Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng gần quần đảo Hoàng Sa, ngày 03/05/2014. |
Bài đăng : Thứ sáu 16 Tháng Năm 2014 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 16 Tháng Năm 2014
Có điểm
gì chung giữa « những người áo xanh » bí ẩn xuất hiện bên bờ Hắc Hải và
con quái vật khổng lồ mới nổi trên Biển Đông vào đầu tháng Năm ? Đó là
biểu thị cho sức mạnh đang lên của Nga và Trung Quốc trên thế giới ngày
nay, đối mặt với Hoa Kỳ. Khi chiếm Crimée, Nga đã đưa ra lời cảnh báo
cho Mỹ và châu Âu. HD-981 ngang nhiên tiến vào Hoàng Sa dưới sự bảo vệ
của khoảng sáu chục chiến hạm tuần duyên Trung Quốc: Bắc Kinh đã áp đặt
luật lệ của mình! Theo Le Monde, thế giới đa cực được báo trước là một
thế giới hung bạo.
Bài phân tích « Matxcơva, Bắc Kinh và những láng giềng nhỏ bé » của
cây bút kỳ cựu Alain Frachon trên tờ Le Monde hôm nay so sánh sự xuất
hiện của lực lượng đặc nhiệm bí ẩn của Nga tại Crimée, với giàn khoan đồ
sộ của Trung Quốc tại vùng biển Hoàng Sa.
Những người áo xanh ở Crimée và quái vật Biển Đông
Có điểm gì chung giữa « những người áo xanh » bí ẩn xuất hiện bên bờ Hắc Hải và con quái vật khổng lồ mới nổi trên Biển Đông vào đầu tháng Năm ? Câu hỏi này không nhắm đến những người hâm mộ khoa học viễn tưởng, mà là vấn đề chiến lược. Những người áo xanh này, và con quái vật kia, biểu thị cho sức mạnh đang lên của Nga và Trung Quốc trên thế giới ngày nay, đối mặt với Hoa Kỳ. Chúng kể lại cùng một câu chuyện, đó là câu chuyện của kỷ nguyên đa cực của đầu thế kỷ này – một thế giới nguy hiểm.
Về « những người áo xanh », người ta bắt đầu nhận diện. Đó là các đội đặc nhiệm tinh nhuệ Nga, trùm kín mặt, trang phục tác chiến không quân hàm quân hiệu, xuất hiện ở Crimée và cũng ở miền đông Ukraina. Lực lượng cơ động tác chiến của một quân đội được chỉnh đốn, hiện đại hóa, được ca ngợi, được vinh danh như là biểu tượng một sự quay lại của nước Nga trên trường quốc tế. Họ là công cụ cho chính sách Ukraina của Vladimir Putin.
Khi chiếm lấy vùng Crimée mà có lẽ với sự đồng tình của địa phương, Nga đã đưa ra lời cảnh báo cho Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu. Trước tiên, Nga lại một lần nữa lại có tiếng nói với những nước trong vùng ảnh hưởng của mình, đặc biệt là Ukraina. Thứ đến, nếu dám thách thức hay chống cự lại Matxcơva trong khu vực này, thì sẽ phải trả giá. Cái giá rất nặng nề : ngày lại ngày, có hay không có trưng cầu dân ý, miền đông nói tiếng Nga của Ukraina, được khuyến khích bởi tiền lệ Crimée, chìm dần vào nội chiến.
Cùng lúc đó, cách xa hàng ngàn cây số, ở nơi nào đó trên Biển Đông, một giàn khoan dầu khí khổng lồ, một ngọn núi kim loại chễm chệ trên bốn chiếc phao đỏ, ngự trị trong vùng biển tranh chấp. Ngọn cờ đầu của tập đoàn nhà nước Trung Quốc CNOOC, giàn khoan HD-981 đã được đưa xuống biển từ đầu tháng Năm ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp chủ quyền.
HD-981 tiến vào dưới sự bảo vệ của khoảng sáu chục chiến hạm tuần duyên Trung Quốc. Đối mặt, là bấy nhiêu tàu Việt Nam được Hà Nội gởi ra để đối phó với sự xuất hiện của giàn khoan này. Những cuộc đối đầu ngắn ngủi, rồi đụng độ, va chạm… không có gì ngăn được bước tiến của hạm đội Trung Quốc. Đội tàu hùng hậu này đã hộ tống HD-981 đặt chân vào vùng biển từ lâu bị đôi bên tranh chấp. Trung Quốc đã áp đặt luật lệ của mình.
Cũng trong tuần lễ của tháng Năm ấy, Ngân hàng Thế giới loan báo rằng Trung Quốc có thể trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới sớm hơn dự kiến – từ nay cho đến một, hai năm tới. Trung Quốc cảm thấy mình vô địch. Bắc Kinh đưa giàn khoan đến vào một thời điểm cụ thể, ngay sau chuyến công du của Barack Obama trong khu vực. Tổng thống Mỹ đến để trấn an các bạn hữu và đồng minh châu Á.
Là cường quốc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ muốn nguyên tắc giải quyết bất đồng theo phương pháp hòa bình phải được tôn trọng tại khu vực này. Khi đơn phương đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển tranh chấp, chỉ một hôm sau chuyến viếng thăm của Obama, Tập Cận Bình đã thách thức người đồng nhiệm Mỹ. Ông ta gởi đến Obama lời cảnh báo : trong vùng biển này, Trung Quốc là bá chủ !
Ông chủ và sân sau
Các chuyên gia nghi ngờ sự hiện diện của dầu khí ở vùng biển lân cận Hoàng Sa. HD-981 dường như trước hết nhằm cao giọng khẳng định bá quyền Trung Quốc. Thông điệp này cũng giống như thông điệp mà « những người áo xanh » mang đến bình nguyên Ukraina. Matxcơva và Bắc Kinh muốn là ông chủ trong sân sau của họ, trong vùng ảnh hưởng của mình. Những láng giềng mà tiếng nói Bắc Kinh, một cách « tự nhiên » thậm chí « lịch sử » vẫn mang tính quyết định, không thể bị phản đối bởi bất kỳ ai.
Đây có vẻ là phiên bản Nga và Trung Quốc của điều mà người ta gọi là chủ thuyết Monroe. Là tổng thống thứ năm của Mỹ, James Monroe (1758-1831) thuộc phe Cộng hòa, áp đặt một nguyên tắc đơn giản : Washington không cho phép bất cứ sự hiện diện quân sự nào của châu Âu trên lục địa Mỹ.
Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga quá yếu kém để có thể phản đối sự mở rộng của NATO sang các nước Liên Xô cũ. Ngày nay tình hình đã khác – ông Putin chứng tỏ như thế. Việc NATO không hề có ý định kết nạp Ukraina không có gì quan trọng. Chỉ riêng sự kiện Kiev dám thương lượng một hiệp ước đối tác thương mại với Liên hiệp châu Âu, đã bị coi là một bước tiến về phương Tây mà Nga không thể dung thứ.
Nếu Matxcơva muốn có quyền phủ quyết về các vấn đề của Ukraina, Bắc Kinh cũng muốn nắm quyền quyết định trong một loạt tranh chấp chủ quyền mà họ đối đầu với tất cả các nước láng giềng bên bờ Thái Bình Dương, từ Bắc cho đến Nam, từ Nhật Bản cho đến Việt Nam. Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ những bãi đá ngầm và đảo nhỏ nhô lên trong vùng biển này. Bác Kinh coi là « khiêu khích » đối với các hiệp ước quốc phòng nối kết Hoa Kỳ với nhiều quốc gia trong khu vực, khởi đầu là Nhật Bản.
Trong cả hai trường hợp, tại Ukraina và tại Biển Đông - tuy không thiên kiến về lý do lấn tới của Matxcơva hay Bắc Kinh - nhưng các quy định quốc tế đã bị vi phạm. Liên Hiệp Quốc bị tê liệt như thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Châu Âu chứng tỏ không có khả năng đóng một vai trò chiến lược quan trọng. Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất đóng vai Robocop, hiến binh canh giữ các chuẩn mực, thì do dự. Mỹ trừng phạt, phản đối. Nhưng tính chính danh quốc tế của Mỹ bị các cường quốc mới nổi phản ứng. Và bản thân Washington cũng lúng túng trước các vấn đề chiến tranh Irak, sử dụng máy bay không người lái trong chiến trận, vụ nghe lén của NSA…
Tác giả kết luận : những sự kiện trong các tuần lễ gần đây cho thấy, thế giới đa cực được báo trước sẽ là một thế giới hung bạo.
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam được báo Pháp đăng rộng rãi
Các vụ biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo động ở Việt Nam ít nhất đã có một tác động : hầu như tất cả các nhật báo Pháp phát hành hôm nay đều đề cập đến, ngoại trừ hai tờ Les Echos và Libération đã có bài hôm qua.
Nhật báo uy tín Le Monde dành riêng một trang khổ lớn cho bài viết mang tựa đề « Bùng phát bạo lực chống Trung Quốc tại Việt Nam » và nhấn mạnh, tham vọng khu vực của Bắc Kinh gây lo ngại, khiến Hà Nội làm ngơ cho dân chúng bày tỏ sự phẫn nộ trong các vụ biểu tình.
Le Monde cho biết, quan hệ Việt-Trung bất thần xấu đi do các vụ đối đầu trên biển hôm 07/05/2014 giữa các tàu của đôi bên ở gần quần đảo Hoàng Sa, vừa gây ra những hậu quả bất ngờ. Cuộc biểu tình chống Trung Quốc với gần hai chục ngàn công nhân hôm thứ Ba 13/5 đã biến thành bạo động kèm theo những vụ hôi của. Hàng mấy trăm nhà máy bị thiệt hại, 500 người bị câu lưu, một người chết và 149 người bị thương. Đây là vụ bạo động chống Trung Quốc trầm trọng nhất kể từ khi thống nhất đất nước năm 1975.
Sự kiện này diễn ra tiếp theo các cuộc biểu tình hôm 11/5 tập hợp cả ngàn người trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, phản đối Bắc Kinh đưa giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa. Sự khiêu khích này của Trung Quốc đã dẫn đến trận đấu trên biển hôm 7/5, những chiến hạm Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công vào tàu tuần duyên Việt Nam sau khi thô bạo đâm vào. Cùng ngày, biểu tình cũng diễn ra ở Saigon và Đà Nẵng.
Sự làm ngơ của chính quyền Việt Nam vốn kiểm soát chặt chẽ các vấn đề chính trị xã hội, theo giáo sư Jonathan London của đại học Hồng Kông, có mục tiêu cụ thể : « Hà Nội ý thức được rằng các cuộc biểu tình loại này là một thông điệp rõ ràng gởi đến Bắc Kinh, cho dù chính quyền vẫn chú trọng duy trì trật tự xã hội ».
Thông tín viên của Le Monde tại Bangkok nhận định, Việt Nam thường cố gắng dùng con đường ngoại giao trong mối quan hệ phức tạp và tiềm tàng xung đột với người láng giềng khổng lồ phương bắc. Năm 2011, Hà Nội và Bắc Kinh thỏa thuận giải quyết bất đồng trên biển trong khuôn khổ đối thoại song phương. Việc kéo giàn khoan đến đặt tại vùng biển Việt Nam đã làm tan biến ý định hòa giải này.
Tờ Le Figaro trong bài « Việt Nam : Bạo động chống Trung Quốc » viết về tình hình căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, trong đó Trung Quốc lên án chính quyền Việt Nam « thông đồng » với những người biểu tình. Nhật báo Le Parisien, tờ báo phát hành tại thủ đô nước Pháp trong bài « Nổi dậy chống Trung Quốc tại Việt Nam : Một người chết và mấy chục người bị thương » cũng tường thuật sự kiện với video cuộc bạo động trên trang web.
Còn nhật báo công giáo La Croix dẫn lời giáo sư David Camroux, trường đại học Khoa học Chính trị nhận định : « Đó là một đất nước được điều hành chặt chẽ : chính quyền đã đồng ý cho biểu tình. Họ đã tổ chức hoặc ít nhất đã để cho người dân bày tỏ sự phẫn nộ ». Theo ông, việc biểu tình vượt quá tầm kiểm soát là điều đáng lo ngại. Chuyên gia về Trung Quốc Jean-Luc Domenach phân tích : « Trung Quốc làm các nước láng giềng khó thể chịu đựng nổi khi không từ bỏ một cơ hội nào để chứng tỏ sức mạnh thống trị của mình ».
Nhật Bản : Bồ câu hay diều hâu ?
Cũng về châu Á, nhật báo L’Humanité đặt vấn đề « Nhật Bản, bồ câu hay diều hâu ? ». Từ nay cho đến năm 2020, Hoa Kỳ muốn triển khai 60% lực lượng hải quân tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, và đất nước mặt trời mọc là cột trụ của chiến lược ngăn chận bước tiến Trung Quốc, cả về quân sự lẫn kinh tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William J.Burns vào tháng 11/2011 đã than thở : « Sự cất cánh của Trung Quốc không chỉ tạo hình lại các thành phố và các nền kinh tế châu Á, mà còn vẽ lại cả bản đồ địa chính trị. Chỉ đưa ra một ví dụ thôi : phân nửa số hàng hóa từ nay phải đi qua Biển Đông ».
Các chuyên gia quân sự Mỹ thường nhắc nhở, các tốt nhất để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc là gây bất hòa trong khu vực và liên kết với các nước láng giềng. Nhật Bản đã áp dụng triệt để bài học này, khi tăng ngân sách quốc phòng và đưa ra dự luật cho phép cung cấp thiết bị quân sự cho các nước nằm trên con đường hàng hải này. Trước thái độ hiện nay của Bắc Kinh, Việt Nam, Philippines và Indonesia có thể tỏ ra hợp tác.
Tờ báo nhấn mạnh, Nhật Bản là nơi duy nhất có lực lượng hải quân viễn chinh Mỹ trú đóng. Sự duy trì hiện diện của lực lượng viễn chinh Mỹ tại Nhật giúp ngăn trở bước tiến của Trung Quốc ra Thái Bình Dương nếu tình hình trở nên căng thẳng, đồng thời việc Nhật tái quân sự hóa cũng giúp giám sát Trung Quốc. Ngày nay, nhờ liên minh với Nhật cũng như với Hàn Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines, Washington có thể gián tiếp kiểm soát vành đai các đảo bao quanh đường ra biển của Bắc Kinh. Tờ báo kết luận, sự ngăn chận này đã khiến các lãnh đạo Trung Quốc quyết định leo thang quân sự.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140516-matxcova-bac-kinh-va-nhung-lang-gieng-nho-beNhững người áo xanh ở Crimée và quái vật Biển Đông
Có điểm gì chung giữa « những người áo xanh » bí ẩn xuất hiện bên bờ Hắc Hải và con quái vật khổng lồ mới nổi trên Biển Đông vào đầu tháng Năm ? Câu hỏi này không nhắm đến những người hâm mộ khoa học viễn tưởng, mà là vấn đề chiến lược. Những người áo xanh này, và con quái vật kia, biểu thị cho sức mạnh đang lên của Nga và Trung Quốc trên thế giới ngày nay, đối mặt với Hoa Kỳ. Chúng kể lại cùng một câu chuyện, đó là câu chuyện của kỷ nguyên đa cực của đầu thế kỷ này – một thế giới nguy hiểm.
Về « những người áo xanh », người ta bắt đầu nhận diện. Đó là các đội đặc nhiệm tinh nhuệ Nga, trùm kín mặt, trang phục tác chiến không quân hàm quân hiệu, xuất hiện ở Crimée và cũng ở miền đông Ukraina. Lực lượng cơ động tác chiến của một quân đội được chỉnh đốn, hiện đại hóa, được ca ngợi, được vinh danh như là biểu tượng một sự quay lại của nước Nga trên trường quốc tế. Họ là công cụ cho chính sách Ukraina của Vladimir Putin.
Khi chiếm lấy vùng Crimée mà có lẽ với sự đồng tình của địa phương, Nga đã đưa ra lời cảnh báo cho Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu. Trước tiên, Nga lại một lần nữa lại có tiếng nói với những nước trong vùng ảnh hưởng của mình, đặc biệt là Ukraina. Thứ đến, nếu dám thách thức hay chống cự lại Matxcơva trong khu vực này, thì sẽ phải trả giá. Cái giá rất nặng nề : ngày lại ngày, có hay không có trưng cầu dân ý, miền đông nói tiếng Nga của Ukraina, được khuyến khích bởi tiền lệ Crimée, chìm dần vào nội chiến.
Cùng lúc đó, cách xa hàng ngàn cây số, ở nơi nào đó trên Biển Đông, một giàn khoan dầu khí khổng lồ, một ngọn núi kim loại chễm chệ trên bốn chiếc phao đỏ, ngự trị trong vùng biển tranh chấp. Ngọn cờ đầu của tập đoàn nhà nước Trung Quốc CNOOC, giàn khoan HD-981 đã được đưa xuống biển từ đầu tháng Năm ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc và Việt Nam tranh chấp chủ quyền.
HD-981 tiến vào dưới sự bảo vệ của khoảng sáu chục chiến hạm tuần duyên Trung Quốc. Đối mặt, là bấy nhiêu tàu Việt Nam được Hà Nội gởi ra để đối phó với sự xuất hiện của giàn khoan này. Những cuộc đối đầu ngắn ngủi, rồi đụng độ, va chạm… không có gì ngăn được bước tiến của hạm đội Trung Quốc. Đội tàu hùng hậu này đã hộ tống HD-981 đặt chân vào vùng biển từ lâu bị đôi bên tranh chấp. Trung Quốc đã áp đặt luật lệ của mình.
Cũng trong tuần lễ của tháng Năm ấy, Ngân hàng Thế giới loan báo rằng Trung Quốc có thể trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới sớm hơn dự kiến – từ nay cho đến một, hai năm tới. Trung Quốc cảm thấy mình vô địch. Bắc Kinh đưa giàn khoan đến vào một thời điểm cụ thể, ngay sau chuyến công du của Barack Obama trong khu vực. Tổng thống Mỹ đến để trấn an các bạn hữu và đồng minh châu Á.
Là cường quốc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ muốn nguyên tắc giải quyết bất đồng theo phương pháp hòa bình phải được tôn trọng tại khu vực này. Khi đơn phương đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển tranh chấp, chỉ một hôm sau chuyến viếng thăm của Obama, Tập Cận Bình đã thách thức người đồng nhiệm Mỹ. Ông ta gởi đến Obama lời cảnh báo : trong vùng biển này, Trung Quốc là bá chủ !
Ông chủ và sân sau
Các chuyên gia nghi ngờ sự hiện diện của dầu khí ở vùng biển lân cận Hoàng Sa. HD-981 dường như trước hết nhằm cao giọng khẳng định bá quyền Trung Quốc. Thông điệp này cũng giống như thông điệp mà « những người áo xanh » mang đến bình nguyên Ukraina. Matxcơva và Bắc Kinh muốn là ông chủ trong sân sau của họ, trong vùng ảnh hưởng của mình. Những láng giềng mà tiếng nói Bắc Kinh, một cách « tự nhiên » thậm chí « lịch sử » vẫn mang tính quyết định, không thể bị phản đối bởi bất kỳ ai.
Đây có vẻ là phiên bản Nga và Trung Quốc của điều mà người ta gọi là chủ thuyết Monroe. Là tổng thống thứ năm của Mỹ, James Monroe (1758-1831) thuộc phe Cộng hòa, áp đặt một nguyên tắc đơn giản : Washington không cho phép bất cứ sự hiện diện quân sự nào của châu Âu trên lục địa Mỹ.
Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga quá yếu kém để có thể phản đối sự mở rộng của NATO sang các nước Liên Xô cũ. Ngày nay tình hình đã khác – ông Putin chứng tỏ như thế. Việc NATO không hề có ý định kết nạp Ukraina không có gì quan trọng. Chỉ riêng sự kiện Kiev dám thương lượng một hiệp ước đối tác thương mại với Liên hiệp châu Âu, đã bị coi là một bước tiến về phương Tây mà Nga không thể dung thứ.
Nếu Matxcơva muốn có quyền phủ quyết về các vấn đề của Ukraina, Bắc Kinh cũng muốn nắm quyền quyết định trong một loạt tranh chấp chủ quyền mà họ đối đầu với tất cả các nước láng giềng bên bờ Thái Bình Dương, từ Bắc cho đến Nam, từ Nhật Bản cho đến Việt Nam. Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với hầu như toàn bộ những bãi đá ngầm và đảo nhỏ nhô lên trong vùng biển này. Bác Kinh coi là « khiêu khích » đối với các hiệp ước quốc phòng nối kết Hoa Kỳ với nhiều quốc gia trong khu vực, khởi đầu là Nhật Bản.
Trong cả hai trường hợp, tại Ukraina và tại Biển Đông - tuy không thiên kiến về lý do lấn tới của Matxcơva hay Bắc Kinh - nhưng các quy định quốc tế đã bị vi phạm. Liên Hiệp Quốc bị tê liệt như thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây. Châu Âu chứng tỏ không có khả năng đóng một vai trò chiến lược quan trọng. Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất đóng vai Robocop, hiến binh canh giữ các chuẩn mực, thì do dự. Mỹ trừng phạt, phản đối. Nhưng tính chính danh quốc tế của Mỹ bị các cường quốc mới nổi phản ứng. Và bản thân Washington cũng lúng túng trước các vấn đề chiến tranh Irak, sử dụng máy bay không người lái trong chiến trận, vụ nghe lén của NSA…
Tác giả kết luận : những sự kiện trong các tuần lễ gần đây cho thấy, thế giới đa cực được báo trước sẽ là một thế giới hung bạo.
Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam được báo Pháp đăng rộng rãi
Các vụ biểu tình chống Trung Quốc biến thành bạo động ở Việt Nam ít nhất đã có một tác động : hầu như tất cả các nhật báo Pháp phát hành hôm nay đều đề cập đến, ngoại trừ hai tờ Les Echos và Libération đã có bài hôm qua.
Nhật báo uy tín Le Monde dành riêng một trang khổ lớn cho bài viết mang tựa đề « Bùng phát bạo lực chống Trung Quốc tại Việt Nam » và nhấn mạnh, tham vọng khu vực của Bắc Kinh gây lo ngại, khiến Hà Nội làm ngơ cho dân chúng bày tỏ sự phẫn nộ trong các vụ biểu tình.
Le Monde cho biết, quan hệ Việt-Trung bất thần xấu đi do các vụ đối đầu trên biển hôm 07/05/2014 giữa các tàu của đôi bên ở gần quần đảo Hoàng Sa, vừa gây ra những hậu quả bất ngờ. Cuộc biểu tình chống Trung Quốc với gần hai chục ngàn công nhân hôm thứ Ba 13/5 đã biến thành bạo động kèm theo những vụ hôi của. Hàng mấy trăm nhà máy bị thiệt hại, 500 người bị câu lưu, một người chết và 149 người bị thương. Đây là vụ bạo động chống Trung Quốc trầm trọng nhất kể từ khi thống nhất đất nước năm 1975.
Sự kiện này diễn ra tiếp theo các cuộc biểu tình hôm 11/5 tập hợp cả ngàn người trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, phản đối Bắc Kinh đưa giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa. Sự khiêu khích này của Trung Quốc đã dẫn đến trận đấu trên biển hôm 7/5, những chiến hạm Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công vào tàu tuần duyên Việt Nam sau khi thô bạo đâm vào. Cùng ngày, biểu tình cũng diễn ra ở Saigon và Đà Nẵng.
Sự làm ngơ của chính quyền Việt Nam vốn kiểm soát chặt chẽ các vấn đề chính trị xã hội, theo giáo sư Jonathan London của đại học Hồng Kông, có mục tiêu cụ thể : « Hà Nội ý thức được rằng các cuộc biểu tình loại này là một thông điệp rõ ràng gởi đến Bắc Kinh, cho dù chính quyền vẫn chú trọng duy trì trật tự xã hội ».
Thông tín viên của Le Monde tại Bangkok nhận định, Việt Nam thường cố gắng dùng con đường ngoại giao trong mối quan hệ phức tạp và tiềm tàng xung đột với người láng giềng khổng lồ phương bắc. Năm 2011, Hà Nội và Bắc Kinh thỏa thuận giải quyết bất đồng trên biển trong khuôn khổ đối thoại song phương. Việc kéo giàn khoan đến đặt tại vùng biển Việt Nam đã làm tan biến ý định hòa giải này.
Tờ Le Figaro trong bài « Việt Nam : Bạo động chống Trung Quốc » viết về tình hình căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, trong đó Trung Quốc lên án chính quyền Việt Nam « thông đồng » với những người biểu tình. Nhật báo Le Parisien, tờ báo phát hành tại thủ đô nước Pháp trong bài « Nổi dậy chống Trung Quốc tại Việt Nam : Một người chết và mấy chục người bị thương » cũng tường thuật sự kiện với video cuộc bạo động trên trang web.
Còn nhật báo công giáo La Croix dẫn lời giáo sư David Camroux, trường đại học Khoa học Chính trị nhận định : « Đó là một đất nước được điều hành chặt chẽ : chính quyền đã đồng ý cho biểu tình. Họ đã tổ chức hoặc ít nhất đã để cho người dân bày tỏ sự phẫn nộ ». Theo ông, việc biểu tình vượt quá tầm kiểm soát là điều đáng lo ngại. Chuyên gia về Trung Quốc Jean-Luc Domenach phân tích : « Trung Quốc làm các nước láng giềng khó thể chịu đựng nổi khi không từ bỏ một cơ hội nào để chứng tỏ sức mạnh thống trị của mình ».
Nhật Bản : Bồ câu hay diều hâu ?
Cũng về châu Á, nhật báo L’Humanité đặt vấn đề « Nhật Bản, bồ câu hay diều hâu ? ». Từ nay cho đến năm 2020, Hoa Kỳ muốn triển khai 60% lực lượng hải quân tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, và đất nước mặt trời mọc là cột trụ của chiến lược ngăn chận bước tiến Trung Quốc, cả về quân sự lẫn kinh tế.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ William J.Burns vào tháng 11/2011 đã than thở : « Sự cất cánh của Trung Quốc không chỉ tạo hình lại các thành phố và các nền kinh tế châu Á, mà còn vẽ lại cả bản đồ địa chính trị. Chỉ đưa ra một ví dụ thôi : phân nửa số hàng hóa từ nay phải đi qua Biển Đông ».
Các chuyên gia quân sự Mỹ thường nhắc nhở, các tốt nhất để ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc là gây bất hòa trong khu vực và liên kết với các nước láng giềng. Nhật Bản đã áp dụng triệt để bài học này, khi tăng ngân sách quốc phòng và đưa ra dự luật cho phép cung cấp thiết bị quân sự cho các nước nằm trên con đường hàng hải này. Trước thái độ hiện nay của Bắc Kinh, Việt Nam, Philippines và Indonesia có thể tỏ ra hợp tác.
Tờ báo nhấn mạnh, Nhật Bản là nơi duy nhất có lực lượng hải quân viễn chinh Mỹ trú đóng. Sự duy trì hiện diện của lực lượng viễn chinh Mỹ tại Nhật giúp ngăn trở bước tiến của Trung Quốc ra Thái Bình Dương nếu tình hình trở nên căng thẳng, đồng thời việc Nhật tái quân sự hóa cũng giúp giám sát Trung Quốc. Ngày nay, nhờ liên minh với Nhật cũng như với Hàn Quốc, Đài Loan, Brunei, Malaysia và Philippines, Washington có thể gián tiếp kiểm soát vành đai các đảo bao quanh đường ra biển của Bắc Kinh. Tờ báo kết luận, sự ngăn chận này đã khiến các lãnh đạo Trung Quốc quyết định leo thang quân sự.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.