mardi 15 janvier 2019

Minh Uyên - Lộc Hưng, trăm nghe không bằng một thấy



Vì một khách hủy hẹn nên tôi quyết định qua Lộc Hưng một chuyến, cũng may có một đứa em quen từ bên Nhật cũng chưa đi nên hai chị em hẹn nhau đi.

Trên đường, chúng tôi kể về những kỷ niệm cùng nhau khi em còn ở Nhật, câu chuyện có lẽ hơi nhạy cảm, đánh động đến nhân vật thứ ba trong xe - anh tài xế. Cho nên khi tới vườn rau là anh ấy bảo tụi tui xuống ngay, ảnh nói ảnh phải đi đón khách...

Hai chị em vừa bước xuống xe, cảnh tượng và cảm xúc khó tả.

Vũ Kim Hạnh - Quên một ngày trọng đại



(VnExpress 15/01/2019) Năm ngày trước hôm 14/1/2019 - ngày Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hiệu lực tại Việt Nam - tôi vào xem trang web về hiệp định này của Canada. Các bạn nhớ không, cái lần ông thủ tướng điển trai của họ né cuộc họp về CPTPP tại Đà Nẵng tháng 11 năm 2017 được bình luận xôn xao trên mạng?

Nhưng nay, trên cổng thông tin nước này nêu câu hỏi to đùng: đâu là những lợi ích mà CPTPP mang lại cho mỗi người Canada? Và họ sử dụng mọi loại hình truyền thông lôi kéo sự chú ý của công chúng để quảng bá về hiệp định.

Rồi tôi lội vào trang web của Bộ Công Thương Việt Nam, thấy tin bài nổi bật nhất là thư xin lỗi của bộ trưởng về việc sử dụng xe biển xanh. Kế đó là tin hoạt động của các công ty, tập đoàn quốc doanh do bộ quản, xong tới tin thị trường Tết. Còn về CPTPP? Chỉ có một cửa sổ nhỏ, mở ra thì thật hẻo và lạnh, một văn bản nguội ngắt về hiệp định, không có nhiều thông tin thiết thực với doanh nghiệp... Tôi đã nghĩ: "Trời, mà chỉ còn có 5 ngày...".

Lưu Trọng Văn - Sự rung chuyển ngai vàng-thể chế ở đâu?



Hiệp định CPTPP hôm nay chính thức có hiệu lực ở Việt Nam. Với gã hôm nay là một ngày lịch sử.

Điều gã quan tâm nhất đối với hiện tình của đất nước là Luật chơi. Bao khốn khổ cho Dân gã và Nước gã cả ngàn năm nay là thiếu vắng những Luật chơi công bằng, minh bạch và đặt các giá trị Nhân văn, Nhân quyền làm các giá trị cốt lõi.

Kinh tế Nước gã đã sang trang mới khi bãi bỏ Luật chơi một cửa với đủ các loại khốn- khốn khổ, khốn nạn, khốn cùng.

Chiến hạm Mỹ qua Hoàng Sa : Hà Nội tranh thủ nhưng vẫn ngại Bắc Kinh

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ

Tờ South China Morning Post hôm 14/01/2019 có bài viết mang tựa đề « Việt Nam có nguy cơ chọc giận Trung Quốc khi lợi dụng việc Hoa Kỳ thực thi tự do hàng hải để nhấn mạnh yêu sách ở Biển Đông ». Nhật báo Hồng Kông (bị tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mua lại năm 2016) nhận định Hà Nội vẫn thường giữ thăng bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên chuyến tuần tra qua Hoàng Sa của khu trục hạm Mỹ USS McCampbell là một cơ hội quá đẹp không thể bỏ lỡ.

Trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh chấp về thương mại và địa chính trị, Việt Nam vẫn đi dây trên một Biển Đông đầy bão tố. Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington, nhưng tránh không làm Bắc Kinh phật ý.

Vừa rồi nhân dịp chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa, Hà Nội không chỉ ủng hộ đồng minh phương Tây, mà còn tái khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế ».

lundi 14 janvier 2019

Venezuela: Chủ tịch Quốc hội được thả sau khi bị an ninh bắt cóc

Ông Juan Guaido, chủ tịch Quốc hội Venezuela tham dự biểu tình ở La Guaira ngày 13/01/2019.

Tại Venezuela, chủ tịch Quốc hội Juan Guaido đã bị cơ quan an ninh quốc nội (SEBIN) bắt giữ khoảng một tiếng đồng hồ vào hôm qua 13/01/2019. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tố cáo vụ bắt giữ « tùy tiện » này, trong khi đó chính quyền Caracas rũ bỏ mọi trách nhiệm. Quốc hội là định chế duy nhất ở Venezuela do đối lập nắm giữ.

Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Delille cho biết thêm chi tiết :

« Chủ tịch Quốc hội Juan Guaido đã bị bắt vào buổi trưa trên xa lộ. Khi đang trên đường ra sân bay để dự một cuộc mít-tinh, những người che mặt bỗng xuất hiện, buộc ông Guaido ra khỏi xe và bắt đi. Tuy nhiên, ông chỉ bị giữ lại có một tiếng đồng hồ. 

Ngoại thương sụt mạnh, khiến Bắc Kinh thêm khó khi đàm phán với Mỹ

Đậu nành Mỹ nhập về cảng Nam Thông (Nantong) tỉnh Giang Tô (Jiangsu) ngày 04/04/2018.

Theo số liệu được công bố hôm nay 04/01/2019, tuy thặng dư thương mại với Hoa Kỳ đạt kỷ lục vào năm ngoái, nhưng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm hẳn trong tháng 12/2018. Tình hình này cho thấy nền kinh tế thứ nhì thế giới đang chao đảo do cuộc thương chiến Mỹ-Trung, gây thêm áp lực trong cuộc đàm phán thương mại của Bắc Kinh với Washington. 

Bloomberg cho biết xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 12/2018 sụt mất 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tệ hại nhất kể từ 2016. Bối cảnh u ám này gây thêm khó khăn cho các nhà đàm phán Bắc Kinh, đang tìm kiếm một thỏa thuận với chính quyền Donald Trump để thoát khỏi ngõ cụt hiện nay.

Nhập khẩu của Trung Quốc giảm đến 7,6%, cũng tồi tệ nhất kể từ năm 2016, cho thấy nhu cầu tiêu thụ trong nước đã chậm lại.

Thủ tướng Anh cảnh báo « thảm họa » nếu Hạ Viện bác thỏa thuận với EU

Một biểu ngữ chống Brexit được giăng trước Hạ viện Anh ngày 14/01/2019.

Hôm nay 14/01/2019 thủ tướng Anh Theresa May một lần nữa thúc giục các dân biểu thông qua thỏa thuận Brexit đã thương lượng với Liên hiệp Châu Âu (EU), nếu không đất nước có thể rơi vào tình trạng « thảm họa ». 

Theo bà May, ngày mai 15/01, nếu Hạ viện bác bỏ văn bản - vốn rất vất vả mới đạt được với châu Âu - nước Anh có nguy cơ ra khỏi Liên hiệp Châu Âu mà không có thỏa thuận nào, đồng thời không tôn trọng nền dân chủ vì đa số đã bỏ phiếu cho Brexit.

Tin vắn 14.01.2019


Cứu hộ trong vụ chìm phà Sewol năm 2014.

(AFP) – Hàn Quốc : Những người sống sót trong vụ chìm phà Sewol được bồi thường

Tư pháp Hàn Quốc hôm nay 14/01/2019 ra lệnh cho chính phủ và công ty Cheonghaejin Marine bồi thường 80 triệu won (62.000 euro) cho từng người trong số 20 người sống sót trong tai nạn chìm phà Sewol làm 304 người chết cách đây 5 năm. Khoảng 60 thân nhân các nạn nhân có đưa đơn kiện cũng được bồi thường mỗi người 32 triệu won.

Nguyễn Công Khế - Ly Rượu Mừng cho Dòng Mến và Nhà thờ Thủ Thiêm


Dòng Mến Thánh Giá và Nhà thờ Thủ Thiêm có từ thế kỷ 19.

Tôi biết trước đây có nhiều báo chính thống cũng ngại đưa vấn đề di dời Dòng Mến Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm, cũng như một số cơ sở Tôn giáo khác nằm trong diện giải tỏa ở khu Đô thị này. Cái tâm lý bị đặt vào vùng cấm đối với một số vấn đề như Thủ Thiêm, nó đã làm cho tính chiến đấu của báo chính thống tụt lại phía sau so với các phương tiện truyền thông xã hội khác một khoảng cách khá xa.

Ta nên tháo gỡ những vấn đề nhạy cảm như thế này. Đó là vì hơn ai hết, các nhà báo và các Tổng biên tập các báo chính thống hiểu rõ hơn ai hết sự tác động xã hội về các đề tài nhạy cảm với người đọc. Cho nên càng phải mạnh dạn đưa lên mặt báo để báo động, không chỉ với người đọc bình thường mà còn quan trọng hơn là đưa thông tin đến cho các cấp chính quyền và các cơ quan chỉ đạo của Đảng.

dimanche 13 janvier 2019

Ngọc Vinh - Chuyện thầy dùi



Như vậy là nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng tu Mến Thánh giá Thủ Thiêm đã được Thành ủy TP HCM bỏ phiếu tán thành giữ lại. Đây là một tin vui không chỉ với riêng hai cơ sở tôn giáo này, mà còn cho những ai quan tâm đến số phận của vùng đất Thủ Thiêm cùng những đồng bào của nó.

Tin vui này cũng cho thấy sự biết lắng nghe của chính quyền TPHCM trước sự góp ý của cộng đồng- nhất là cộng đồng mạng xã hội. Lần quy hoạch trước đó, cũng chính Thành ủy TPHCM giơ tay đồng ý phá bỏ hai cơ sở tôn giáo này. Theo tôi cũng là do các thầy dùi chuyên môn đưa ra lý do xác đáng thường nghe quen tai: "Chúng không có giá trị kiến trúc."

Đoàn Bảo Châu - Sự lừa dối có hệ thống



Luật đất đai về sở hữu "toàn dân" là một cái luật khốn nạn, bất nhân, rừng rú. Chính vì cái luật này mà những người dân đang sống yên ổn trên mảnh đất, trong ngôi nhà của mình một ngày nào đấy có thể lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, bơ vơ và uất hận cho đến chết. 

Chỉ cần doanh nghiệp nào đấy thấy một mảnh đất ngon, câu kết với chính quyền vẽ ra dự án, cố tình vẽ ra vài tiêu chí có vẻ phù hợp với chủ trương chung là có thể hất những người dân ra khỏi chính ngôi nhà, mảnh đất của họ. Bởi người dân không có quyền sở hữu mảnh đất họ sống, chỉ là có quyền sử dụng đất nên một vài cái công văn, quyết định là có thể cưỡng chế, bắt buộc người dân cầm đồng tiền "đền bù" rẻ mạt để bắt đầu cuộc sống vô gia cư. 

Một dự án lưu manh được dựng lên, sau khi đá người dân ra khỏi mảnh đất của họ thì nó thuộc về ai? Nó vẫn thuộc về "toàn dân" về mặt lý thuyết, nhưng thực chất là nó thuộc về thằng chủ dự án, bởi nó có thể bán lại cho khách hàng. Thuộc về toàn dân nhưng dân chân đất mắt toét có thể đặt chân vào được không? Tất nhiên là không. Vào là chúng nó đánh cho vỡ đầu nhập viện ngay. 

Nếu kéo thêm 2 tuần, thiệt hại từ shutdown sẽ bằng giá bức tường Trump

"800.000 người không lương" - một trong những biểu ngữ nói lên hiện trạng trong cuộc biểu tình đòi kết thúc shutdown tại Washington, ngày 10/01/2019.

Vụ « shutdown » (chính phủ đóng cửa) dài nhất trong lịch sử Mỹ cho đến hôm nay 13/01/2019 ngày càng tỏ ra đe dọa cho tăng trưởng của nền kinh tế đứng đầu thế giới. Nếu kéo dài thêm hai tuần nữa, tình trạng shutdown sẽ gây thiệt hại cho Hoa Kỳ tương đương với bức tường trị giá 5,7 tỉ đô la, mà tổng thống Donald Trump đòi hỏi và phe Dân Chủ từ chối.
Hầu hết các vụ shutdown trước đây (từ 1976 đến nay tổng cộng 21 vụ) đều ngắn, khó gây tác động. Nhưng lần này chính quyền liên bang đã đóng cửa suốt ba tuần qua. Theo bà Bett Ann Bovino, kinh tế gia trưởng của S & P Global Ratings, thiệt hại đã lên đến 1,2 tỉ đô la một tuần, với một phần tư công chức liên bang (800.000 người) phải nghỉ việc.

Không có tiền xây tường, ông Trump từ chối thông qua ngân sách chính phủ liên bang. Tình hình hiện nay hầu như trong ngõ cụt.

Pháp : Bốn người chết, 51 bị thương trong vụ nổ ở trung tâm Paris

Lực lượng cứu hỏa được gọi đến số 6 đường Trévise, Paris sáng 12/01/2019 vì khí đốt bị rò rỉ, sau đó vụ nổ đã xảy ra.

Hôm nay 13/01/2019 Viện Công tố Paris loan báo đã tìm thấy xác một phụ nữ dưới tòa nhà bị nổ, có thể do rò rỉ khí đốt, tại trung tâm Paris hôm thứ Bảy. Như vậy tổng số nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn này là 4 người, và có 51 người khác bị thương.

Đây là người cư ngụ tại căn hộ ngay trên địa điểm bị phát nổ, đã mất tích từ hôm qua và được 55 lính cứu hỏa cùng với chó nghiệp vụ tìm kiếm suốt đêm. Hôm qua cơ quan chức năng thông báo có hai người lính cứu hỏa (27 và 28 tuổi), một nữ du khách Tây Ban Nha bị chết và 51 người bị thương trong đó có 10 người bị thương nặng. Khoảng 150 cư dân đã được sơ tán.

Serbia : Biểu tình chống chính phủ bước sang tuần thứ sáu

Khoàng 12.000 người Serbia xuống đường hôm 12/01/2019 đòi hỏi tự do báo chí và chấm dứt đàn áp đối lập.

Khoảng 12.000 người hôm qua 12/01/2019 đã tập hợp lại ở Beograd để phản đối chính sách của tổng thống Aleksandar Vucic và chính phủ Serbia. Từ một tháng rưỡi qua, cứ mỗi thứ Bảy, hàng ngàn người dân bất bình với chính quyền lại biểu tình ở trung tâm thủ đô Beograd.

Từ Beograd, thông tín viên RFI Laurent Rouy tường trình :

« Phong trào phản kháng nổi lên vào đầu tháng 12 năm ngoái, sau khi một nhà đối lập với tổng thống Vucic bị tấn công bằng gậy sắt. Người biểu tình cũng yêu cầu phải làm rõ vụ ám sát nhà đối lập Oliver Ivanovic cách đây một năm, và việc sử dụng bạo lực đàn áp các nhà báo.

samedi 12 janvier 2019

Ngô Nhân Dụng - Kim Bình Trump




(NgườiViệt 08/01/2019) Trong khi Tổng Thống Mỹ Donald Trump đang lo xây bức trường thành bảo vệ biên giới phía Mexico ngăn chặn hàng ngàn di dân từ Trung Mỹ chạy lên và thương thuyết với đảng Dân Chủ để mở cửa chính phủ, thì chính phủ Mỹ cũng đang lo hai việc ngoại giao: Tiếp tục thương thuyết với Bắc Kinh để giảm bớt cuộc chiến tranh thương mại, đồng thời chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ 2019 giữa ông Trump và nhà độc tài đỏ Bắc Hàn.

Đúng lúc đó, Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Jong Un đi xe lửa qua đêm tới Bắc Kinh theo lời mời của Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến đi kéo dài bốn ngày, cho thấy đây không phải là một cuộc gặp gỡ xã giao. Kim Jong Un chắc không bao giờ nghĩ đến chuyện xã giao; mặc dù tới gặp Bình đúng ngày sinh nhật 35 tuổi!

Kim lên nắm quyền suốt sáu năm mà không qua trình diện Bình, cho đến Tháng Ba năm ngoái, trước khi gặp Trump. Sau khi gặp Trump ở Singapore, Kim qua Bắc Kinh ngay, từ đó tới nay đây là lần thứ tư trong 10 tháng. Có lẽ chàng Kim muốn vấn kế đàn anh Trung Cộng sẽ làm gì khi gặp Trump trong tháng tới, cho đúng tình thầy trò. Nhưng chắc chắn Kim gặp Bình để xin ủng hộ cho vững tâm trước khi đi kỳ kèo mặc cả với Trump.

Ngô Thị Kim Cúc - Không có Tết với người dân Lộc Hưng vong gia thất thổ



Những hình ảnh trên mạng xã hội giúp những người quan tâm tới việc “cưỡng chế” ở vườn rau Lộc Hưng- Tân Bình- Tp Hồ Chí Minh hình dung được chuyện gì đang xảy ra ở đó. Nó chẳng có gì khác so với những tỉnh vùng sâu vùng xa, nơi nhà cầm quyền toàn quyền làm tất cả những gì mình muốn, để thực hiện trót lọt những vụ việc sẽ được tính vào “thành tích” cuối năm.

“Thành tích” ở Lộc Hưng là nhà cầm quyền quận Tân Bình đã “cưỡng chế” thành công những nhà dân làm trên khu đất vườn rau Lộc Hưng, biến họ thành những kẻ vong gia thất thổ. Tiến trình việc cưỡng chế không có gì mới: người nhà nước bao vây, chốt chặn ở các ngả đường, để xe chuyên dụng có thể dễ dàng phá sập những căn nhà của người nghèo xây cất một cách không quá kiên cố.

Hoàng Hải Vân - Về vụ cưỡng chế ở Vườn rau Lộc Hưng



Cưỡng chế 112 căn nhà của dân ngay tại một thành phố lớn nhất nước là chuyện to đùng. Nhưng đáng buồn là đọc thông tin trên báo chí chính thống người ta chỉ thấy cùng một giọng, thậm chí có nhiều câu giống nhau. 

Tôi chưa nói báo đăng đúng hay sai, nhưng một vụ to như vậy, làm báo có nghiệp vụ phải tự mình tiếp cận sự thật. Nó ngay ở Sài Gòn chứ có xa xăm gì đâu. Việc đưa tin một chiều của báo chí chính thống chỉ có hại chứ chẳng có lợi gì cho chế độ, vì nó “kích ngòi” cho báo chí tiếng Việt ở nước ngoài và mạng xã hội đàm luận, sự đàm luận có nhiều mục đích khác nhau. 

Chớ có đem “thế lực thù địch”, đem “bọn phản động” lợi dụng chống phá chính quyền ra hù dọa để biến sự kiện này thành "nhạy cảm". Chẳng có “thế lực thù địch” nào, chẳng có “bọn phản động” nào có thể lợi dụng chống phá chính quyền nếu như hành vi của chính quyền là minh bạch chỉ vì lợi ích của nhân dân. Còn việc bịa đặt để chống phá thì chỉ có thể đáp trả lại bằng lẽ phải và thông tin trung thực.

Dương Quốc Chính - Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía Công giáo im lặng



Việc "mượn" đất sau năm 54 ở Hà Nội và sau 75 ở Sài Gòn là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở Hà Nội, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. 

Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và nhà nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh...là những biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia năm xẻ bảy như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.

Vấn đề éo le nhất là với những gia đình giàu có ở Hà Nội, không có nợ máu, thậm chí có công với chế độ mới. Có gia đình đại trí thức, quan to triều đình, có nhiều biệt thự lớn hiến cho nhà nước, rồi được nhà nước "cho mượn" lại nhà của chính mình để ở, hiện khu đất đó vẫn thuộc diện "trung ương quản lý". 

Tâm Chánh - Báo chí im re, báo chí chia rẽ hay là báo chí cách mạng ?



Báo chí cách mạng đã im re trong những ngày Lộc Hưng đổ nát. Cũng chính bằng cái cách im re với sự hoang tàn trong gần 20 năm của Thủ Thiêm. 

Có thể cũng từ nhận định, rằng thực tế phức tạp, nhạy cảm, của các ban biên tập.

Thôi, chuyện Thủ Thiêm còn chờ phân tích, kiểm điểm, xử lý. Nhưng hiện thực ràng ràng như một nỗi ô nhục, đến tiếng kêu đau cũng không mở miệng được thì tội tình Thủ Thiêm có hay không trách nhiệm của báo chí cách mạng?

Tiếng kêu ấy một lần nữa được nghe thấy nhưng báo chí chần chừ, do dự ở Lộc Hưng. 

Tuyên bố của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Công khai đối thoại với người dân càng sớm càng tốt sau chiến dịch triệt hạ vườn rau Lộc Hưng



Trong hai ngày 4 và 8-1, chính quyền quận Tân Bình thực hiện chiến dịch triệt hạ nhà cửa của 112 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, được cho là xây dựng “trái phép”. 

Việc cưỡng chế nhà cửa được tiến hành gấp rút, đẩy hàng trăm người dân vào cảnh “vong gia thất thổ” trong khi chỉ còn hơn ba tuần là đến tết cổ truyền của dân tộc, gây một chấn động lớn trong dư luận. Đó là một hành động vô cảm – hơn nữa, tàn nhẫn.