Bài đăng : Thứ hai 01 Tháng Bẩy 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ hai 01 Tháng Bẩy 2013
Phe đối lập Ai Cập hôm nay 01/07/2013 đã hạn định cho Tổng thống phe Hồi giáo, ông Mohamed Morsi trong vòng 24 tiếng đồng hồ phải rời bỏ quyền lực. Nguồn tin chính phủ Ai Cập cũng cho biết, có bốn bộ trưởng vừa từ chức.
AFP dẫn lời một viên chức cao cấp của chính quyền nói rằng hôm
nay, bộ trưởng các bộ Du lịch, Môi trường, Thông tin, Tư pháp đã cùng
gởi đơn cho Thủ tướng Hicham Qandil xin từ chức, sau các cuộc biểu tình
khổng lồ hôm qua với 14 triệu người trên tổng số 84 triệu dân tham gia.
Người dân đã xuống đường rầm rộ tại Cairo và nhiều thành phố khác, hô vang khẩu hiệu « Nhân dân muốn chế độ sụp đổ » - đây cũng là khẩu hiệu đã từng vang lên trên các đường phố Ai Cập vào đầu năm 2011, chống lại chế độ độc tài của ông Hosni Mubarak.
Theo Bộ Y tế, có ít nhất 16 người đã bị thiệt mạng hôm qua trên toàn quốc trong các cuộc biểu tình, trong đó có 8 người bị chết do các vụ đụng độ giữa hai phe chống đối và ủng hộ ông Morsi. Trước đó trong tuần qua các vụ xung đột cũng đã làm cho 8 người chết, trong đó có một người Mỹ.
Sau khi thu thập được 22 triệu chữ ký cho bản kiến nghị đòi Tổng thống Morsi phải ra đi, phong trào Tamarrod (tiếng Ả Rập có nghĩa là nổi dậy) đã ra tối hậu thư cho ông Mohamed Morsi, đến 17 giờ ngày mai, thứ Ba 2/7 (15 giờ GMT) phải rời bỏ quyền lực, để các định chế Nhà nước có thể chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn. Trang web của phong trào này đe dọa, trong trường hợp ông Morsi từ chối, lúc 17 giờ ngày mai sẽ là lúc khởi đầu cho một chiến dịch bất tuân dân sự quy mô.
Với sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng và các phong trào đối lập thế tục, tự do và cánh tả, lời kêu gọi của Tamarrod đã có tiếng vang rộng rãi. Phong trào này kêu gọi quân đội, cảnh sát và bộ máy tư pháp « đứng hẳn về phía nguyện vọng của nhân dân ».
Quân đội vốn từng tạm nắm quyền điều hành đất nước trong vòng một năm rưỡi, từ khi ông Mubarak ra đi đến khi ông Morsi được bầu lên vào tháng 6/2012, tỏ ra ngần ngại không muốn đóng một vai trò tích cực hơn, trong lúc bạo lực đang được kìm hãm và an ninh đất nước chưa bị đe dọa.
Tình hình chính trị bất ổn tại Ai Cập, đất nước Ả Rập đông dân nhất với trên 80 triệu người, đè nặng lên nền kinh tế đang bị đe dọa bởi lạm phát, thất nghiệp gia tăng và đồng tiền quốc gia bị mất giá.
Người dân đã xuống đường rầm rộ tại Cairo và nhiều thành phố khác, hô vang khẩu hiệu « Nhân dân muốn chế độ sụp đổ » - đây cũng là khẩu hiệu đã từng vang lên trên các đường phố Ai Cập vào đầu năm 2011, chống lại chế độ độc tài của ông Hosni Mubarak.
Theo Bộ Y tế, có ít nhất 16 người đã bị thiệt mạng hôm qua trên toàn quốc trong các cuộc biểu tình, trong đó có 8 người bị chết do các vụ đụng độ giữa hai phe chống đối và ủng hộ ông Morsi. Trước đó trong tuần qua các vụ xung đột cũng đã làm cho 8 người chết, trong đó có một người Mỹ.
Sau khi thu thập được 22 triệu chữ ký cho bản kiến nghị đòi Tổng thống Morsi phải ra đi, phong trào Tamarrod (tiếng Ả Rập có nghĩa là nổi dậy) đã ra tối hậu thư cho ông Mohamed Morsi, đến 17 giờ ngày mai, thứ Ba 2/7 (15 giờ GMT) phải rời bỏ quyền lực, để các định chế Nhà nước có thể chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống trước thời hạn. Trang web của phong trào này đe dọa, trong trường hợp ông Morsi từ chối, lúc 17 giờ ngày mai sẽ là lúc khởi đầu cho một chiến dịch bất tuân dân sự quy mô.
Với sự ủng hộ của nhiều nhân vật nổi tiếng và các phong trào đối lập thế tục, tự do và cánh tả, lời kêu gọi của Tamarrod đã có tiếng vang rộng rãi. Phong trào này kêu gọi quân đội, cảnh sát và bộ máy tư pháp « đứng hẳn về phía nguyện vọng của nhân dân ».
Quân đội vốn từng tạm nắm quyền điều hành đất nước trong vòng một năm rưỡi, từ khi ông Mubarak ra đi đến khi ông Morsi được bầu lên vào tháng 6/2012, tỏ ra ngần ngại không muốn đóng một vai trò tích cực hơn, trong lúc bạo lực đang được kìm hãm và an ninh đất nước chưa bị đe dọa.
Tình hình chính trị bất ổn tại Ai Cập, đất nước Ả Rập đông dân nhất với trên 80 triệu người, đè nặng lên nền kinh tế đang bị đe dọa bởi lạm phát, thất nghiệp gia tăng và đồng tiền quốc gia bị mất giá.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.