Giáo dân tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội thắp nến cầu nguyện cho
luật sư Lê Quốc
Quân ngày 30/06/2013.
|
Thứ tư 03 Tháng Bẩy 2013
Từ giữa
tháng 5/2013, trong giới blogger Việt Nam đã lan truyền tin đồn về một
kế hoạch bắt người nào đó của nhà cầm quyền, thậm chí có cả lời đồn đoán
về một phụ lục các blog nguy hiểm cần phải “phong tỏa” và bản danh sách
4 hay 5 blogger cần bị bắt giam.
Khi tháng 6 đến, bản danh sách này bỗng dài thêm và lại hiện ra
tin đồn cho rằng có đến 8 người sẽ bị bắt giữ. Khá tương đồng, blogger
Trương Duy Nhất đã bị bắt khẩn cấp liên quan đến điều 258 của Bộ luật
hình sự vào thời gian đó. Nửa tháng sau, đến lượt nhà văn và cũng là
blogger Phạm Viết Đào bị bắt vì tội danh tương tự. Trong nửa cuối tháng
6/2013, tin đồn vỉa hè đã nâng số blogger có thể bị bắt giữ lên đến 20
người.
Hiện nay các blogger tại Việt Nam thường xuyên liên lạc với nhau để biết « ai còn, ai mất », cũng như chuẩn bị sẵn tinh thần để « lên đường » khi có tin xấu nhất. Nhà ly khai Phạm Hồng Sơn mới đây còn đưa ra 27 lời khuyên cho các « tù nhân lương tâm dự khuyết ».
Trong tạp chí cộng đồng hôm nay, RFI Việt ngữ đã trao đổi với blogger Nguyễn Tường Thụy ở Hà Nội và nhà báo tự do đồng thời là tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Không buông bút hay mất đi chất lửa
Blogger Nguyễn Tường Thụy : Cái danh sách bạn nghe là danh sách 20 blogger ở Việt Nam mà chính quyền sẽ bắt phải không ạ ? Thông tin này tôi biết là ở trang blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Theo tôi, blog của anh Tạo viết lách khá cẩn thận, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm, cho nên tôi nghĩ rằng có thể họ cố tình đưa ra. Cuộc điện thoại gọi cho anh Nguyễn Trọng Tạo tôi tin là có thật, còn cái tin ấy có thật hay không lại là vấn đề khác.
Tôi thấy rất không ổn ở chỗ, một chính quyền dù như thế nào chăng nữa, cũng không thể bắt các blogger về tội chống Trung Quốc, mà Trung Quốc lại là mối đe dọa đến an ninh lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy theo tôi chủ trương này nếu có, là một chủ trương hết sức bí mật, chứ không phải để công khai đến mức độ mà anh Tạo có thể biết được.
Điều thứ hai là tìm đâu ra ? Và nếu mà bắt 20 blogger một lúc, thì điều này chưa từng có tiền lệ và chưa từng xảy ra trong quá khứ, không hề dễ đối với chính quyền Việt Nam, kể cả nếu chính quyền muốn. Còn bạn hỏi là những blogger Việt Nam có sợ sệt hay không. Chúng tôi hay gặp nhau hàng ngày, nói chuyện với nhau qua điện thoại hoặc qua chat, thư từ trên mạng, chúng tôi đều biết và đọc các bài viết của nhau. Tôi có thể nhận định chung một điều như thế này : cái chuyện sợ sệt thì tôi nghĩ là không có đâu. Chỉ có thể là sự lo lắng, ví dụ như mình bị bắt, thậm chí bị bỏ tù thì sắp xếp gia đình thế nào đây. Tôi thấy có băn khoăn một chút, nhưng về cơ bản thì giới blogger ở Việt Nam là đã sẵn sàng cho việc này.
Tất nhiên không ai muốn đi tù. Nhưng khi mình đã viết và nghĩ rằng mình viết đúng những điều mà mình có quyền, được Hiến pháp ghi nhận trong điều 69, họ tin rằng viết như thế là không vi phạm. Nhưng ở Việt Nam thì không thể chắc chắn rằng không vi phạm nên anh an toàn, mà ở chỗ người ta thấy có cần bắt anh hay không. Tôi nghĩ rằng không phải vì thế mà họ buông bút, viết một cách lảng tránh hoặc không còn chất lửa như trước nữa.
« Danh sách 20 » có đáng tin ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Thật ra, tôi không đánh giá cao “thiện chí” của một viên chức nào đó trong đoàn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ động thông tin “Danh sách 20” cho nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nếu quả có việc này. Mà động thái đáng lưu tâm hơn nhiều là vì sao một tin tức thuộc loạt “tuyệt mật” - xếp theo mức độ bảo mật của ngành công an - lại được tiết lộ ra công dân và dư luận một cách dễ dãi như thế?
Một số blogger phân tích rằng hành động tiết lộ tin tức như vậy là một động tác tâm lý chiến nhằm cảnh báo và răn đe chứ không dẫn đến một phản ứng quyết liệt nào từ phía chính quyền, nhưng liệu phân tích này có hợp lý ? Một số khác lại cho rằng hành động cảnh báo và bắt giữ tiếp sau đã từng có tiền lệ, khi blogger Trương Duy Nhất trước đây đã từng được “mời” uống cà phê và bị gọi hỏi một số lần, sau đó mới đến hành động quyết liệt từ phía cơ quan an ninh. Mà như vậy thì sự quyết liệt cũng có thể tái hiện với các blogger khác.
Có blogger lại hệ thống là trong những năm gần đây, mỗi năm đều có một chiến dịch bắt người bất đồng chính kiến và chống Trung Quốc, nên năm nay cũng tái diễn hoạt động như thế. Riêng cách nhìn này có thể phần nào sát thực tế, nếu xét đến việc trong gần nửa đầu năm 2013 đã không xảy ra hành động bắt người nào liên quan đến chính trị. Người bị bắt giữ gần nhất là luật sư Lê Quốc Quân - xảy đến vào tháng 12/2012, với tội danh trốn thuế nhưng nhiều người cho rằng thực chất đây là vấn đề chính trị.
« Lạc quan cách mạng »
RFI : Anh nhận thấy tâm trạng của giới blogger sau khi xuất hiện tin tức về kế hoạch bắt giữ như thế nào ? Theo anh thì việc bắt bớ các blogger có liên quan gì đến những diễn biến của chính trường Việt Nam ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Dưới góc độ nghiên cứu tâm lý xã hội, một đặc thù mới mẻ đã xuất hiện vào năm nay. Khác khá nhiều với năm 2012, 2011 và càng khác xa với những năm trước, nhận thức về “giới hạn sợ hãi” và tâm lý “vượt qua sợ hãi” như đang tiệm tiến trong tiềm thức đa số blogger. Những bài viết mang tính trào phúng như “Cùng nhau ta đi… nhập kho” của blogger Huỳnh Ngọc Chênh hay sự hãnh diện không giấu diếm của blogger Mẹ Nấm khi nghe tin được nằm trong “Danh sách 20” đã khiến cho người đọc có cảm giác như những blogger này - đại diện cho nhiều blogger khác và cho không ít độc giả có cảm tình với hoạt động của họ, như đang xem hành vi bị bắt giữ như một chuyện bình thường, đời thường, thậm chí còn như một trò đùa. Phải chăng cảm xúc đó là điều mà người đời thường gọi là “tinh thần lạc quan cách mạng” đã từng thể hiện sôi nổi trong thời chiến tranh?
Nhưng tâm lý “lạc quan cách mạng” như vậy lại làm cho bầu không khí bớt đi sự căng thẳng nặng nề. Tôi còn cho rằng nếu “danh sách tử thần” chỉ có ba, bốn người thì còn tạo nên một sự khu biệt giữa các blogger với nhau, tách rời nhau về mối quan tâm thường thấy. Nhưng khi bản danh sách này cứ dài ra mãi, nhiều người lại nhìn thấy “quyền lợi” của mình trong đó, cũng như cảm nhận về một sự đồng cảm và đồng cảnh ngộ giữa các blogger với nhau. Vì thế vô hình trung đã diễn ra một tinh thần cảm thán và gia tăng chia sẻ giữa các blogger cùng những người cảm tình với họ.
Nhưng nói gì thì nói, “Danh sách 20” đã khiến không khí hoạt động của giới blogger có phần nào bị chùng lắng. Không khí này đang lan tỏa trên các diễn đàn mạng và người ta đang kiên nhẫn chờ đợi hành động bắt người tiếp theo. Thậm chí, ký giả Chris Brummitt của một tờ báo quốc tế cũng phải chú ý đến hiện tượng chính trị - xã hội này và rút tít “Ai sẽ là người kế tiếp?” cho bài viết của mình.
“Ai sẽ là người kế tiếp?” có thể xứng đáng là một câu hỏi phản ánh không chỉ động thái bắt người có thể diễn ra trong thời gian tới mà còn phản chiếu phần nào những sắc thái nổi bật của chính trường Việt Nam trong nửa cuối năm 2013 và có thể dẫn sang cả năm 2014.
Thực ra trên diễn đàn mạng trong những ngày gần đây đã lan truyền một cách nhìn về động thái này, cho rằng “chỉ bắt giữ một blogger nữa và có liên quan đến diễn biến chính trường”. Tôi có cảm giác là tin tức và cách nhìn này xuất phát từ một cơ quan nào đó trong nội bộ.
Có lẽ đó cũng là một trong những cơ sở để chúng ta suy luận quá trình bắt bớ theo quan điểm “lợi ích bắt người”. Làm thế nào mà Nhà nước lại có thể tiến hành một chiến dịch bắt người mà không nhằm mục đích cụ thể gì? Tại sao hành động bắt giữ ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy lại chỉ xảy ra sau tháng 4/2013 mà không xảy ra trước đó?
Vì sao bắt blogger ?
RFI : Theo phân tích của anh thì nguyên nhân là như thế nào ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tôi nhớ là tháng 4/2013 lại là thời gian diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, một hoạt động được nối lại sau khi đã bị đình hoãn vào cuối năm 2012. Còn trước đó nữa, hàng loạt động thái quan hệ về nhân quyền giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và ngành ngoại giao của Liên hiệp châu Âu đã diễn ra với các cơ quan Việt Nam. Thậm chí Tổ chức Ân xá Quốc tế còn được đặt chân đến Việt Nam và được làm việc trực tiếp với những nhân vật bất đồng do họ chỉ định - một biểu hiện chưa có tiền lệ từ năm 1975 đến nay.
Hành động bắt giữ ba blogger lại đã chỉ diễn ra sau Hội nghị trung ương 7 của Đảng vào tháng 5/2013 và sau đó là kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội Việt Nam vào tháng 6/2013, liên quan đến những tin tức được xem là cực kỳ bí mật về nhân sự được đăng tải trên blog của ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Và cả một cuộc thăm dò tín nhiệm không chính thức nữa, với kết quả rất thấp đối với người đứng đầu chính phủ, trên blog Trương Duy Nhất. Hiển nhiên hoạt động thông tin này đã có thể kích thích Nhà nước như một hành vi khiêu khích - điều mà từ trước tới nay Nhà nước vẫn giữ độc quyền về thông tin, kể cả cách thông tin một chiều cho người dân mà dư luận phản ứng ngày càng kịch liệt.
Một liên hệ ý nhị khác là tháng 6/2013 có thể được xem là một “điểm son” trong quan hệ Việt - Trung, với chuyến làm việc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Bắc Kinh cùng kết quả 10 văn bản hợp tác được ký kết nhanh chóng đến khó ngờ giữa hai quốc gia “cùng chung Biển Đông”.
Nhưng trong con mắt của chính quyền, tháng Sáu lại là “điểm xấu”. Cách đây hai năm, tháng 6/2011 là điểm khởi đầu của phong trào biểu tình chống sự can thiệp của Trung Nam Hải vào khu vực Biển Đông. Phong trào này đã không chỉ kéo dài bằng 11 cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, mà còn để lại dư chấn rộng khắp, từ tư tưởng đến hành động, kéo dài cho đến nay. Có lẽ đó là một trong những lý do mà nhà chức trách lo lắng về tinh thần “hồi tố” của phong trào này và quyết định phải làm một cái gì đó đối với một số blogger, trước khi mọi chuyện đi quá xa.
Nói tóm lại, đặc trưng của các blogger đã bị bắt giữ là những tin tức nội bộ, vấn đề nguồn tin, mối quan hệ nội bộ có thể có và hành động phản ứng đối với Trung Quốc của họ. Hẳn nhiên, những đặc trưng này liên đới mật thiết với quyết định bắt giữ của cơ quan an ninh. Điều an ủi duy nhất đối với các blogger bị bắt giữ là thay vì bị khởi tố theo điều 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” hay điều 79 về “âm mưu lật đổ chính quyền” mà thường bị dư luận lề dân và giới nhân quyền quốc tế phản ứng mạnh mẽ, họ bị ghép vào điều 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ…”.
RFI : Động cơ của việc bắt giữ liệu có liên quan đến chuyến đi Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Vấn đề còn lại cần chúng ta suy xét là động cơ bắt giữ nào lớn hơn - tin tức nội bộ hay hành động chống Trung Quốc. Khác hẳn với hai blogger bị bắt giữ trước, trường hợp của blogger Đinh Nhật Uy ở Long An lại chưa có biểu hiện nào cho thấy người này có được tin nội bộ hoặc “phát tán” tin tức nội bộ. Việc bắt giữ Đinh Nhật Uy lại xảy ra ngay trước chuyến đi Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang, và một hiệu ứng tâm lý xã hội đã xảy ra hầu như tức thì: ông Sang bị khá nhiều dư luận trên mạng than phiền về câu chuyện “dâng tiến” hay “bắt người làm quà”.
Vô tình hay hữu ý, “Danh sách 20” với chi tiết lộ lọt từ một người trong phái đoàn đi Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang càng làm không khí bình luận của dư luận trở nên bất lợi đối với ông. Từ đó, một số dư luận đã đặt vấn đề là liệu ông Trương Tấn Sang có phải là người trực tiếp chỉ đạo bắt blogger chống Trung Quốc, hay hành động bắt giữ này chỉ là một động tác thuộc về một nhóm người nào đó muốn hạ uy tín của ông Sang trong lòng người dân.
Nói cách khác, dường như càng về sau này, dư luận càng hướng về động cơ “nội bộ” của những vụ bắt giữ, thay vì thuần túy phản ứng mạnh mẽ về hành vi đàn áp dân chủ và bất đồng chính kiến như trước đây.
Một hiện tượng truyền thông phản ánh tâm lý xã hội đặc thù không thể bỏ qua là sự thận trọng trong phản ứng của giới truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Nếu với trường hợp Trương Duy Nhất, khá nhiều tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế lên tiếng phản đối Nhà nước Việt Nam, thì đến chuyện nhà văn Phạm Viết Đào và blogger Đinh Nhật Uy, không khí phản ứng như lắng dịu hơn về số lượng và hàm lượng. Cái nhìn thận trọng của một số hãng truyền thông quốc tế như VOA, RFI, BBC và đặc biệt là đài RFA có lẽ cũng phản ánh phần nào cảm nhận và phân tích của họ về các vấn đề “nội bộ” trong chính trường Việt Nam, về chuyện có những điểm tương đồng nhưng cũng không thiếu điểm khác biệt giữa ba trường hợp blogger bị bắt giữ. Có vẻ như họ, cũng như giới blogger ở Việt Nam, đang âm thầm quan sát và chờ đợi.
RFI :Anh nhận thấy có những điểm khác biệt nào giữa các blogger bị bắt gần đây ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Khác hẳn với ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy không phải là một blogger có tiếng tăm. Thậm chí, hoạt động phản đối Trung Quốc của Uy cũng rất khiêm tốn so với rất nhiều blogger khác ở Hà Nội. Vậy tại sao Uy bị bắt?
Câu hỏi này lại dẫn dắt đến trường hợp nhiều blogger và các nhà hoạt động xã hội phản đối Trung Quốc thường lên tiếng mạnh mẽ nhưng vẫn chưa bị hề hấn gì. Vậy phải chăng việc Đinh Nhật Uy bị bắt giữ chỉ liên quan đến vấn đề gia đình của anh nhưng không làm cho dư luận xã hội quá xao động bởi tính phản cảm của Nhà nước trong mối liên hệ với Bắc Kinh? Vấn đề của Uy cũng có thể làm người ta ngạc nhiên khi đối chiếu với hiện trạng tại một số địa phương như Sài Gòn, Nha Trang, với một số blogger tuy bị công an theo dõi rất sát sao về hành tung lộ diện, nhưng không hoặc chưa bị bắt mà chỉ bị khống chế bằng một số biện pháp ngăn chặn.
Như vậy, có một cái gì đó được diễn giải không logic lắm đối với trường hợp bắt Đinh Nhật Uy. Việc bắt giữ blogger Từ Anh Tú ở Hà Nội trong tháng 6/2013 cũng lại là một biểu hiện nào đó của nghịch lý.
Sáng bắt chiều thả. Tú bị bắt rầm rộ bởi một đoàn có đến 15 nhân viên an ninh, liên quan đến một sự kiện không còn nhiều tính thời sự là cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức, nhưng đến chiều lại bất ngờ được thả ra một cách hoàn toàn lặng lẽ. Vậy động thái bắt khẩn cấp và thả êm đềm như thế liệu có quan hệ mật thiết với nhau? Từ cùng một chỉ đạo hay bởi hai chỉ đạo khác biệt? Phải chăng đã xảy ra một sự can thiệp nào đó, khác với ý chỉ bắt giữ lúc đầu?
Dư luận lại thường cho rằng với mỗi hành động bắt người, phải xuất phát từ một chủ kiến và chỉ đạo của cấp cao, thậm chí từ lãnh đạo có chức vụ rất cao. Cần chú ý, giống như Đinh Nhật Uy, Từ Anh Tú cũng không phải là một nhân vật tiếng tăm trên các diễn đàn mạng lề dân.
Làn sóng bắt bớ sẽ tiếp diễn trên diện rộng ???
Vậy thì câu hỏi tiếp theo cần đặt ra, gắn liền với lời đánh đố “Ai sẽ là người kế tiếp”, là “Liệu việc bắt blogger có xảy ra trên diện rộng?”.
Tất nhiên, một số blogger như Người Buôn Gió hay Mẹ Nấm không phải không có lý khi suy luận vấn đề theo cách Nhà nước đang “tập” cho giới blogger quen dần với không khí bắt giữ, và chiến dịch bắt giữ được triển khai từ “cá nhỏ” đến “cá lớn”, siết vòng vây một cách từ từ.
Chỉ có điều, mâu thuẫn đã tồn tại ở ít nhất một điểm: Đinh Nhật Uy và Từ Anh Tú có thể chỉ là những con cá rất nhỏ so với nhiều “cá lớn”, và việc bắt giữ họ, nếu có lên quan đến hành vi chống Trung Quốc, sẽ chẳng làm phương hại nhiều lắm đến hoạt động của giới blogger mang sẵn tư tưởng căm ghét Đại Hán.
Mà như thế, trường hợp bắt giữ Đinh Nhật Uy và Từ Anh Tú có thể chỉ mang tính “răn đe”, hay nói như một số dư luận là “rung cây dọa khỉ”. Nhưng điều đáng bình luận là trong khi vẫn tồn tại dư luận về chuyện lãnh đạo này muốn bắt nhưng lãnh đạo khác thì không, chiến thuật “nhát khỉ” có thể sẽ không đạt được tác dụng mong muốn. Ở một thái cực khác, chiến thuật này có vẻ còn mang tính “lâm thời” hơn là tính kế hoạch đã được vạch sẵn.
RFI :Liệu sau vụ bốn blogger vừa qua, có xảy ra một chiến dịch bắt giữ nhiều blogger khác?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nếu đúng là động thái bắt giữ Đinh Nhật Uy và Từ Anh Tú được tính toán và cân nhắc cẩn thận với sắc thái chủ yếu là “nội bộ”, điều này cũng hé lộ một phần “chiến dịch bắt giữ blogger”: khả năng nhiều hơn sẽ không xảy ra việc bắt bớ trên diện rộng, giam người tràn lan và “siết” toàn bộ 20 blogger như đồn đoán, mà đã và sẽ chỉ tập trung vào một ít trường hợp, hoặc liên quan đến vấn đề Trung Quốc, hoặc liên đới những tin tức và nguồn tin trong nội bộ, hoặc cả hai.
Khả năng đó cũng hàm ý là nếu giới blogger không “manh động”, không rơi vào những biểu hiện mà nhà cầm quyền cho là “cực đoan” hoặc “quá khích” mang tính đối đầu ngoài đường phố, việc viết bài trên mạng có thể được xem là một loại hành vi có thể tạm chấp nhận, và do vậy trong nửa cuối năm 2013 những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam sẽ vẫn được hưởng không khí tương đối bình yên - điều khác biệt khá nhiều với không khí không yên ả của chính trường và các quan niệm khác nhau cùng tồn tại ngay trong đảng cầm quyền.
Tất nhiên, như một số dư luận nhận định, cơ quan an ninh Việt Nam vẫn hoàn toàn có quyền hành xử. Chỉ có điều, cần nhắc lại rằng bối cảnh năm 2013 đang khác hẳn năm trước và những năm trước nữa.
Bối cảnh kinh tế chính trị trong và ngoài nước năm 2013
RFI :Khác ở những chỗ nào thưa anh, và bối cảnh năm 2013 có những gì đặc trưng?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tất cả lồng trong những mâu thuẫn và xung đột xã hội đang như thoát khỏi tiềm ẩn và luôn có nguy cơ bùng nổ, từ phản ứng đất đai của giai tầng nông dân ở các địa phương và ngay tại thủ đô, làn sóng đình công của công nhân trong thời buổi suy thoái nặng nề bị gây ra chủ yếu bởi các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu ở Việt Nam; và hàng loạt phản ứng xã hội tự phát đang diễn ra khắp nơi, ngay trên các đường phố, trong đó không ít trường hợp người dân phản ứng với nhân viên công lực.
Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng, chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỉ đồng và nợ công quốc gia có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, trong đó có đến vài chục tập đoàn kinh tế quốc doanh đang quá khó có khả năng thu hồi vốn từ đầu tư trái ngành những năm trước và quá khó có khả năng trả nợ cho Nhà nước từ tình trạng chúa chổm hiện nay.
Tất cả những hệ lụy khủng khiếp ấy như nhấn chìm xã hội trong cơn suy thoái tình người, vô cảm quan chức và nạn thất nghiệp kinh niên. Thất nghiệp nhiều lại dẫn đến những hệ quả và mầng mống hỗn loạn xã hội, kể cả phản ứng được tích tụ trong giới thất nghiệp đối với chính quyền. Trong khi đó, vấn đề chủ quyền biển đảo và những đòi hỏi về nền dân chủ, nhân quyền đang được những người trong phong trào dân chủ ở Việt Nam áp sát hơn hẳn so với những năm trước, thể hiện qua “Kiến nghị 72” về các quyền lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý và cả về sự tồn vong của điều 4 trong Hiến pháp.
Trong khi có quá nhiều chuyện đang trở nên xáo trộn dữ dội, chính trường Việt Nam lại hứa hẹn sẽ không êm ả vào nửa cuối năm 2013. Sau chuyến đi Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đáng chú ý là ông Nguyễn Bá Thanh đã “tái xuất” khi lặp lại tuyên bố là thành phố Đà Nẵng không sai phạm trong việc để thất thu con số 3.400 tỉ đồng như kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Trong khi đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đang tái hiện yêu cầu về một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Đảng sẽ diễn ra không bao lâu nữa, theo trình tự từ chức vụ tổng bí thư trở xuống. Tất nhiên, ai cũng hiểu là chủ đề này sẽ gây sức ép đối với Chính phủ và những người chịu trách nhiệm chính trong điều hành hoạt động kinh tế- xã hội và chống tham nhũng.
Đặc biệt, hệ thống ngân hàng nói chung và cơ quan Ngân hàng Nhà nước nói riêng chắc chắn là “gót chân Asin” của Chính phủ, với không ít biểu hiện khuất tất từ trước tới nay trong điều hành hoạt động tín dụng và thị trường vàng. Nếu cơ quan nội chính của Đảng khởi động một cuộc thanh sát nhắm vào Ngân hàng Nhà nước, rất có thể bước tiếp nối sẽ là một thảm họa cho các nhóm lợi ích bên chính quyền.
Tình thế đầy tính khắc nghiệt như thế cũng khiến dư luận phải đặt lại vấn đề về mối quan hệ giữa Đảng, Quốc hội và Chính phủ có được một sự đồng nhất hay là không. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 6/2013 đã cho thấy đa số chức danh bị tỉ lệ cao về loại “tín nhiệm thấp” lại là người của Chính phủ. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong đảng hiện thời là đoàn kết hay phân tán? Mối quan hệ và những biểu hiện của nó thể hiện một cực hay nhiều hơn một cực?
Bối cảnh trên cũng diễn ra cùng với tác động của Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Vì thế, sự lên tiếng gay gắt của Ủy ban đối ngoại Hạ nghị viện Mỹ, thái độ nghiêm khắc của cơ quan ngoại giao các nước Tây Âu, những văn bản cận kề nhất như Dự luật nhân quyền cho Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, hiện đang được trình cho Hạ nghị viện và sau đó là Thượng nghị viện Mỹ, là những biểu hiện mà Nhà nước Việt Nam không nên và không thể xem thường.
Theo văn hóa thẳng thắn của người Mỹ, những nghị sĩ Mỹ như Dan Baer đã không vòng vo về việc ông có thể gật đầu với việc Việt Nam lập hồ sơ tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - cái được một số chuyên gia coi là cứu cánh cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng không phải trong tình hình vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang “thụt lùi sâu sắc” như hiện nay.
Hành động đàn áp mà các nhà nhân quyền quốc tế đề cập hẳn nhiên có liên hệ mật thiết đến những blogger bị bắt giữ hoặc có thể sẽ bị bắt giam, và với những người được xem là “tù nhân lương tâm”.
Phiên xử Lê Quốc Quân: Phép thử cho quan hệ với Vatican
RFI :Một trong những “tù nhân lương tâm” là luật sư Lê Quốc Quân?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Phép thử gần nhất sẽ là vụ xét xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 9/7/2013, một phiên xử sơ thẩm với tội danh trốn thuế nhưng chẳng mấy ai hoài nghi vào bản chất chính trị của nó.
Với các cơ quan tư pháp Hà Nội, đây có thể sẽ là một vụ Đoàn Văn Vươn thứ hai, thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế và dư luận của các chức sắc và tín đồ Công giáo ở hầu hết các giáo phận tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa chính quyền với 8 triệu tín đồ Công giáo Việt Nam và cả với Vatican có được cải thiện hay không, một phần tùy thuộc vào tính minh bạch và kết quả trong vụ xét xử Lê Quốc Quân.
Cần nhắc lại, chỉ diễn ra ít ngày sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ ở Hà Nội, vụ xét xử Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đã mang lại kết quả giảm nửa mức án được đề nghị lúc đầu.
Về thực chất, Lê Quốc Quân là một thành viên tích cực của Ủy ban công lý và hòa bình - tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam. Không chỉ liên quan đến hoạt động phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo Việt Nam, Lê Quốc Quân còn là một trong những người tiên phong trong phong trào giúp đỡ bà con nông dân khiếu kiện đất đai bị thu hồi bất hợp lý. Cũng bởi thế, rất nhiều người Công giáo đã xem Quân như một minh họa tiêu biểu về “tốt đạo, đẹp đời”.
“Tốt đạo, đẹp đời” lại là một chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Chỉ có điều, tính nhất quán ấy lại chẳng được quán triệt đến nơi đến chốn trong thực tế, đặc biệt trong mối quan hệ đời thường với một số tôn giáo “nhạy cảm và phức tạp” như Công giáo và Phật giáo hòa hảo thuần túy.
Tôi đã nhìn thấy những người không có đạo và người có đạo Phật vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cầu nguyện cho người có đạo bị bắt, nhìn thấy một tấm lòng thành tâm thực sự hướng đến một đức tin và sự thật thông qua xác tín tôn giáo. Chẳng lẽ Đảng và Nhà nước Việt Nam lại không nhận ra điều đó?
Cho tới nay, mặc dù Việt Nam chưa bị đặt vào danh sách các quốc gia bị quan ngại về nhân quyền và tôn giáo (CPC), nhưng không có gì bảo đảm là những biện pháp chế tài về nhân quyền sẽ không được Hoa Kỳ cùng sự đồng thuận của một số nước Tây Âu đưa vào áp dụng. Và có thể, chính yếu tố này đang đặt lên vai ngành tư pháp Hà Nội một gánh nặng nào đó.
Một chút lạc quan
Trong bối cảnh đầy mâu thuẫn về các mục đích và quyền lợi đa phương đa diện lẫn phức hợp như thế, có vẻ như vấn đề của những blogger chống Trung Quốc như Đinh Nhật Uy đang không phải là lớn chuyện, thậm chí còn có thể rơi vào quên lãng trong một tương lai không quá xa.
Cũng có thể có một mối liên hệ nào đó giữa vụ xét xử Lê Quốc Quân với trường hợp tạm giam điều tra của Đinh Nhật Uy. Vấn đề đặt ra là nếu Lê Quốc Quân nhận một mức án sơ thẩm giảm nhẹ, liệu Uy có được “khoan hồng” và được đình chỉ điều tra sau ba, bốn tháng tạm giam?
Và nếu quả thực Đinh Nhật Uy được phóng thích sau một thời gian tạm giam, số phận của hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha sẽ dễ thở hơn. Phiên xử phúc thẩm đối với hai bạn trẻ này có thể diễn ra vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2013, theo thông tin của gia đình. Và nếu trường hợp Lê Quốc Quân được “ưu ái”, có lẽ hai gia đình Uyên và Kha cũng có hy vọng là án phúc thẩm cho con mình sẽ được nới nhẹ hơn. Và biết đâu đấy, có thể đến năm 2015 hay 2016 hai bạn trẻ này sẽ được phóng thích thì sao!
Nếu mọi chuyện diễn ra theo xu thế này “thỏa hiệp” như vậy, có thể nói tác động tiêu cực đối với những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam chỉ vào khoảng 35%, cho dù đã có ba blogger bị bắt giữ và có thể còn thêm một vài người nữa sẽ bị bắt giam.
Mới đây tôi có cùng gia đình của Uyên và Kha cùng một số thân hữu đến trại giam Long An thăm Phương Uyên. Điều tôi bất ngờ là thần sắc Phương Uyên lại tốt đến thế, dù đã qua tám tháng mất tự do. Ánh mắt trong sáng, tự tin và không chết hy vọng của Uyên cho thấy tất cả. Tôi còn có cảm giác là nhìn vào ánh mắt ấy, người ta còn có thể nhận ra một nét chấm phá nào đó cho tương lai dân tộc.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn blogger Nguyễn Tường Thụy ở Hà Nội và tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý tham gia tạp chí cộng đồng hôm nay của chúng tôi.
Hiện nay các blogger tại Việt Nam thường xuyên liên lạc với nhau để biết « ai còn, ai mất », cũng như chuẩn bị sẵn tinh thần để « lên đường » khi có tin xấu nhất. Nhà ly khai Phạm Hồng Sơn mới đây còn đưa ra 27 lời khuyên cho các « tù nhân lương tâm dự khuyết ».
Trong tạp chí cộng đồng hôm nay, RFI Việt ngữ đã trao đổi với blogger Nguyễn Tường Thụy ở Hà Nội và nhà báo tự do đồng thời là tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Không buông bút hay mất đi chất lửa
Blogger Nguyễn Tường Thụy : Cái danh sách bạn nghe là danh sách 20 blogger ở Việt Nam mà chính quyền sẽ bắt phải không ạ ? Thông tin này tôi biết là ở trang blog nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo. Theo tôi, blog của anh Tạo viết lách khá cẩn thận, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm, cho nên tôi nghĩ rằng có thể họ cố tình đưa ra. Cuộc điện thoại gọi cho anh Nguyễn Trọng Tạo tôi tin là có thật, còn cái tin ấy có thật hay không lại là vấn đề khác.
Tôi thấy rất không ổn ở chỗ, một chính quyền dù như thế nào chăng nữa, cũng không thể bắt các blogger về tội chống Trung Quốc, mà Trung Quốc lại là mối đe dọa đến an ninh lãnh thổ Việt Nam. Vì vậy theo tôi chủ trương này nếu có, là một chủ trương hết sức bí mật, chứ không phải để công khai đến mức độ mà anh Tạo có thể biết được.
Điều thứ hai là tìm đâu ra ? Và nếu mà bắt 20 blogger một lúc, thì điều này chưa từng có tiền lệ và chưa từng xảy ra trong quá khứ, không hề dễ đối với chính quyền Việt Nam, kể cả nếu chính quyền muốn. Còn bạn hỏi là những blogger Việt Nam có sợ sệt hay không. Chúng tôi hay gặp nhau hàng ngày, nói chuyện với nhau qua điện thoại hoặc qua chat, thư từ trên mạng, chúng tôi đều biết và đọc các bài viết của nhau. Tôi có thể nhận định chung một điều như thế này : cái chuyện sợ sệt thì tôi nghĩ là không có đâu. Chỉ có thể là sự lo lắng, ví dụ như mình bị bắt, thậm chí bị bỏ tù thì sắp xếp gia đình thế nào đây. Tôi thấy có băn khoăn một chút, nhưng về cơ bản thì giới blogger ở Việt Nam là đã sẵn sàng cho việc này.
Tất nhiên không ai muốn đi tù. Nhưng khi mình đã viết và nghĩ rằng mình viết đúng những điều mà mình có quyền, được Hiến pháp ghi nhận trong điều 69, họ tin rằng viết như thế là không vi phạm. Nhưng ở Việt Nam thì không thể chắc chắn rằng không vi phạm nên anh an toàn, mà ở chỗ người ta thấy có cần bắt anh hay không. Tôi nghĩ rằng không phải vì thế mà họ buông bút, viết một cách lảng tránh hoặc không còn chất lửa như trước nữa.
« Danh sách 20 » có đáng tin ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Thật ra, tôi không đánh giá cao “thiện chí” của một viên chức nào đó trong đoàn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ động thông tin “Danh sách 20” cho nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, nếu quả có việc này. Mà động thái đáng lưu tâm hơn nhiều là vì sao một tin tức thuộc loạt “tuyệt mật” - xếp theo mức độ bảo mật của ngành công an - lại được tiết lộ ra công dân và dư luận một cách dễ dãi như thế?
Một số blogger phân tích rằng hành động tiết lộ tin tức như vậy là một động tác tâm lý chiến nhằm cảnh báo và răn đe chứ không dẫn đến một phản ứng quyết liệt nào từ phía chính quyền, nhưng liệu phân tích này có hợp lý ? Một số khác lại cho rằng hành động cảnh báo và bắt giữ tiếp sau đã từng có tiền lệ, khi blogger Trương Duy Nhất trước đây đã từng được “mời” uống cà phê và bị gọi hỏi một số lần, sau đó mới đến hành động quyết liệt từ phía cơ quan an ninh. Mà như vậy thì sự quyết liệt cũng có thể tái hiện với các blogger khác.
Có blogger lại hệ thống là trong những năm gần đây, mỗi năm đều có một chiến dịch bắt người bất đồng chính kiến và chống Trung Quốc, nên năm nay cũng tái diễn hoạt động như thế. Riêng cách nhìn này có thể phần nào sát thực tế, nếu xét đến việc trong gần nửa đầu năm 2013 đã không xảy ra hành động bắt người nào liên quan đến chính trị. Người bị bắt giữ gần nhất là luật sư Lê Quốc Quân - xảy đến vào tháng 12/2012, với tội danh trốn thuế nhưng nhiều người cho rằng thực chất đây là vấn đề chính trị.
« Lạc quan cách mạng »
RFI : Anh nhận thấy tâm trạng của giới blogger sau khi xuất hiện tin tức về kế hoạch bắt giữ như thế nào ? Theo anh thì việc bắt bớ các blogger có liên quan gì đến những diễn biến của chính trường Việt Nam ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Dưới góc độ nghiên cứu tâm lý xã hội, một đặc thù mới mẻ đã xuất hiện vào năm nay. Khác khá nhiều với năm 2012, 2011 và càng khác xa với những năm trước, nhận thức về “giới hạn sợ hãi” và tâm lý “vượt qua sợ hãi” như đang tiệm tiến trong tiềm thức đa số blogger. Những bài viết mang tính trào phúng như “Cùng nhau ta đi… nhập kho” của blogger Huỳnh Ngọc Chênh hay sự hãnh diện không giấu diếm của blogger Mẹ Nấm khi nghe tin được nằm trong “Danh sách 20” đã khiến cho người đọc có cảm giác như những blogger này - đại diện cho nhiều blogger khác và cho không ít độc giả có cảm tình với hoạt động của họ, như đang xem hành vi bị bắt giữ như một chuyện bình thường, đời thường, thậm chí còn như một trò đùa. Phải chăng cảm xúc đó là điều mà người đời thường gọi là “tinh thần lạc quan cách mạng” đã từng thể hiện sôi nổi trong thời chiến tranh?
Nhưng tâm lý “lạc quan cách mạng” như vậy lại làm cho bầu không khí bớt đi sự căng thẳng nặng nề. Tôi còn cho rằng nếu “danh sách tử thần” chỉ có ba, bốn người thì còn tạo nên một sự khu biệt giữa các blogger với nhau, tách rời nhau về mối quan tâm thường thấy. Nhưng khi bản danh sách này cứ dài ra mãi, nhiều người lại nhìn thấy “quyền lợi” của mình trong đó, cũng như cảm nhận về một sự đồng cảm và đồng cảnh ngộ giữa các blogger với nhau. Vì thế vô hình trung đã diễn ra một tinh thần cảm thán và gia tăng chia sẻ giữa các blogger cùng những người cảm tình với họ.
Nhưng nói gì thì nói, “Danh sách 20” đã khiến không khí hoạt động của giới blogger có phần nào bị chùng lắng. Không khí này đang lan tỏa trên các diễn đàn mạng và người ta đang kiên nhẫn chờ đợi hành động bắt người tiếp theo. Thậm chí, ký giả Chris Brummitt của một tờ báo quốc tế cũng phải chú ý đến hiện tượng chính trị - xã hội này và rút tít “Ai sẽ là người kế tiếp?” cho bài viết của mình.
“Ai sẽ là người kế tiếp?” có thể xứng đáng là một câu hỏi phản ánh không chỉ động thái bắt người có thể diễn ra trong thời gian tới mà còn phản chiếu phần nào những sắc thái nổi bật của chính trường Việt Nam trong nửa cuối năm 2013 và có thể dẫn sang cả năm 2014.
Thực ra trên diễn đàn mạng trong những ngày gần đây đã lan truyền một cách nhìn về động thái này, cho rằng “chỉ bắt giữ một blogger nữa và có liên quan đến diễn biến chính trường”. Tôi có cảm giác là tin tức và cách nhìn này xuất phát từ một cơ quan nào đó trong nội bộ.
Có lẽ đó cũng là một trong những cơ sở để chúng ta suy luận quá trình bắt bớ theo quan điểm “lợi ích bắt người”. Làm thế nào mà Nhà nước lại có thể tiến hành một chiến dịch bắt người mà không nhằm mục đích cụ thể gì? Tại sao hành động bắt giữ ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy lại chỉ xảy ra sau tháng 4/2013 mà không xảy ra trước đó?
Vì sao bắt blogger ?
RFI : Theo phân tích của anh thì nguyên nhân là như thế nào ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tôi nhớ là tháng 4/2013 lại là thời gian diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ, một hoạt động được nối lại sau khi đã bị đình hoãn vào cuối năm 2012. Còn trước đó nữa, hàng loạt động thái quan hệ về nhân quyền giữa Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và ngành ngoại giao của Liên hiệp châu Âu đã diễn ra với các cơ quan Việt Nam. Thậm chí Tổ chức Ân xá Quốc tế còn được đặt chân đến Việt Nam và được làm việc trực tiếp với những nhân vật bất đồng do họ chỉ định - một biểu hiện chưa có tiền lệ từ năm 1975 đến nay.
Hành động bắt giữ ba blogger lại đã chỉ diễn ra sau Hội nghị trung ương 7 của Đảng vào tháng 5/2013 và sau đó là kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội Việt Nam vào tháng 6/2013, liên quan đến những tin tức được xem là cực kỳ bí mật về nhân sự được đăng tải trên blog của ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Và cả một cuộc thăm dò tín nhiệm không chính thức nữa, với kết quả rất thấp đối với người đứng đầu chính phủ, trên blog Trương Duy Nhất. Hiển nhiên hoạt động thông tin này đã có thể kích thích Nhà nước như một hành vi khiêu khích - điều mà từ trước tới nay Nhà nước vẫn giữ độc quyền về thông tin, kể cả cách thông tin một chiều cho người dân mà dư luận phản ứng ngày càng kịch liệt.
Một liên hệ ý nhị khác là tháng 6/2013 có thể được xem là một “điểm son” trong quan hệ Việt - Trung, với chuyến làm việc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Bắc Kinh cùng kết quả 10 văn bản hợp tác được ký kết nhanh chóng đến khó ngờ giữa hai quốc gia “cùng chung Biển Đông”.
Nhưng trong con mắt của chính quyền, tháng Sáu lại là “điểm xấu”. Cách đây hai năm, tháng 6/2011 là điểm khởi đầu của phong trào biểu tình chống sự can thiệp của Trung Nam Hải vào khu vực Biển Đông. Phong trào này đã không chỉ kéo dài bằng 11 cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn, mà còn để lại dư chấn rộng khắp, từ tư tưởng đến hành động, kéo dài cho đến nay. Có lẽ đó là một trong những lý do mà nhà chức trách lo lắng về tinh thần “hồi tố” của phong trào này và quyết định phải làm một cái gì đó đối với một số blogger, trước khi mọi chuyện đi quá xa.
Nói tóm lại, đặc trưng của các blogger đã bị bắt giữ là những tin tức nội bộ, vấn đề nguồn tin, mối quan hệ nội bộ có thể có và hành động phản ứng đối với Trung Quốc của họ. Hẳn nhiên, những đặc trưng này liên đới mật thiết với quyết định bắt giữ của cơ quan an ninh. Điều an ủi duy nhất đối với các blogger bị bắt giữ là thay vì bị khởi tố theo điều 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” hay điều 79 về “âm mưu lật đổ chính quyền” mà thường bị dư luận lề dân và giới nhân quyền quốc tế phản ứng mạnh mẽ, họ bị ghép vào điều 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ…”.
RFI : Động cơ của việc bắt giữ liệu có liên quan đến chuyến đi Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hay không?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Vấn đề còn lại cần chúng ta suy xét là động cơ bắt giữ nào lớn hơn - tin tức nội bộ hay hành động chống Trung Quốc. Khác hẳn với hai blogger bị bắt giữ trước, trường hợp của blogger Đinh Nhật Uy ở Long An lại chưa có biểu hiện nào cho thấy người này có được tin nội bộ hoặc “phát tán” tin tức nội bộ. Việc bắt giữ Đinh Nhật Uy lại xảy ra ngay trước chuyến đi Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang, và một hiệu ứng tâm lý xã hội đã xảy ra hầu như tức thì: ông Sang bị khá nhiều dư luận trên mạng than phiền về câu chuyện “dâng tiến” hay “bắt người làm quà”.
Vô tình hay hữu ý, “Danh sách 20” với chi tiết lộ lọt từ một người trong phái đoàn đi Bắc Kinh của ông Trương Tấn Sang càng làm không khí bình luận của dư luận trở nên bất lợi đối với ông. Từ đó, một số dư luận đã đặt vấn đề là liệu ông Trương Tấn Sang có phải là người trực tiếp chỉ đạo bắt blogger chống Trung Quốc, hay hành động bắt giữ này chỉ là một động tác thuộc về một nhóm người nào đó muốn hạ uy tín của ông Sang trong lòng người dân.
Nói cách khác, dường như càng về sau này, dư luận càng hướng về động cơ “nội bộ” của những vụ bắt giữ, thay vì thuần túy phản ứng mạnh mẽ về hành vi đàn áp dân chủ và bất đồng chính kiến như trước đây.
Một hiện tượng truyền thông phản ánh tâm lý xã hội đặc thù không thể bỏ qua là sự thận trọng trong phản ứng của giới truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Nếu với trường hợp Trương Duy Nhất, khá nhiều tổ chức nhân quyền và báo chí quốc tế lên tiếng phản đối Nhà nước Việt Nam, thì đến chuyện nhà văn Phạm Viết Đào và blogger Đinh Nhật Uy, không khí phản ứng như lắng dịu hơn về số lượng và hàm lượng. Cái nhìn thận trọng của một số hãng truyền thông quốc tế như VOA, RFI, BBC và đặc biệt là đài RFA có lẽ cũng phản ánh phần nào cảm nhận và phân tích của họ về các vấn đề “nội bộ” trong chính trường Việt Nam, về chuyện có những điểm tương đồng nhưng cũng không thiếu điểm khác biệt giữa ba trường hợp blogger bị bắt giữ. Có vẻ như họ, cũng như giới blogger ở Việt Nam, đang âm thầm quan sát và chờ đợi.
RFI :Anh nhận thấy có những điểm khác biệt nào giữa các blogger bị bắt gần đây ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Khác hẳn với ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy không phải là một blogger có tiếng tăm. Thậm chí, hoạt động phản đối Trung Quốc của Uy cũng rất khiêm tốn so với rất nhiều blogger khác ở Hà Nội. Vậy tại sao Uy bị bắt?
Câu hỏi này lại dẫn dắt đến trường hợp nhiều blogger và các nhà hoạt động xã hội phản đối Trung Quốc thường lên tiếng mạnh mẽ nhưng vẫn chưa bị hề hấn gì. Vậy phải chăng việc Đinh Nhật Uy bị bắt giữ chỉ liên quan đến vấn đề gia đình của anh nhưng không làm cho dư luận xã hội quá xao động bởi tính phản cảm của Nhà nước trong mối liên hệ với Bắc Kinh? Vấn đề của Uy cũng có thể làm người ta ngạc nhiên khi đối chiếu với hiện trạng tại một số địa phương như Sài Gòn, Nha Trang, với một số blogger tuy bị công an theo dõi rất sát sao về hành tung lộ diện, nhưng không hoặc chưa bị bắt mà chỉ bị khống chế bằng một số biện pháp ngăn chặn.
Như vậy, có một cái gì đó được diễn giải không logic lắm đối với trường hợp bắt Đinh Nhật Uy. Việc bắt giữ blogger Từ Anh Tú ở Hà Nội trong tháng 6/2013 cũng lại là một biểu hiện nào đó của nghịch lý.
Sáng bắt chiều thả. Tú bị bắt rầm rộ bởi một đoàn có đến 15 nhân viên an ninh, liên quan đến một sự kiện không còn nhiều tính thời sự là cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức, nhưng đến chiều lại bất ngờ được thả ra một cách hoàn toàn lặng lẽ. Vậy động thái bắt khẩn cấp và thả êm đềm như thế liệu có quan hệ mật thiết với nhau? Từ cùng một chỉ đạo hay bởi hai chỉ đạo khác biệt? Phải chăng đã xảy ra một sự can thiệp nào đó, khác với ý chỉ bắt giữ lúc đầu?
Dư luận lại thường cho rằng với mỗi hành động bắt người, phải xuất phát từ một chủ kiến và chỉ đạo của cấp cao, thậm chí từ lãnh đạo có chức vụ rất cao. Cần chú ý, giống như Đinh Nhật Uy, Từ Anh Tú cũng không phải là một nhân vật tiếng tăm trên các diễn đàn mạng lề dân.
Làn sóng bắt bớ sẽ tiếp diễn trên diện rộng ???
Vậy thì câu hỏi tiếp theo cần đặt ra, gắn liền với lời đánh đố “Ai sẽ là người kế tiếp”, là “Liệu việc bắt blogger có xảy ra trên diện rộng?”.
Tất nhiên, một số blogger như Người Buôn Gió hay Mẹ Nấm không phải không có lý khi suy luận vấn đề theo cách Nhà nước đang “tập” cho giới blogger quen dần với không khí bắt giữ, và chiến dịch bắt giữ được triển khai từ “cá nhỏ” đến “cá lớn”, siết vòng vây một cách từ từ.
Chỉ có điều, mâu thuẫn đã tồn tại ở ít nhất một điểm: Đinh Nhật Uy và Từ Anh Tú có thể chỉ là những con cá rất nhỏ so với nhiều “cá lớn”, và việc bắt giữ họ, nếu có lên quan đến hành vi chống Trung Quốc, sẽ chẳng làm phương hại nhiều lắm đến hoạt động của giới blogger mang sẵn tư tưởng căm ghét Đại Hán.
Mà như thế, trường hợp bắt giữ Đinh Nhật Uy và Từ Anh Tú có thể chỉ mang tính “răn đe”, hay nói như một số dư luận là “rung cây dọa khỉ”. Nhưng điều đáng bình luận là trong khi vẫn tồn tại dư luận về chuyện lãnh đạo này muốn bắt nhưng lãnh đạo khác thì không, chiến thuật “nhát khỉ” có thể sẽ không đạt được tác dụng mong muốn. Ở một thái cực khác, chiến thuật này có vẻ còn mang tính “lâm thời” hơn là tính kế hoạch đã được vạch sẵn.
RFI :Liệu sau vụ bốn blogger vừa qua, có xảy ra một chiến dịch bắt giữ nhiều blogger khác?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nếu đúng là động thái bắt giữ Đinh Nhật Uy và Từ Anh Tú được tính toán và cân nhắc cẩn thận với sắc thái chủ yếu là “nội bộ”, điều này cũng hé lộ một phần “chiến dịch bắt giữ blogger”: khả năng nhiều hơn sẽ không xảy ra việc bắt bớ trên diện rộng, giam người tràn lan và “siết” toàn bộ 20 blogger như đồn đoán, mà đã và sẽ chỉ tập trung vào một ít trường hợp, hoặc liên quan đến vấn đề Trung Quốc, hoặc liên đới những tin tức và nguồn tin trong nội bộ, hoặc cả hai.
Khả năng đó cũng hàm ý là nếu giới blogger không “manh động”, không rơi vào những biểu hiện mà nhà cầm quyền cho là “cực đoan” hoặc “quá khích” mang tính đối đầu ngoài đường phố, việc viết bài trên mạng có thể được xem là một loại hành vi có thể tạm chấp nhận, và do vậy trong nửa cuối năm 2013 những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam sẽ vẫn được hưởng không khí tương đối bình yên - điều khác biệt khá nhiều với không khí không yên ả của chính trường và các quan niệm khác nhau cùng tồn tại ngay trong đảng cầm quyền.
Tất nhiên, như một số dư luận nhận định, cơ quan an ninh Việt Nam vẫn hoàn toàn có quyền hành xử. Chỉ có điều, cần nhắc lại rằng bối cảnh năm 2013 đang khác hẳn năm trước và những năm trước nữa.
Bối cảnh kinh tế chính trị trong và ngoài nước năm 2013
RFI :Khác ở những chỗ nào thưa anh, và bối cảnh năm 2013 có những gì đặc trưng?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tất cả lồng trong những mâu thuẫn và xung đột xã hội đang như thoát khỏi tiềm ẩn và luôn có nguy cơ bùng nổ, từ phản ứng đất đai của giai tầng nông dân ở các địa phương và ngay tại thủ đô, làn sóng đình công của công nhân trong thời buổi suy thoái nặng nề bị gây ra chủ yếu bởi các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu ở Việt Nam; và hàng loạt phản ứng xã hội tự phát đang diễn ra khắp nơi, ngay trên các đường phố, trong đó không ít trường hợp người dân phản ứng với nhân viên công lực.
Từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam lại rơi vào tình trạng bấp bênh nguy hiểm như giờ đây, với quá nhiều hệ lụy từ hệ thống ngân hàng và các thị trường đầu cơ như bất động sản, vàng, chứng khoán, cùng khối nợ xấu khổng lồ có thể lên đến trên 500.000 tỉ đồng và nợ công quốc gia có thể lên đến 95 - 106% GDP nếu tính theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, trong đó có đến vài chục tập đoàn kinh tế quốc doanh đang quá khó có khả năng thu hồi vốn từ đầu tư trái ngành những năm trước và quá khó có khả năng trả nợ cho Nhà nước từ tình trạng chúa chổm hiện nay.
Tất cả những hệ lụy khủng khiếp ấy như nhấn chìm xã hội trong cơn suy thoái tình người, vô cảm quan chức và nạn thất nghiệp kinh niên. Thất nghiệp nhiều lại dẫn đến những hệ quả và mầng mống hỗn loạn xã hội, kể cả phản ứng được tích tụ trong giới thất nghiệp đối với chính quyền. Trong khi đó, vấn đề chủ quyền biển đảo và những đòi hỏi về nền dân chủ, nhân quyền đang được những người trong phong trào dân chủ ở Việt Nam áp sát hơn hẳn so với những năm trước, thể hiện qua “Kiến nghị 72” về các quyền lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý và cả về sự tồn vong của điều 4 trong Hiến pháp.
Trong khi có quá nhiều chuyện đang trở nên xáo trộn dữ dội, chính trường Việt Nam lại hứa hẹn sẽ không êm ả vào nửa cuối năm 2013. Sau chuyến đi Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đáng chú ý là ông Nguyễn Bá Thanh đã “tái xuất” khi lặp lại tuyên bố là thành phố Đà Nẵng không sai phạm trong việc để thất thu con số 3.400 tỉ đồng như kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Trong khi đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đang tái hiện yêu cầu về một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Đảng sẽ diễn ra không bao lâu nữa, theo trình tự từ chức vụ tổng bí thư trở xuống. Tất nhiên, ai cũng hiểu là chủ đề này sẽ gây sức ép đối với Chính phủ và những người chịu trách nhiệm chính trong điều hành hoạt động kinh tế- xã hội và chống tham nhũng.
Đặc biệt, hệ thống ngân hàng nói chung và cơ quan Ngân hàng Nhà nước nói riêng chắc chắn là “gót chân Asin” của Chính phủ, với không ít biểu hiện khuất tất từ trước tới nay trong điều hành hoạt động tín dụng và thị trường vàng. Nếu cơ quan nội chính của Đảng khởi động một cuộc thanh sát nhắm vào Ngân hàng Nhà nước, rất có thể bước tiếp nối sẽ là một thảm họa cho các nhóm lợi ích bên chính quyền.
Tình thế đầy tính khắc nghiệt như thế cũng khiến dư luận phải đặt lại vấn đề về mối quan hệ giữa Đảng, Quốc hội và Chính phủ có được một sự đồng nhất hay là không. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 6/2013 đã cho thấy đa số chức danh bị tỉ lệ cao về loại “tín nhiệm thấp” lại là người của Chính phủ. Như vậy, thực chất mối quan hệ trong đảng hiện thời là đoàn kết hay phân tán? Mối quan hệ và những biểu hiện của nó thể hiện một cực hay nhiều hơn một cực?
Bối cảnh trên cũng diễn ra cùng với tác động của Hoa Kỳ, Liên hiệp châu Âu và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Vì thế, sự lên tiếng gay gắt của Ủy ban đối ngoại Hạ nghị viện Mỹ, thái độ nghiêm khắc của cơ quan ngoại giao các nước Tây Âu, những văn bản cận kề nhất như Dự luật nhân quyền cho Việt Nam và Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, hiện đang được trình cho Hạ nghị viện và sau đó là Thượng nghị viện Mỹ, là những biểu hiện mà Nhà nước Việt Nam không nên và không thể xem thường.
Theo văn hóa thẳng thắn của người Mỹ, những nghị sĩ Mỹ như Dan Baer đã không vòng vo về việc ông có thể gật đầu với việc Việt Nam lập hồ sơ tham gia vào Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - cái được một số chuyên gia coi là cứu cánh cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng không phải trong tình hình vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang “thụt lùi sâu sắc” như hiện nay.
Hành động đàn áp mà các nhà nhân quyền quốc tế đề cập hẳn nhiên có liên hệ mật thiết đến những blogger bị bắt giữ hoặc có thể sẽ bị bắt giam, và với những người được xem là “tù nhân lương tâm”.
Phiên xử Lê Quốc Quân: Phép thử cho quan hệ với Vatican
RFI :Một trong những “tù nhân lương tâm” là luật sư Lê Quốc Quân?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Phép thử gần nhất sẽ là vụ xét xử luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 9/7/2013, một phiên xử sơ thẩm với tội danh trốn thuế nhưng chẳng mấy ai hoài nghi vào bản chất chính trị của nó.
Với các cơ quan tư pháp Hà Nội, đây có thể sẽ là một vụ Đoàn Văn Vươn thứ hai, thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế và dư luận của các chức sắc và tín đồ Công giáo ở hầu hết các giáo phận tại Việt Nam.
Mối quan hệ giữa chính quyền với 8 triệu tín đồ Công giáo Việt Nam và cả với Vatican có được cải thiện hay không, một phần tùy thuộc vào tính minh bạch và kết quả trong vụ xét xử Lê Quốc Quân.
Cần nhắc lại, chỉ diễn ra ít ngày sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ ở Hà Nội, vụ xét xử Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng đã mang lại kết quả giảm nửa mức án được đề nghị lúc đầu.
Về thực chất, Lê Quốc Quân là một thành viên tích cực của Ủy ban công lý và hòa bình - tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam. Không chỉ liên quan đến hoạt động phản đối Trung Quốc xâm phạm biển đảo Việt Nam, Lê Quốc Quân còn là một trong những người tiên phong trong phong trào giúp đỡ bà con nông dân khiếu kiện đất đai bị thu hồi bất hợp lý. Cũng bởi thế, rất nhiều người Công giáo đã xem Quân như một minh họa tiêu biểu về “tốt đạo, đẹp đời”.
“Tốt đạo, đẹp đời” lại là một chủ trương nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Chỉ có điều, tính nhất quán ấy lại chẳng được quán triệt đến nơi đến chốn trong thực tế, đặc biệt trong mối quan hệ đời thường với một số tôn giáo “nhạy cảm và phức tạp” như Công giáo và Phật giáo hòa hảo thuần túy.
Tôi đã nhìn thấy những người không có đạo và người có đạo Phật vào nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cầu nguyện cho người có đạo bị bắt, nhìn thấy một tấm lòng thành tâm thực sự hướng đến một đức tin và sự thật thông qua xác tín tôn giáo. Chẳng lẽ Đảng và Nhà nước Việt Nam lại không nhận ra điều đó?
Cho tới nay, mặc dù Việt Nam chưa bị đặt vào danh sách các quốc gia bị quan ngại về nhân quyền và tôn giáo (CPC), nhưng không có gì bảo đảm là những biện pháp chế tài về nhân quyền sẽ không được Hoa Kỳ cùng sự đồng thuận của một số nước Tây Âu đưa vào áp dụng. Và có thể, chính yếu tố này đang đặt lên vai ngành tư pháp Hà Nội một gánh nặng nào đó.
Một chút lạc quan
Trong bối cảnh đầy mâu thuẫn về các mục đích và quyền lợi đa phương đa diện lẫn phức hợp như thế, có vẻ như vấn đề của những blogger chống Trung Quốc như Đinh Nhật Uy đang không phải là lớn chuyện, thậm chí còn có thể rơi vào quên lãng trong một tương lai không quá xa.
Cũng có thể có một mối liên hệ nào đó giữa vụ xét xử Lê Quốc Quân với trường hợp tạm giam điều tra của Đinh Nhật Uy. Vấn đề đặt ra là nếu Lê Quốc Quân nhận một mức án sơ thẩm giảm nhẹ, liệu Uy có được “khoan hồng” và được đình chỉ điều tra sau ba, bốn tháng tạm giam?
Và nếu quả thực Đinh Nhật Uy được phóng thích sau một thời gian tạm giam, số phận của hai bạn trẻ Phương Uyên và Nguyên Kha sẽ dễ thở hơn. Phiên xử phúc thẩm đối với hai bạn trẻ này có thể diễn ra vào cuối tháng 7, đầu tháng 8/2013, theo thông tin của gia đình. Và nếu trường hợp Lê Quốc Quân được “ưu ái”, có lẽ hai gia đình Uyên và Kha cũng có hy vọng là án phúc thẩm cho con mình sẽ được nới nhẹ hơn. Và biết đâu đấy, có thể đến năm 2015 hay 2016 hai bạn trẻ này sẽ được phóng thích thì sao!
Nếu mọi chuyện diễn ra theo xu thế này “thỏa hiệp” như vậy, có thể nói tác động tiêu cực đối với những người hoạt động dân chủ ở Việt Nam chỉ vào khoảng 35%, cho dù đã có ba blogger bị bắt giữ và có thể còn thêm một vài người nữa sẽ bị bắt giam.
Mới đây tôi có cùng gia đình của Uyên và Kha cùng một số thân hữu đến trại giam Long An thăm Phương Uyên. Điều tôi bất ngờ là thần sắc Phương Uyên lại tốt đến thế, dù đã qua tám tháng mất tự do. Ánh mắt trong sáng, tự tin và không chết hy vọng của Uyên cho thấy tất cả. Tôi còn có cảm giác là nhìn vào ánh mắt ấy, người ta còn có thể nhận ra một nét chấm phá nào đó cho tương lai dân tộc.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn blogger Nguyễn Tường Thụy ở Hà Nội và tiến sĩ Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhã ý tham gia tạp chí cộng đồng hôm nay của chúng tôi.
Qủa thực, Phạm Chí Dũng là một người sâu sắc và am tường về các v/đ chính trị có tính thực tế. Đặc biệt dòng kết của bài thể hiện tính tư tưởng và nhãn quan chính trị sâu sắc. Anh đã bị an ninh bắt giữ, điều tra, và thả. Anh được tự do có lẽ vì chất trung thực và sâu sắc hiếm thấy này
RépondreSupprimer