Bài đăng : Thứ sáu 05 Tháng Bẩy 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 05 Tháng Bẩy 2013
Bản tin Bloomberg ngày 04/07/2013
dẫn lời người đứng đầu cơ quan tư vấn McKinsey&Co tại Việt Nam nhận
định, Hà Nội cần nghiên cứu việc đi theo mô hình quỹ đầu tư nhà nước
như Temasek của Singapore và Khazanah của Malaysia, nếu muốn nâng cao
hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Marco Breu, người điều hành văn phòng McKinsey&Co tại Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn đã cho rằng : «
Sẽ rất hữu ích nếu nhìn vào kinh nghiệm thành công của Malaysia và
Singapore. Họ lập ra cánh tay nối dài giữa chính phủ và các doanh nghiệp
quốc doanh, định chế này có thể bắt đầu quản lý một cách chuyên nghiệp,
chỉ với chủ tâm khuyến khích kinh doanh ».
Singapore đã thành lập Temasek vào năm 1974 để giúp phát triển các doanh nghiệp nhà nước, kể cả công ty điện thoại và hàng không quốc gia. Khanazah của Malaysia được khai sinh năm 1993 với nhiệm vụ tương tự. Tính đến ngày 31/3 năm nay, Temasek quản lý 215 tỉ đô la Singapore tiền đầu tư (tương đương 169 tỉ đô la Mỹ), trong khi giá trị tài sản ròng của Khanazah đến cuối năm 2012 là 86,9 tỉ ringit (27 tỉ đô la).
Việt Nam đang cố gắng nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, trong lúc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Đảng Cộng sản cầm quyền năm 2011 đã cho rằng các công ty do nhà nước kiểm soát mà không hề sinh lợi đã trở thành một gánh nặng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng Hai đã thông qua một kế hoạch quy mô nhằm thúc đẩy các công ty này tập trung vào công việc kinh doanh chính và tăng nhanh việc cổ phần hóa.
Mô hình của Singapore và Malaysia cho phép các quỹ đầu tư nhà nước đưa vào các biện pháp điều hành chung và áp đặt các tiêu chuẩn quản lý cao hơn. Các quỹ này đã thành công trong việc bán cổ phần các công ty quốc doanh và sau đó đem đi tái đầu tư.
Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay là 5,5%, và chính phủ cố gắng giảm bớt nợ xấu trong lãnh vực ngân hàng. Nhưng theo ông Marco Breu, thì chính quyền khó thể cho các công ty quốc doanh được độc lập nhiều hơn, vì những doanh nghiệp này thường là công cụ cho các chính sách của nhà nước. Ông Breu nói : « Tại các xí nghiệp quốc doanh, có thể tìm ra nhiều điều không hiệu quả được che giấu, vì họ không quản lý theo các nguyên tắc kinh doanh. Nhiều khi các công ty này hoạt động theo kiểu chỉ để giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp ».
Alan Pham, kinh tế gia trưởng của VinaCapital Group cho biết, Việt Nam đã dần mô phỏng các định chế như Temasek, với việc thành lập Quỹ Đầu tư Nhà nước (SCIC) năm 2006 để quản lý các cổ phần nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính. Theo nhà kinh tế Jonathan Pincus, thì một tổ chức giống như Temasek có thể gặp khó khăn trong cơ cấu tản quyền ở Việt Nam : « SCIC cố trở thành Temasek, nhưng không ai muốn giao tài sản cho định chế này cả ».
Ông Breu dẫn một báo cáo của McKinsey năm ngoái nói rằng, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phải tăng 50% nếu muốn tăng trưởng kinh tế quay lại với mức trên 6%. Việt Nam cần phải dựa vào hai yếu tố khác để tăng trưởng, đó là lực lượng lao động và đô thị hóa. Hàn Quốc đã tăng được hiệu năng trong thập niên 70, và mới đây là Trung Quốc. Theo ông : « Nếu không thay đổi về cơ bản các doanh nghiệp quốc doanh, cải cách những vấn đề trên, thì kinh tế Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 4,5 đến 5% trong năm nay ».
Singapore đã thành lập Temasek vào năm 1974 để giúp phát triển các doanh nghiệp nhà nước, kể cả công ty điện thoại và hàng không quốc gia. Khanazah của Malaysia được khai sinh năm 1993 với nhiệm vụ tương tự. Tính đến ngày 31/3 năm nay, Temasek quản lý 215 tỉ đô la Singapore tiền đầu tư (tương đương 169 tỉ đô la Mỹ), trong khi giá trị tài sản ròng của Khanazah đến cuối năm 2012 là 86,9 tỉ ringit (27 tỉ đô la).
Việt Nam đang cố gắng nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, trong lúc nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Đảng Cộng sản cầm quyền năm 2011 đã cho rằng các công ty do nhà nước kiểm soát mà không hề sinh lợi đã trở thành một gánh nặng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi tháng Hai đã thông qua một kế hoạch quy mô nhằm thúc đẩy các công ty này tập trung vào công việc kinh doanh chính và tăng nhanh việc cổ phần hóa.
Mô hình của Singapore và Malaysia cho phép các quỹ đầu tư nhà nước đưa vào các biện pháp điều hành chung và áp đặt các tiêu chuẩn quản lý cao hơn. Các quỹ này đã thành công trong việc bán cổ phần các công ty quốc doanh và sau đó đem đi tái đầu tư.
Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay là 5,5%, và chính phủ cố gắng giảm bớt nợ xấu trong lãnh vực ngân hàng. Nhưng theo ông Marco Breu, thì chính quyền khó thể cho các công ty quốc doanh được độc lập nhiều hơn, vì những doanh nghiệp này thường là công cụ cho các chính sách của nhà nước. Ông Breu nói : « Tại các xí nghiệp quốc doanh, có thể tìm ra nhiều điều không hiệu quả được che giấu, vì họ không quản lý theo các nguyên tắc kinh doanh. Nhiều khi các công ty này hoạt động theo kiểu chỉ để giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp ».
Alan Pham, kinh tế gia trưởng của VinaCapital Group cho biết, Việt Nam đã dần mô phỏng các định chế như Temasek, với việc thành lập Quỹ Đầu tư Nhà nước (SCIC) năm 2006 để quản lý các cổ phần nhà nước, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính. Theo nhà kinh tế Jonathan Pincus, thì một tổ chức giống như Temasek có thể gặp khó khăn trong cơ cấu tản quyền ở Việt Nam : « SCIC cố trở thành Temasek, nhưng không ai muốn giao tài sản cho định chế này cả ».
Ông Breu dẫn một báo cáo của McKinsey năm ngoái nói rằng, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phải tăng 50% nếu muốn tăng trưởng kinh tế quay lại với mức trên 6%. Việt Nam cần phải dựa vào hai yếu tố khác để tăng trưởng, đó là lực lượng lao động và đô thị hóa. Hàn Quốc đã tăng được hiệu năng trong thập niên 70, và mới đây là Trung Quốc. Theo ông : « Nếu không thay đổi về cơ bản các doanh nghiệp quốc doanh, cải cách những vấn đề trên, thì kinh tế Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng 4,5 đến 5% trong năm nay ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.