Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc hôm nay 17/07/2013 lại gặp gỡ để cố gắng giải quyết những bất đồng về khu công nghiệp Kaesong, bị Bình Nhưỡng đơn phương đóng cửa vào đầu tháng Tư. Đây là lần thứ tư hai bên ngồi vào bàn thương lượng về vấn đề Kaesong, nay đã trở thành phương tiện để giúp hạ nhiệt tình hình trên bán đảo Triều Tiên.
Trưởng đoàn đàm phán Hàn Quốc, Kim Ki Woong tuyên bố với báo
chí trước khi lên đường : « Chúng tôi sẽ nỗ lực tiến hành các cuộc trao
đổi chân tình và thực chất để có thể giải quyết được những bất đồng ».
Cuộc đàm phán diễn ra sau nhiều tháng căng thẳng cao độ, đặc biệt là do những đe dọa của Bình Nhưỡng. Cả hai nước Triều Tiên đều muốn tái khởi động khu công nghiệp Kaesong, nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên và cách biên giới hai nước 10 km, được khai sinh từ « chính sách ngoại giao Vầng thái dương » của Hàn Quốc từ 1998 đến 2008.
Khu này có tầm quan trọng đặc biệt đối với Bắc Triều Tiên, mà kinh tế đang suy sụp do Liên Hiệp Quốc tăng cường trừng phạt sau khi Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ ba hồi tháng Hai. Còn các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã thiệt hại nhiều trăm triệu đô la sau khi 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên bị rút khỏi Kaesong.
Seoul và Bình Nhưỡng đều đổ trách nhiệm cho nhau, và chế độ Bắc Triều Tiên không muốn cam kết sẽ không đơn phương đóng cửa khu công nghiệp này trong trường hợp tình hình lại căng thẳng. Để giảm bớt rủi ro, Hàn Quốc muốn đưa thêm các công ty ngoại quốc khác vào Kaesong. Bình Nhưỡng đã dứt khoát từ chối đề nghị này.
Chang Yong Seok, nhà nghiên cứu thuộc Viện vì Hòa bình và Thống nhất của trường đại học Seoul cho rằng đây sự thực là một « cuộc đối thoại giữa những người điếc. Khó thể nói rằng đó là một cuộc thương thảo ». Còn giáo sư Yang Moo Jin của đại học nghiên cứu Bắc Triều Tiên nhận định dù sao hai nước Triều Tiên « cũng phải đưa ra được những kết quả trước cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn » dự kiến vào tháng Tám.
Tuần rồi, Bình Nhưỡng đã đề nghị thảo luận riêng về việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán sau chiến tranh Triều Tiên, nhưng sau đó đã rút lại ý kiến, với lý do phải giải quyết hồ sơ Kaesong trước đã.
Seoul và Bình Nhưỡng đều chuẩn bị kỷ niệm 60 năm chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vào ngày 27/7 tới. Do chỉ ký kết ngưng bắn mà không có hiệp ước hòa bình, nên trên lý thuyết hai nước Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Cuộc đàm phán diễn ra sau nhiều tháng căng thẳng cao độ, đặc biệt là do những đe dọa của Bình Nhưỡng. Cả hai nước Triều Tiên đều muốn tái khởi động khu công nghiệp Kaesong, nằm trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên và cách biên giới hai nước 10 km, được khai sinh từ « chính sách ngoại giao Vầng thái dương » của Hàn Quốc từ 1998 đến 2008.
Khu này có tầm quan trọng đặc biệt đối với Bắc Triều Tiên, mà kinh tế đang suy sụp do Liên Hiệp Quốc tăng cường trừng phạt sau khi Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ ba hồi tháng Hai. Còn các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã thiệt hại nhiều trăm triệu đô la sau khi 53.000 công nhân Bắc Triều Tiên bị rút khỏi Kaesong.
Seoul và Bình Nhưỡng đều đổ trách nhiệm cho nhau, và chế độ Bắc Triều Tiên không muốn cam kết sẽ không đơn phương đóng cửa khu công nghiệp này trong trường hợp tình hình lại căng thẳng. Để giảm bớt rủi ro, Hàn Quốc muốn đưa thêm các công ty ngoại quốc khác vào Kaesong. Bình Nhưỡng đã dứt khoát từ chối đề nghị này.
Chang Yong Seok, nhà nghiên cứu thuộc Viện vì Hòa bình và Thống nhất của trường đại học Seoul cho rằng đây sự thực là một « cuộc đối thoại giữa những người điếc. Khó thể nói rằng đó là một cuộc thương thảo ». Còn giáo sư Yang Moo Jin của đại học nghiên cứu Bắc Triều Tiên nhận định dù sao hai nước Triều Tiên « cũng phải đưa ra được những kết quả trước cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn » dự kiến vào tháng Tám.
Tuần rồi, Bình Nhưỡng đã đề nghị thảo luận riêng về việc đoàn tụ các gia đình bị ly tán sau chiến tranh Triều Tiên, nhưng sau đó đã rút lại ý kiến, với lý do phải giải quyết hồ sơ Kaesong trước đã.
Seoul và Bình Nhưỡng đều chuẩn bị kỷ niệm 60 năm chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) vào ngày 27/7 tới. Do chỉ ký kết ngưng bắn mà không có hiệp ước hòa bình, nên trên lý thuyết hai nước Triều Tiên vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.