒNG"

Tôi phải cho vào ngặc kép cụm từ "đất quốc phòng" vì loại đất này rất "khác". Nó hoàn toàn không phải đất dùng cho mục đích quốc phòng thực sự. Thậm chí, nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho tôn nghiêm quân đội.

Có rất nhiều đất quốc phòng trở thành "đất quốc phòng". Thực sự tôi muốn chuyển tải thông tin này đến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Đó là ý kiến của những cựu chiến binh hẳn hoi. Đó là ý kiến của những người đau lòng khi có những nhóm người nhân danh quốc phòng để lấy đất kinh doanh.

mercredi 16 décembre 2020

Mai Quốc Ấn - Cảm xúc đám đông


 “Tất Thành Cang bị bắt” lập tức trở thành một từ khóa hot. Sau nhiều lần đồn đoán, cựu quan chức này đã chính thức xộ khám. Đám đông lập tức bày tỏ cảm xúc của mình (bao gồm cả tôi với bài viết này).

Cảm xúc của người viết ở trạng thái bình thản.

Có nhiều thông tin đáng quan tâm hơn hẳn “Tất Thành Cang bị bắt”. Ví dụ như thông tin “Apple chính thức chuyển sản xuất iPad, Macbook từ Trung Quốc sang Việt Nam” chẳng hạn.

mardi 15 septembre 2020

Mai Quốc Ấn - Nghĩ về Đồng Tâm


Trong mọi vụ án, sự nghiêm minh của một bản án cụ thể thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật nói chung. Nó có tính răn đe những cá nhân/tổ chức có khả năng vi phạm đến quyền sở hữu tài sản, sức khoẻ, trí tuệ và danh dự của các cá nhân/tổ chức khác.

Những ngày này tôi đi tìm sự đồng tâm trong bản án Đồng Tâm liên quan đến mảnh đất Đồng Sênh. Nhưng không thấy!

Luật sư của các bị cáo đưa ra rất nhiều lập luận về sự thiếu logic của hồ sơ vụ án và các lập luận ấy được người dân sử dụng khá nhiều để nói về bản án. Thậm chí có những phản đối gay gắt đối với bản án Đồng Tâm.

lundi 14 septembre 2020

Mai Quốc Ấn – Những ai coi đất đai là máu thịt sẽ không sợ hãi

Ở một quốc gia quay cuồng vì đất, và nền tảng GDP nặng từ thuế phí giao dịch đất đai hay các đại gia phất lên nhờ buôn/cướp đất.

Thì tuyệt đại đa số người dân sẽ nhìn vào một bản án để chọn cách hành xử, chứ không phải để sợ hãi.

Các vụ phản kháng cưỡng chế đất đai gần đây cho thấy con số thương vong (bao gồm cả án tử) chỉ tăng chứ không giảm.

samedi 8 août 2020

Mai Quốc Ấn - Phê bình nhân dân


66 cá nhân vi phạm liên quan vụ Thủ Thiêm đã nhận hình thức kỷ luật phê bình.

Lý do phê bình vì đã hết thời hiệu xử lý ở các mức khác.

Vậy mấy mươi năm oan khuất ở Thủ Thiêm vì sao vẫn diễn ra mà không có sự ngăn chặn nào đủ hữu hiệu? Để rồi hôm nay chỉ có các cán bộ đương nhiệm phê bình đồng chí của mình đầy nhân văn như vậy?

lundi 18 mai 2020

Mai Quốc Ấn - Quản trị quốc gia kiểu « ngây thơ »



“Người Trung Quốc đang sử dụng hơn 162.000 hecta đất biên giới, ven biển thông qua hai hình thức : thành lập doanh nghiệp liên doanh và đầu tư tiền cho người Việt gốc Hoa mua đất. Đây là thông tin được Bộ Quốc phòng đưa ra trong báo cáo trả lời chất vấn của cử tri được gửi tới Quốc hội mới đây.

Hầu hết các lô đất thuộc « sở hũư » của người Trung Quốc đều ở vị trí các đường lớn, ven biển, đắc địa cho hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa quan trọng trong khu vực phòng thủ ». (Trích Tuổi Trẻ)

Hai năm trước, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà nói trước Quốc hội: “Người nước ngoài không có quyền mua đất trên đất nước ta, nên nếu đại biểu biết có việc người nước ngoài mua đất dọc bờ biển thì thông tin cho tôi.” Trước khi ông Trần Hồng Hà phát ngôn câu ấy, người dân và báo chí đã phản ánh không ít về tình trạng này.

samedi 9 mai 2020

Mai Quốc Ấn - Tù nhân dự khuyết



Lập pháp, hành pháp và tư pháp luôn là cột trụ của mỗi quốc giamà ở đó các triều đại/chế độ hưng hay mạt, đều từ pháp luật có nghiêm minh và công bằng hay không.

Ngày mà bà Mai Thị Khuyên viết thư gửi Chủ tịch nước xin ân xá cho chồng là Đặng Văn Hiến, có hỏi ý người viết. Chỉ có thể đáp rằng chị cứ làm những gì mà thấy cần thiết nhất. Một người vợ có quyền làm điều đó cho chồng mình vì tình yêu, vì trách nhiệm. Bà Nguyễn Thị Tồn năm xưa vượt núi, băng rừng ra kinh đô Huế, đến Tam pháp ty đánh ba hồi trống làm kinh động triều đình để kêu oan cho chồng là Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Thiên đạo và nhân tâm ấy, là lẽ tự nhiên.

Mẹ của tử tù Hồ Duy Hải dành 12 năm hơn với 2.000 lá đơn kêu oan cho con cũng nằm trong lẽ tự nhiên chi đạo. Hùm dữ còn chẳng ăn thịt con, huống gì một án tử mà thủ tục tư pháp đã rành rành sai phạm. Lối nói “không thay đổi bản chất vụ án” trong khi những chứng cứ lấy mạng tử tù bị chứng minh là ngụy tạo và có vô số những bất cập trong quá trình điều tra; thì y một án tử chắc chắn trái với nhân tâm.

jeudi 5 mars 2020

Mai Quốc Ấn - Phía sau một bản tin



Tôi tóm tắt ngắn gọn bản tin trên Thanh Niên như sau: Bốn người Trung Quốc đi từ Quảng Ninh dự kiến vào Đà Nẵng để trốn dịch. Khi vào Thừa Thiên - Huế, họ xuống Phú Vang tìm quán ăn thì bị bắt giữ. Trong số bốn người, chỉ có một người có hộ chiếu, không có hồ sơ đóng dấu nhập cảnh. 

Các ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đang đề nghị Cục Xuất nhập cảnh phương án trục xuất những người này về nước. Theo đó, có 2 phương án : có thể cách ly 14 ngày sau đó trục xuất, hoặc xét nghiệm nếu âm tính với Covid-19 thì sẽ trục xuất ngay.

Nhìn sâu vào bản tin này có thể thấy việc người Tàu “tung tăng” tại Việt Nam bất chấp quy định xuất nhập cảnh. Họ vào đất nước mình trái phép, và hiểu đơn giản là từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên-Huế đã là nửa đường đi dọc quốc gia.

lundi 2 mars 2020

Mai Quốc Ấn - Chuyện hai thầy giáo



Ảnh minh hoạ về thầy Chu Văn An.

Có một ông thầy giáo ở tuốt Cà Mau. Học trò không mua được khẩu trang, thầy “tài lanh” đi mua về. Giá khá rẻ, 2.600 đồng/cái, thầy bán lại cho học sinh 3.000 đồng/cái vì đơn giản kiếm tiền 200 đồng thối lại cho mấy chục học sinh đâu ra. Quản lý thị trường và hệ thống chính trị nhà trường cho thầy “lên dĩa”.

Không phản kháng gì cả, thầy Cà Mau nhận sai “vì cấp trên bảo sai”.

Lại có một thầy giáo khác ngay giữa thủ đô ngàn năm văn hiến. Ngày mấy chục nghìn sinh viên đi học lại, thầy bèn đăng status cho rằng đấy là “phép thử” của công tác phòng chống dịch. Trước đó, thầy đăng nhiều status đầy màu sắc... dư luận viên và FB hay FanPage của thầy này cũng thuộc loại KOL với rất nhiều người xem.

lundi 17 février 2020

Mai Quốc Ấn - Chiến tranh vệ quốc tháng 2/1979 và kẽ hở biên giới những ngày có dịch


Tháng 2/1979, toàn dãy biên giới phía Bắc với Trung Quốc vang lên tiếng súng nổ. Giặc Tàu đã tràn sang bắn giết nhân dân ta, đốt phá tài sản và phá hoại một phần không nhỏ vùng đấy biên cương nước Việt.

“Chiến thuật biển người” Trung Quốc đã thất bại thảm hại trên toàn cục, nhưng nó cũng lộ ra những bí mật tày đình về nội gián tay trong mà trận Lão Sơn là minh chứng. Nhiều chiến sĩ đã ngã xuống vì kẻ thù biết trước kế hoạch từ cấp cao.

41 năm đã qua. Có một hiện thực tiếp nối chỉ phơi bày ra khi đại dịch Corona xuất hiện. Khẩu trang Việt Nam xuất qua Tàu từ chính ngạch đến tiểu ngạch. Điều lạ lùng của một nền sản xuất què quặt! Bởi một quốc gia vừa chế tạo được máy sản xuất khẩu trang vừa chế tạo khẩu trang như Đài Loan còn cấm xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính phủ của bà Thái Anh Văn đã làm quá tốt câu chuyện vì quyền lợi quốc gia mà Đài Loan tuyên bố!

vendredi 7 février 2020

Mai Quốc Ấn - Cánh chim báo bão



Các thủy thủ rất yêu quý hải âu- những cánh chim báo bão. Con thuyền sẽ ra sao nếu không biết trước cơn bão sẽ đến? Và không thể không mang ơn những cánh chim đã cảnh báo hiểm nguy cho mình.

Bác sĩ Li Wengliang là một “cánh chim báo bão”. Ông là người đã cảnh báo sự nguy hiểm của virus corona trong những ngày đầu nó còn chưa lan rộng khỏi nơi nghiên cứu. Đáp lại lòng nhân ấy, công an Trung Quốc triệu tập vị bác sĩ này lên... đe dọa.

Thay vì lắng nghe khoa học, thứ tà quyền mị dân đã che giấu sự thật và phớt lờ đi lời cảnh báo đầy giá trị ấy. Li Wengliang thay vì được cứu ngay, lại đối mặt với những ngón nghề an ninh. Và thay vì cùng với các đồng nghiệp chiến đấu với bệnh dịch thì vị bác sĩ ấy đã ra đi vĩnh viễn.

lundi 13 janvier 2020

Mai Quốc Ấn -Mất mát Đồng Tâm


Điều mất mát lớn nhất lúc này sau sự kiện chết người ở Đồng Tâm chính là sự... đồng tâm. Trên mạng xã hội hay ngoài đời, mọi người đang bàn luận theo hướng ai cũng cho là mình đúng hoặc trái ý mình là sai.

Hãy lấy một dữ kiện: Bức ảnh chiến sĩ quân đội bị hy sinh vì tai nạn máy bay được mặc định là chiến sĩ công an hy sinh tại Đồng Tâm. Ai đã đưa bức ảnh fake ấy lên? Mục đích là gì? Đó là câu chuyện mà các lực lượng an ninh nên quan tâm hơn; bởi những bức ảnh được sử dụng như vậy luôn tạo sự phân hóa cho đám đông. Nó tương tự như cách thông tin dòng hải lưu đi từ Nam ra Bắc (trong khi ngược lại) để phủ định Formosa xả thải.

Đánh lừa nhân dân để làm gì?

dimanche 22 décembre 2019

Mai Quốc Ấn - Năng lượng quan tâm



Đám đông trên mạng xã hội có khá nhiều người đang dồn năng lượng để quan tâm, mổ xẻ câu chuyện tình trong phim Mắt Biếc và các nhân vật hư cấu trong truyện.

Năng lượng quan tâm ấy không chỉ làm vui vẻ cho nhà sản xuất phim hay tác giả truyện; mà còn là “liều giảm đau” tạm thời cho “bệnh” nợ công tăng cao hay ô nhiễm tràn lan.

Lấy lý do Chính phủ (Việt Nam) chậm trả nghĩa vụ nợ gián tiếp "là sự yếu kém về thể chế, quản trị hơn là tài chính", Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service ("Moody's") hạ triển vọng Việt Nam xuống Tiêu cực.

jeudi 19 décembre 2019

Mai Quốc Ấn - Giải quyết sự kỳ lạ



Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là một chính khách kỳ lạ!

Ông ta mời phóng viên báo đài đến tham dự buổi họp về các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Họ đến, ông ta mời họ ra ngoài.

Các phóng viên báo đài ở thủ đô cũng thật kỳ lạ!

lundi 2 décembre 2019

Mai Quốc Ấn - Chuyện nhân sự


Vấn đề con người luôn là vấn đề khó khăn nhất. Một công ty có “sát thủ kinh tế”, công ty ấy gặp nhiều nguy cơ. Một nhà nước có tội phạm leo cao, luồn sâu thì nhân dân lầm than, cơ cực.

Công an tỉnh Hòa Bình đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Quang Huy (46 tuổi, trú tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) để điều tra hành vi phạm tội “Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”... cách đây 26 năm.

“Huy bỏ trốn trong khi 4 đồng phạm bị xét xử và lãnh án tù giam. Trốn truy nã nhiều năm, Huy vẫn điềm nhiên sinh sống tại chính địa bàn nơi Huy từng phạm tội. Thậm chí Huy còn vào làm việc trong cơ quan nhà nước liên quan đến pháp luật và được bổ nhiệm giữ chức Chánh văn phòng TAND huyện Cao Phong. Quá trình công tác, Huy đã được TAND tỉnh Hòa Bình cử đi học lớp nghiệp vụ thẩm phán. Tuy nhiên ông này chưa được bổ nhiệm.

lundi 18 novembre 2019

Mai Quốc Ấn - Nhìn Hồng Kông đi !



Hồng Kông, đang ở thời khắc có lẽ đen tối nhất lịch sử của mình. Người Hồng Kông  đang tranh đấu cho những giá trị sống cơ bản nhất về quyền làm người. Và mọi chuyện chỉ thực sự tồi tệ khi Hồng Kông  được trao trả về cho Trung Quốc.

Nếu tìm hiểu sâu về những địa danh như Tây Tạng, Tân Cương, người Duy Ngô Nhĩ khi rơi vào tay chính quyền Trung Quốc sẽ thấy những hiện thực tàn khốc. Lại tiếp tục tìm hiểu về cách chính quyền Trung Quốc tạo ra “đại nhảy vọt”, cải cách văn hoá”, Thiên An Môn và nhất là ứng xử với người tập Pháp Luân Công sẽ thấy sự khốc hại “thành nếp”.

Hãy nhớ cảnh sát Hồng Kông  tuân thủ luật pháp thế nào trước khi họ bị “đồng hóa” bằng sự tàn ác của “mẫu quốc”. Thật thảm thương, trăm năm dân chủ Hồng Kông  gần như bị xóa sạch, sau chừng hai thập kỷ khi đất Hương Cảng trao về tay chính quyền Trung Quốc.