Một góc xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An. |
Cách đây hai, ba năm các báo Việt Nam đã
viết về “những ngôi làng tỉ phú ở xứ Nghệ”. Đó là những xã thuần nông, mỗi hộ
có vài ba sào ruộng khoán nên người dân phải bươn chai khắp nơi để mưu sinh; rất
nhiều người dân qua Lào làm ăn và thành đạt. Từ những năm 2000, dân huyện Diễn
Châu, Nghệ An đua nhau xây nhà tầng.
Đặc biệt, tại Xã Đô Thành, huyện Yên
Thành, Nghệ An, xưa vốn là một vùng đất nghèo khó, cuộc sống người dân chủ yếu
dựa vào cây lúa. Những năm cuối thập kỷ 1980, đầu 1990, người dân xã Đô Thành
(Yên Thành) bắt đầu đi xuất khẩu lao động sang các nước Đức, Ba Lan, Anh,
Australia… để tìm kiếm cơ hội làm ăn - hợp pháp có, bất hợp pháp có. Chỉ trong
thời gian ngắn, Đô Thành thay da đổi thịt một cách nhanh chóng.
Từ đầu năm 1990 đến nay, đã 29 năm, Nhà
nước có biết việc “xuất khẩu lao động” ở Nghệ An, Hà Tĩnh không? Có biện pháp
nào ngăn chặn không? Ngày 30/10/19, Cảnh sát Anh vẫn đang điều tra và chưa rõ
quốc tịch của 39 nạn nhân nhưng chiều ngày 30/10, cơ quan điều tra Tỉnh Hà Tĩnh
đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi “Tổ chức, môi giới người
khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”, diễn ra từ 2016 đến
nay?
Đúng là không thể lạm dụng cơ hội để vu
cáo Nhà nước Việt Nam. Nhưng với những gì đã và đang xảy ra, làm 39 người Việt
chết thảm trong container đông lạnh, thì Nhà nước cũng không nên vội phủi tay về
trách nhiệm của mình !
Sau khi báo Nhân Dân có bài “Đừng cứlúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam !” vào thứ Sáu,
ngày 01/11/19 thì một ngày sau, báo Tuổi Trẻ có bài “Thảm kịch 39 người chếtở Anh: Trách nhiệm tối thượng”.
Nội dung chủ yếu khẳng định trách nhiệm của
thảm nạn :
“Trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch
có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất
phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đình họ và thậm chí không phải của
bọn buôn người.
Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đã
trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu” ? Và lập luận “Chính phủ không thể và không nên kiểm soát việc người
dân đi đâu, làm gì, mưu cầu hạnh phúc ở chốn nào, dù là quốc nội hay quốc ngoại”.
Một lập luận trái với luật pháp quốc tế !
Nhiều lao động nhập cư qua trồng cần sa, gieo rắc những cái chết trắng cho đồng
loại thì “không thể và không nên kiểm soát” sao?
Vụ án nghiêm trọng trên đất nước Anh, Cảnh
sát hạt Essex của Anh Quốc đang tập trung điều tra. Tại lễ tưởng niệm 39 nạn
nhân tử vong trong container ngày 1/11/19, Cảnh sát trưởng hạt Essex, ông BJ
Harrington đã khẳng định lần nữa: “Đối với các gia đình có người thân thiệt
mạng, tôi hứa rằng chúng tôi sẽ làm tất cả mọi thứ trong quyền hạn của mình để
mang lại công lý đối với tất cả nạn nhân, cũng như những người phải chịu trách
nhiệm cho cuộc hành trình đầy thảm kịch đã đẩy những người thân yêu của các bạn
đến đây”.
Do vậy, trong tiến trình tố tụng của một
vụ án, khi Cảnh sát Anh đang điều tra, thì không ai có quyền quy trách nhiệm
cho người nầy hoặc người kia !
Đến giờ, Cảnh sát hạt Essex chỉ mới nói rất
dè dặt “39 nạn nhân là công dân Việt”, danh tính còn chưa công bố.
Ta chỉ có quyền và nghĩa vụ phải làm rõ
đường dây trái phép bắt đầu từ Việt Nam.
Khi khẳng định: "Trách nhiệm đầu
tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công
dân di cư lậu xuất phát. Mà là do chính sách nhập cư của những nước giàu"-
là ta đã trốn tránh trách nhiệm của chính mình! Nhưng đồng thời, nó can thiệp
trái luật vào tiến trình điều tra !
Và không biết từ bao giờ ta lại rất bao
dung cho bọn buôn người-rằng: Trách nhiệm đầu tiên cũng không phải của bọn buôn
người; rằng: Thị trường lao động không hợp pháp, đó sẽ là nơi các băng đảng
buôn người lấp vào chỗ trống ?
QUANG VĨNH 02.11.2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.