Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Giáo dục. Afficher tous les articles

mercredi 18 octobre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Vận động xem phim và chấn hưng văn hóa

 

Chiều ngày 16/10/2023, trường trung học cơ sở Đồng Khởi (quận 1) tổ chức họp báo công bố thu hồi thư ngỏ vận động học sinh xem phim “Đất Rừng Phương Nam” (báo Lao Động, ngày 17/10/2023).

Trong khi hoan nghênh việc thu hồi ấy, bài viết này cho rằng lẽ ra không nên có cái việc đã xảy ra. Cái việc rất không phù hợp với tinh thần giáo dục, với đức liêm chính trong ngành vốn rất cần sự minh bạch và những tấm gương đạo đức!

Kêu gọi học sinh đi coi phim bằng một công văn gọi là Thư Ngỏ, do chính Hiệu trưởng ký gởi phụ huynh học sinh, với cái giá chắc chắn có lời nếu so với giá mua tại rạp và giá vận chuyển đưa học sinh từ rạp về trường cùng trong quận 1. Hơn nữa, vé mua tập thể còn được chiết khấu! Thư ấy không quên yêu cầu “Phụ huynh giữ lại phần Thư Ngỏ để hỗ trợ, đôn đốc học sinh tham gia theo lịch”!

samedi 14 octobre 2023

Đặng Chương Ngạn - Các nhà văn thơ có tác phẩm vào sách giáo khoa nên đòi nhuận bút

 

Thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân là:

"Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông"

Vào sách giáo khoa, ban biên soạn biến thành:

Mai Bá Kiếm - Không có triết lý về « trí dục » và « đức dục » thì đừng viết sách giáo khoa

 

Hổm rày, theo dõi các bài phản biện về kiểu biện bạch của GS Nguyễn Minh Thuyết trong việc lạm dụng phương ngữ và ngụ ngôn trong sách Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều, tôi ngộ ra Nguyễn Minh Thuyết chủ biên và các giáo sư viết sách không có một chút triết lý sư phạm gì ở trong đầu họ!

Giáo sư Thuyết nói các bài “Lừa và ngựa”; “Ve và gà”; “Cua, cò và đàn cá”, đều phỏng theo tác phẩm của các tác gia lớn La Fontaine, Lev Tolstoy. Sở dĩ, phải "phỏng" ngụ ngôn "Ve và kiến" ra "Ve và gà" là vì học sinh mới học vần "à" chưa học vần "iến", nên thay kiến bằng !

Như vậy, GS Thuyết không biết cách dàn dựng tuyến nhân vật trong ngụ ngôn của phương Tây. Đó là các con vật theo mối quan hệ giống loài một cách hợp lý.

Nguyễn Thông - Sách giáo khoa

 

Thiên hạ đang ì xèo vụ thơ dở bị đưa vào sách giáo khoa dạy trẻ con.

Ai cũng có quyền làm thơ dở, kể cả thi sĩ hạng nhất như Tố Hữu kiểu "tiếng đầu lòng con gọi Xít ta lin". Nhưng đưa thơ dở vào sách giáo khoa là một trọng tội hủy hoại con người, thậm chí cần bị phạt nặng, khởi tố, truy tố, về tội "đầu độc trẻ con".

Một trong những nguyên nhân cơ bản làm bọn trẻ thời nay hư chính là sách giáo khoa.

vendredi 6 octobre 2023

Lưu Trọng Văn - Chỉ cần gửi tiền là được rồi

Giáo sư Nguyễn Tiến Lực có hai bằng tiến sĩ công nghệ cao ở Mỹ. Ông từng là chủ tịch hội các nhà khoa học gốc Việt tại Mỹ, nhiều năm theo đuổi việc nâng cao ngành giáo dục và đào tạo công nghệ cao cho Việt Nam.

Nhưng…

Những ai yêu nước muốn đeo đuổi tinh thần của Phan Châu Trinh - nâng cao Dân trí, chấn hưng Dân khí, một thời đem chất xám và tiền bạc về Việt Nam lập trường đại học đều bầm dập và thấm thía chữ “nhưng”này.

mardi 3 octobre 2023

Cù Mai Công - Mang cả luật An ninh mạng ra đe dọa học trò

 

Về việc người học sinh nào đó phát tán video ghi lại hình ảnh cô giáo túm cổ áo, kéo lê nữ sinh tại Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội), ngày 02.10, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, ông hiệu trưởng Nguyễn Duy Hiền cho hay, nhà trường sẽ đợi kết luận của cơ quan công an và đưa ra hình thức kỷ luật thích đáng.

“Nếu kết luận của cơ quan Công an là vi phạm Luật An ninh mạng, nhà trường sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” - ông Hiền cho biết.

Ông Hiền khẳng định thêm: "Nhà trường chỉ cho phép học sinh sử dụng điện thoại vào mục đích học tập. Ngoài mục đích học tập chắc chắn sẽ vi phạm quy định và cần phải nhắc nhở, có hình thức xử lý phù hợp”.

Hoàng Nguyên Vũ - Các em quay phim cô giáo Phượng hành hạ nữ sinh sẽ bị kỷ luật?

 

Sáng nay, báo Lao động có bài viết: "Xem xét xử lý học sinh phát tán video cô giáo túm cổ, kéo lê học sinh".

Tôi đã đọc rất kỹ bài báo, vẫn chưa thể biết được, các em học sinh quay và đăng phim này lên, vi phạm điều gì? Cụ thể là điều luật nào, hay quy định nào, của ai?

Sau đó, tôi tìm kiếm thông tin để thấy các em vi phạm pháp luật, tôi vẫn không tìm ra. Nếu luật sư nào có kinh nghiệm trong vấn đề này, xin tư vấn giúp tôi là các em đã làm gì sai hoặc sai như thế nào. Tôi lắng nghe.

Hoàng Nguyên Vũ - Chuyện gì đang xảy ra ?

 

Hết cô Phượng lại đến cô Hải, chỉ trong một ngày, chuyện gì đang xảy ra hả ngành giáo dục ơi?

Cô Phượng, cô giáo gây ám ảnh cho bao thế hệ học trò, có thông tin là tạm nghỉ dạy ít hôm để chấn chỉnh, gò hàn, vá víu đạo đức lại.

Các phụ huynh cũng đã đồng loạt yêu cầu nhà trường trả cô Phượng về đúng môi trường của cô. Để không gây ám ảnh thêm cho bất cứ học sinh nào sau một thời gian dài tác oai tác quái với cái điệp khúc hạ hạnh kiểm, đuổi ra khỏi lớp bắt quỳ, quát tháo chửi bới học trò.

jeudi 28 septembre 2023

Hoàng Dũng - Điên cả rồi !

 

Trong một status đăng cách đây mấy tiếng đồng hồ, giáo sư Nguyễn Văn Hiệp cho biết Ban tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội vừa điện thoại bắt GS Hiệp (nay đã rời Viện Ngôn ngữ học, không còn là cán bộ của phải giải trình về vụ phản đối chữ Quốc ngữ mới của ông Bùi Hiền, theo yêu cầu của ông Bùi Hiền.

Tôi buồn cười nhớ một chuyện sau đây.

Một hôm, trong một buổi họp mặt đông đảo của dân Ngôn ngữ học ở Sài Gòn, thầy Trần Chút kể một chuyện xảy ra ở trường Đại học Tổng hợp TP HCM của thầy:

Đỗ Duy Ngọc - Tiến sĩ thời nay

Hồi mới lớn, ham học nên cứ nhìn mấy thầy có bằng tiến sĩ, nhất là bằng học từ nước ngoài về thì lấy làm ngưỡng mộ và khâm phục lắm. Quyết tâm học hành để mong có được cái bằng như thế dù biết rằng đấy là việc không phải dễ dàng, phải tốn nhiều công sức.

Mà thật sự, hồi ấy thầy nào cũng quá giỏi, kiến thức đầy mình, phong thái đĩnh đạc, ăn nói rất hay, câu nào ra câu nấy, chữ nào ra chữ nấy.

Kể cả các thầy có bằng cấp không cao, nhưng kiến thức các thầy đầy ắp. Như thầy Đông Hồ, thầy Vũ Hoàng Chương, thầy Vũ Khắc Khoan, thầy Phạm Công Thiện, thầy Ngô Trọng Anh... đều là thần tượng của giới sinh viên thời ấy.

lundi 4 septembre 2023

Tạ Duy Anh - Giáo dục và chính trị

 

Trong tự truyện "Du học Mỹ tuổi mười sáu" của cô bé Vi Trịnh (ái nữ của ông bạn Trịnh Bá Ninh) có một chuyện nhỏ nhưng phản ánh tầm cỡ khổng lồ của một nền giáo dục.

Hôm đó có giờ giảng của thầy về chiến tranh. Nhưng vì thầy biết trong lớp có một sinh viên người Việt và thầy không muốn cô bé bị tổn thương thêm, vì thế, thay vì giảng oang oang trên bục, thầy cho sinh viên về nhà tự học qua sách vở, tài liệu rồi lặng lẽ trả bài cho thầy.

Quyết định của thầy giáo, cho thấy hai điều:

Lê Học Lãnh Vân - Nếu còn đánh trống khai giảng, ai nên đánh ?

Xin thưa, các nhân vật phù hợp với tiêu chuẩn về Đạo đức Học đường, Phương pháp Sư phạm, Tấm lòng với Giáo dục.

Hồi trống nổi lên từ các nhân vật như vậy sẽ mang những giá trị cao đẹp làm rung động tâm hồn thầy cô, học sinh và lan xa trong cộng đồng.

Một thầy giáo mà cuộc đời cho thấy tấm lòng sâu sắc với phát triển học đường, trao truyền kiến thức. Một cô giáo suốt đời tận tụy và sắp về hưu. Một bạn học sinh học giỏi cùng với lòng hiếu thảo hay thiết tha với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, cộng đồng… là những người nên nổi trống!

Lê Thanh Phong - Lãnh đạo đến trễ trường cứ bắt đầu làm lễ

Báo Lao Động ngày 02.09 đăng bài "Thầy hiệu trưởng đánh trống khai trường là ý nghĩa nhất".

Hôm nay báo chí đưa tin, có nhiều địa phương chỉ đạo cụ thể, lãnh đạo đến tham dự lễ khai giảng ở các trường, không đánh trống khai trường, không phát biểu chỉ đạo.

Đây là một sự hưởng ứng tích cực, hãy trả không gian nhà trường lại cho thầy cô, học sinh, những chủ thể của ngày khai trường.

Nguyễn Đình Bổn - Ông quan!

 

Mi năm hoa phượng tàn

Li thy nhiu ông quan

Ngi xe hơi bóng ln

Đến sân trường nghênh ngang

Mai Bá Kiếm - Dân chơi sao sợ dùi rơi ?

Sáng nay đọc Phụ Nữ thấy tựa "Lãnh đạo không đánh trống, không phát biểu chỉ đạo ở lễ khai giảng". Tôi mắc cười cái tật thích "hồ hởi sảng và hốt hoảng nhanh" của nhiều lãnh đạo, nói nôm na là "có tật giật mình".

Hồi nhận bao thư đi đánh trống thì "hồ hởi sảng" đánh hay như Khắc Triệu dạo trống cho Cẩm Vân hát. Nhưng khi biết có 6 lãnh đạo đánh trống bị bắt thì "hốt hoảng nhanh" thề xin từ! Lãnh đạo thấy dùi như chim thấy ná!

Lẽ ra, bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phải chỉ đạo hiệu trưởng các cấp trên toàn quốc nộp danh sách các lãnh đạo đã tham gia đánh trống, rồi chuyển cho Bộ Công an rà soát có bao nhiêu lãnh đạo ở tù để nắm tỉ lệ chính xác. Nếu tỉ lệ chỉ 1/10.000 thì lãnh đạo cứ đánh trống thoải mái.

jeudi 24 août 2023

Dương Quốc Chính - Đề thi đại học hiện nay và đề thi tú tài thời Việt Nam Cộng Hòa

 

Vụ hai cháu thủ khoa tốt nghiệp mà trượt đại học, cho thấy rằng cách tuyển sinh đại học đang rất có vấn đề. Điểm thi tốt nghiệp không phân loại được thí sinh, và nó tạo ra sự vô lý quá mức.

Hồi bọn mình thi đại học, các trường tự tổ chức, thì không có chuyện đó. Đề có sự phân hóa rất rõ, tầm 5-6 điểm một môn là đỗ. Tầm 28-30 điểm chỉ có vài thí sinh, thủ khoa chỉ có một, hai người, thường được chọn đi du học.

Các trường cũng có mức độ khó dễ khi ra đề khác nhau. Thường khối khoa học cơ bản và kỹ thuật thì đề khối A khó nhất, khó hơn khối A của khối đại học kinh tế, luật, Y... Nên phân loại thí sinh rất rõ.

Trần Thanh Cảnh - Mùa trống trường

 

Cứ mỗi năm khi mùa thu đến, gió se se lạnh, bọn trẻ bắt đầu í ới hẹn hò nhau đến lớp, là làng phây ta lại rộn ràng điểm mặt, nêu danh các bác đánh trống khai trường năm trước. Hồn bây giờ ở đâu? Mà khi xưa...

Ôi. Thật oai vệ xiết bao!

Bác thì diện com lê, ca ra vát đúng chuẩn chính khách nhớn. Bác lại chơi sơ mi trắng trẻ trung phong độ. Có bác lên tận miền núi đánh trống nên diện hẳn cái áo gi lê hoa văn dân tộc, trông lẫm liệt như vừa ở lễ hội ăn trâu "cà răng căng tai" rẽ vào.

jeudi 17 août 2023

Lê Học Lãnh Vân - Thảo luận về sách giáo khoa

Theo dõi Quốc hội thảo luận về giáo dục, tôi thấy các phát biểu gần như giống nhau với ý chung là: Nhà nước phải in sách giáo khoa, bởi vì sách giáo khoa là mức triển khai chính sách giáo dục!

Thôi thì tạm đồng ý với cách sắp xếp rằng sách giáo khoa là ở cấp độ triển khai. Nhưng mà, tại sao ở cấp độ đó thì Nhà nước phải in sách?

Đa số các quốc gia giàu mạnh, văn minh không nhúng tay vào việc soạn và in sách giáo khoa của tư nhân. Trước năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy. Lý do rất đơn giản: việc này những nhà giáo có thể lo được.

vendredi 11 août 2023

Lê Thanh Phong - Không biết chữ vẫn lên lớp 7, khổ thân đứa nhỏ

 

Chắc chắn thầy cô, nhà trường đều biết em N.Đ.D. bị bệnh. Em không đọc được, có nghĩa là không học được bất cứ môn gì, không làm được bất cứ bài tập gì, nhưng tại sao em qua hết lớp này đến lớp khác.

Khi làm bài kiểm tra ở các kỳ kiểm tra, kỳ thi, chắc chắn có người làm thay cho em N.Đ.D. vì em không biết chữ thì không thể viết được. Mỗi năm học có bao nhiêu bài kiểm tra, bao nhiêu kỳ thi học kỳ, kể cả kỳ thi vượt cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở, ai là người đã làm bài thay, ai là người bao che cho sự dối trá.

Chỉ có thầy cô, nhà trường mới làm được chuyện này. Vì sao làm?

Nguyễn Văn Tuấn - Ai 'nuôi' trường đại học?

 

Ở quê tôi, một làng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trước 1975, được vào đại học là một dấu hiệu của thành tựu khoa bảng.

Thời đó, cứ 100 học sinh thi tú tài, chỉ 30-40 người đậu, và trong số người đậu, chỉ 5-10 % vào được đại học. Làng tôi chỉ cách thị xã Rạch Giá chừng 20 cây số, nhưng số người đậu tú tài đếm đầu ngón tay, số tốt nghiệp đại học càng hiếm. Một người tốt nghiệp đại học, cả làng tự hào.

Phải đến cuối thập niên 1990, cánh cửa đại học mới mở rộng. Mấy năm trước về quê ăn Tết, tôi nghe kể một danh sách dài con cháu của những người nông dân hàng xóm đã tốt nghiệp, một số đang phục vụ tại các bệnh viện ngoài Rạch Giá. Trong số đó, có không ít người gốc Khmer và nghèo khó. Tôi thầm nghĩ chính sách giáo dục đã phần nào thành công, làm ngắn "khoảng cách đại học" giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và nghèo.