samedi 22 avril 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 20/04/2023

 

1. Tình hình chiến sự

• Giao tranh dữ dội tiếp tục diễn ra ở thành phố Bakhmut. Ngoài ra, trong ngày qua, lực lượng phòng vệ Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù trong khu vực định cư Khromove. Fedorivka, Vasyukivka, Minkivka, Orikhovo-Vasylivka, Novomarkove, Hryhorivka, Bakhmut, Ivanivske, Chasiv Yar, Stupochki, Predtechyne, Kostyantynivka, Druzhkivka, Oleksandro- Shultine, Bila Hora, Druzhba và Zalizne của Vùng Donetsk bị ảnh hưởng bởi pháo kích của quân Nga xâm lược.

• Trục Avdiivka: kẻ thù tiến hành các hành động tấn công ở các quận Avdiivka, Vodyane và Pervomaisk nhưng không thành công. Vỏ, đặc biệt, Novokalynov, Avdiivka, Tonenke, Severne, Netaylove, Pervomayske và Nevelske của Vùng Donetsk.

Nguyễn Ngọc Chu - Cảnh vệ « yếu nhân » : Họa hay là phúc ?

 

1. Tuyệt đại đa số các nước chỉ có một ‘nguyên thủ’. Việt Nam có 4 vị trí “gần như nguyên thủ”: Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.  Việt Nam cũng là quốc gia thuộc nhóm hàng đầu về tổ chức nhiều quốc tang nhất.  Phải ‘cảnh vệ’ cho nhiều “yếu nhân”, phải tổ chức nhiều quốc tang - là tốn nhiều tiền bạc.

2. Lãnh đạo các nước Bắc Âu sống và làm việc mà không cần nhiều ‘cảnh vệ’ đặc biệt. Họ không có nhiều kẻ thù muốn mưu sát.

3. ‘Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao’, ‘Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao’ - theo chức năng phải là vị trí của những người lòng tràn đầy Nhân nghĩa, Trí thông tuệ về luật pháp và đạo trời, Dũng cảm đến mức không sợ hãi quyền lực, không bị mua chuộc bởi tiền bạc, không thiên vị cho người thân. Họ “sinh ra” để phục vụ cho công lý được thực thi khắp mọi nơi, không sinh linh nào bị oan ức, đúng với vận hành của luật pháp và đạo trời.

Chương trình phát thanh RFI ngày 22.04.2023


 

vendredi 21 avril 2023

Dương Quốc Chính - « Người đẹp ôm quái vật »

 

Vụ dàn hòa của em Ngọc Lan với hãng bảo hiểm, mình dự là không phải do chủ động PR để lừa đồng bào đâu. Mà là dưới sức ép của Bộ Tài chính trong việc chấn chỉnh các doanh nghiệp bảo hiểm. Vụ này là mấu chốt gây chấn động ngành nên doanh nghiệp và diễn viên chơi bài dĩ hòa vi quý thôi.

Đây là lẽ thường, khi có khủng hoảng truyền thông thì thường doanh nghiệp phải xuống nước để giữ uy tín, tránh bị tẩy chay. Nhiều người cho rằng vụ này "chìm xuồng" vì cho là Ngọc Lan quay xe và sự kiện trở nên vô ích.

Mình thì cho là vụ này rất hay, vì đã đánh động dư luận, có tác dụng thông não đồng bào rất tốt, bao gồm cả mình (đã đọc lại hợp đồng bảo hiểm). Rất nhiều người đã giác ngộ được nhiều cái khi làm việc với nhân viên tư vấn bảo hiểm. Thế nên diễn viên khóc lóc trước quốc dân đồng bào cũng là điều đáng khích lệ.

Nguyễn Thông - Trông người ngó ta

 

Hôm nay 21.04, các báo mậu dịch thông tin về bản dự thảo những lãnh đạo cao cấp xứ này được đề nghị “hưởng” tiêu chuẩn cảnh vệ đặc biệt. Ngoài tứ trụ còn thêm cả người của đảng cầm quyền đang giữ vị trí thường trực ban bí thư.

Dự thảo nêu, chẳng hạn tứ trụ “Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc, chỗ hoạt động; bảo đảm an toàn về đồ dùng, vật phẩm, đồ ăn uống, phương tiện đi lại. Đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường, đi tàu hỏa bằng toa riêng, đi máy bay được dùng chuyên khoang hoặc chuyên cơ.

Thường trực Ban Bí thư sẽ được bố trí sĩ quan bảo vệ tiếp cận, bảo vệ nơi ở, nơi làm việc và khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết”.

Thọ Nguyễn - Câu chuyện cuối tuần: Cái ổ bi

Người ta bảo: Cuộc đời như cái máy, cần phải bôi trơn thì mọi việc mới chạy. Trong thực tế thì cái máy cơ khí nào muốn chạy cũng phải cần ổ bi (còn gọi là vòng bi, tiếng Anh = ball-bearing, tiếng Đức = Kugellager, ông Tây gọi là roulement à billes). Một cái xe máy Honda cần đến cả chục ổ bi các loai.

Hồi những năm 1980-1990, người Việt đi Đông Âu buôn ổ bi về là trúng nhất. Không chỉ hàng triệu chiếc xe máy, xe ô-tô, xe công nông, máy bơm nước v.v… của tư nhân cần nó, mà cả các xí nghiệp quốc doanh cũng phải mua ổ bi qua đường tiểu ngạch này. Nhiều người xây nhà mua đất nhờ buôn ổ bi. Ổ bi lúc đó được đóng thùng gửi về từ Đức, Tiệp, Hung, Ba-lan và nhiều nhất là từ Liên Xô.

Nhiều người không biết rằng ổ bi Liên Xô đa số sản xuất ở Ukraine. Người ta cứ tưởng máy móc và vũ khí viện trợ của Liên Xô là đồ Nga? Ukraine có ngành luyện thép phát triển nên làm rất nhiều đồ cơ khí ‘’Cделано в CCCP“ (made in USSR).

Kim Văn Chính - Tại sao biên chế công an tăng ?

 

Nhiều nước rất giàu có nhưng họ không có chế độ cảnh vệ (bảo vệ gác) đối với các yếu nhân làm hành chính, chính trị ngoài giờ làm việc.

Nước ta đã nghèo, chính quyền và đảng tự xưng là do dân, vì dân... nhưng lại rất sợ nhân dân và thế lực thù địch ám hại, bố trí biên chế cành vệ rất đông.

Chuyện kể của một phó chủ tịch Quốc hội, bà Tòng Thị Phóng cho biết bà có đến 3 cảnh vệ thì phải?

Mai Bá Kiếm - Tiêu chuẩn « ăn theo » vận động viên

 

Trong thời bao cấp về tiêu chuẩn cung ứng lương thực thực, phẩm cho cán bộ công nhân viên ; con cái dưới 18 tuổi và cha mẹ trên 60 tuổi (không hưởng chế độ hưu) mà có trách nhiệm nuôi dưỡng đã được hưởng "suất ăn theo".

Sang thời kinh tế thị trường "suất ăn theo" biến mất, trừ ngành thể dục thể thao mỗi khi thành lập đoàn thể thao Việt Nam đi dự các giải thế giới hay khu vực. Nhưng, nó khác "suất ăn theo" của con nít, người già không lao động được, lãnh đạo ngành thể dục thể thao (từ tổng cục trưởng, vụ trưởng, cán bộ) lại hưởng "suất ăn theo" vào các vận động viên (VĐV) mà mình phải dìu dắt!

Cụ thể, thành phần Đoàn thể thao Việt Nam đi dự SEA Games 32 tại Campuchia đông hơn một tiểu đoàn, gồm 1.003 thành viên. Nhưng trong đó chỉ có 702 VĐV, thành phần "ăn theo" chiếm 30%. Công bằng mà nói, trong 30% đó có huấn luyện viên (HLV) trực tiếp phục vụ VĐV, nên Ban Tổ chức SEA Games 32 không coi họ "ăn theo" mà được "ăn chính thức" miễn phí cùng VĐV.

Quan Thế Dân - Nói thêm về chuyện ông Tuấn “Tim”

 

Ông Tuấn “Tim” ra tòa. Dư luận lại xôn xao lên. Kể cũng lạ. Ngành này tưởng dân tình chán không muốn nói nữa vì quá tệ rồi, ai đời mà cả bộ trưởng lẫn thứ trưởng đều bị bắt vì tham nhũng, thì một giám đốc có là cái gì đâu mà dư luận để ý thế. Vì thế dư luận xôn xao lên là ắt phải có lý do.

Có phóng viên của một báo lớn hỏi cảm nghĩ của tôi về việc này. Tôi bảo tôi chán không muốn nói nữa, vì đã nói hết rồi. Tuy nhiên rồi đọc dư luận trên mạng lại thấy bứt rứt phải ngồi vào viết. Vì nhiều người bên ngoài không nắm được sự việc nhưng bình luận chém đá chặt sắt như đúng rồi, đầy vẻ hả hê. Cũng nhiều bình luận non nớt kiểu “bắt người giỏi chuyên môn đi làm quản lý” để biện minh.

Đầu tiên phải nói rõ về cái nickname “Tuấn Tim”. Xin thưa đấy là cái biệt danh mà giới truyền thông gán ghép cho bác sĩ (Bs) Tuấn, chứ trong ngành chúng tôi chẳng ai gọi như thế cả. Vì trình độ tim mạch như Bs Tuấn trong ngành y cũng không phải quá hiếm để đến độ phải đặt thành biệt hiệu.

Chương trình phát thanh RFI ngày 21.04.2023


 

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (4)

 

Vừa rồi nhà cháu biên cái thực tế rằng ở nhà đất sướng nhất khi trời nồm. Tường đất nền đất hút hết hơi ẩm, nước lặn sâu vào trong đất nên mình không bị cái cảm giác nhớp nháp khó chịu. Nhưng như thế không có nghĩa chẳng bị khổ bởi nồm.

Lứa chúng tôi, thời cả miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong cái không khí “tôi chạy trên miền Bắc/hớn hở giữa mùa xuân/rạo rực muôn màu sắc/náo nức muôn bàn chân” mà sau này mới biết nó chỉ là ảo, mình bị lừa, đã chịu khổ cực thiếu thốn trăm bề. Đói ăn quanh năm, nhưng đói không liên quan đến nồm, không phải do nồm, nên không bàn ở đây. Sự mặc dính tới nồm nhiều nhất, có những chuyện giờ nghĩ lại vẫn kinh.

Cả miền Bắc hồi nửa cuối thập niên 50 tới thập niên 70 chỉ có mỗi nhà máy dệt Nam Định do người Pháp để lại, sau vài năm thì thêm nhà máy dệt 8 tháng 3. Hai nhà máy gánh vác chuyện quần áo vải vóc cho 17 triệu người.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (3)

 

Nhà đất, tường đất, nền đất, mái rạ, hình như thứ vật liệu xây dựng cổ sơ này lại kỵ nồm, không bắt nồm.

Suốt mười mấy năm sống với thày bu trong ngôi nhà như thế ở quê (làng Trà, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Khi những gia đình “có điều kiện” ở nhà xây (hoặc có từ thời Pháp, hoặc nhà cán bộ huyện, cán bộ thành phố, chứ cán bộ xã phần đông vẫn ở nhà đất) kêu như vạc mỗi mùa nồm, thở than khổ nọ khổ kia, thì đám nhà đất vẫn khá ung dung, cứ mặc kệ.

Tường đất, nền đất không bắt nồm, hơi nước bị nó hút hết, trả vào đất. Căn nhà ba gian, thày bu tôi làm từ hồi Pháp chiếm đóng, cửa nẻo tuềnh toàng, ngoài che mưa che nắng thì chỉ phát huy được mỗi giá trị vào cữ nồm.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (2)

 

Nếu như miền Nam chỉ hai mùa mưa nắng (mùa khô và mùa mưa, thời điểm này đang cuối mùa khô) thì miền Bắc đủ cả tứ thời xuân hạ thu đông, thời tiết khác nhau khá rõ rệt.

Chen trong sự phân định bốn mùa ấy, là những mùa nho nhỏ, ví dụ mùa hanh, mùa bão, mùa nồm… Nồm thường bị ngắt quãng chứ không phải liền tù tì một mạch. Chẳng hạn năm nay, dạo sau tết ta đã bị nồm, bẵng đi vài tuần lại nồm nữa, lúc này có vẻ nặng nhất.

Thời tiết do ông trời, không ai cưỡng được, nhưng sự khổ vì thời tiết có liên quan tới chính thể, tới nhà cai trị. Biết bao nhiêu đường lối chính sách của người cộng sản đã khiến con người miền Bắc trở nên đáng thương trong thời tiết. Chả thế mà người ta cười cợt “bắt cửi trần phải cửi trần/cho may ô mới được phần may ô”.

Nguyễn Thông - Chuyện nồm (1)

 

Sài Gòn, năm thứ 49 sau cuộc “bãi bể nương dâu” 1975. Đang cuối mùa khô, sắp vào cữ mưa. Ở miền Bắc thì sắp sang hè. Trời cũng như người, trong cơn chuyển dạ, giao mùa, thường vật vã khó chịu.

Ngó bản thông tin thời tiết hằng ngày cứ tự hiện ra trên điện thoại ma phôn, giật thót cả người. Mấy hôm nay tinh dững 37 - 38 độ C. Lâu nay chỉ ở nhà, nghỉ việc rồi, không phải tới cơ quan cơ kiếc nên nhà cháu diện cởi trần từ sáng sớm tới… sáng sớm hôm sau. Đỡ tốn vải, xà bông, nước, công, điện… nhưng chả bõ với cái nóng.

Nhớ hồi bé, nhà cháu thường nghe cụ thân sinh sau khi kéo xong điếu thuốc lào, ngồi trong cửa sổ ngó ra sân nắng chói chang, ngâm nga “Ai xui con cuốc gọi vào hè/Cái nóng nung người nóng nóng ghê/Ngõ trước vườn sau um những cỏ/Vang phai, thắm nhạt, ngán cho huê”. Cụ rất hay ngâm mấy câu ấy, bởi nó như một lời tâm sự, không chỉ về thời tiết, mà còn về thời cuộc. Nghe mãi thì thuộc, nhưng chả biết thơ của ai.

jeudi 20 avril 2023

Ngô Nhân Dụng - Dominion được 787 triệu đô, Fox News thắng lợi

 

Fox News đã thắng khi ông chủ Rupert Murdoch và những nhà bình luận nổi danh không phải ra trước tòa.

Đầu tháng trước, mục này bàn về vụ Công ty Dominion kiện đài Fox News, đã viết rằng, “Có thể đoán trước, sau phiên tòa bên thua sẽ kháng án, kết quả ở tòa phúc thẩm cũng sẽ bị kháng án, sau cùng sẽ đưa vụ kiện lên Tối cao Pháp viện.”

Câu “tiên đoán” trên trật lất: Không có phiên tòa nào xử cả. Công ty Fox News đã thỏa hiệp, bồi thường cho Dominion $787,5 triệu đô la. Đây là số tiền bồi thường lớn nhất trong lịch sử phạt một cơ sở truyền thông vì loan tin sai lạc. Ký giả Philip Bump trên báo The Washington Post đã tính thử: Nếu mỗi nửa phút quảng cáo trên đài Fox phải trả $76.000 thì cần 10.362 lần quảng cáo mới thâu đủ $787.500,000 đô la! Nếu đếm số tiền đó, dùng toàn giấy $1 thì thể tích đống giấy bạc này lớn bằng số thép dùng trong Tháp Eiffel ở Paris!

Phạm Lan Phương - Lời kêu cứu bị chối từ

Không giống với những người trẻ chọn ra đi bất thần để lại người thương yêu bàng hoàng không hiểu lý do, bạn nữ sinh lớp 10 ở Nghệ An đã cầu cứu và nói về những gì xảy ra với em trước khi em chọn từ bỏ cuộc sống.

Em lên trường xin chuyển lớp. Hiệu trưởng nói em chỉ lên một mình không có phụ huynh.

Em nói mẹ đi xin chuyển lớp. Mẹ lên gặp hiệu trưởng một lần, gặp giáo viên quốc phòng lần sau (vì không gặp hiệu trưởng).

Cao Vy Vy - Bạo lực học đường, đoạn trường ai có qua cầu mới hay

 

Những ngày này, mạng xã hội đang rúng động bởi câu chuyện về em Y.N., sinh năm 2007, học THPT Chuyên của Đại học Vinh, đã treo cổ tự tử tại nhà riêng vì bạo lực học đường.

Tôi theo dõi những tin tức về em, càng đọc thì càng rùng mình vì sợ, vì chỉ mới cách đây vài tháng thôi, con tôi cũng từng là nạn nhân của bạo lực học đường. Câu chuyện của em Y.N. và câu chuyện của con tôi có nhiều điểm tương đồng đến lạ kỳ, làm tôi không khỏi tự hỏi phải chăng những câu chuyện đau lòng thế này là câu chuyện của rất nhiều em học sinh khác, chỉ là có dịp phơi bày hay chưa mà thôi.

Năm lớp 6, con tôi học ở một trường quận 4. Thầy cô và bạn bè ở đây rất ổn, nhưng vì không theo kịp chương trình Tích hợp mà trường lại từ chối cho chuyển sang lớp thường, tôi và con quyết định chuyển sang L.Q.Đ, một trường chuyên ở quận 3, Tp. HCM, từ học kỳ II năm lớp 6.

Hoàng Nguyên Vũ - Cái chết của nữ sinh có đủ thức tỉnh được sự lạnh lùng tàn nhẫn của các thầy cô ?

Tôi đã cố kìm nén cho đến hết chiều nay, sau kết quả buổi họp báo của trường để nắm thêm thông tin về cái chết của nữ sinh lớp 10A15, trường chuyên đại học Vinh (Nghệ An).

Trên các trang báo khá thận trọng những ngày qua, cái chính vẫn là thông tin một nữ sinh treo cổ tự vẫn. Dù gia đình em có lên tiếng trên mạng xã hội nhưng vẫn chỉ là thông tin một chiều dẫu ai cũng biết, họ không thể tự bịa đặt lý do về cái chết của con cháu họ.

Hôm nay, sau cuộc họp báo, các thông tin tôi lọc ra được là như thế này:

Chương trình phát thanh RFI ngày 20.04.2023


 

Hoàng Quốc Dũng - Tốn kém phát khùng, chỉ tại thằng khùng !

 

Chiến tranh là điều tệ hại nhất cho con người, và chẳng có chi tiêu nào tốn kém bằng chi tiêu cho chiến tranh.

Của cải vật chất do nhân loại tạo ra, nếu được phục vụ cho các mục tiêu y tế, giáo dục, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật thì đương nhiên là có lợi hơn cho con người.

Tuy nhiên, con người từ khai sinh lập địa đến nay, cứ chìm đắm trong chiến tranh. Và theo hiểu biết rất hạn hẹp của tôi, bất hạnh thay, chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt, nó chỉ thay đổi ở hình thức, quy mô và địa điểm.